Hiểu biết của tôi về tu luyện trong giai đoạn Chính Pháp



Tác giả: Huệ Liên

[Chanhkien.org] Vào đầu năm nay, một góc độ khác của sự đàn áp xảy ra trong vùng và làm ảnh hưởng rất tệ cho sự phân phối công việc chứng thực Pháp. Một trong những nguyên nhân gây ra việc này là chúng ta không hiểu thấu con đường tu luyện trong Pháp.

Sư phụ nói: “Giảng tới đây, tôi muốn nhắc lại về phương thức tu luyện của các đệ tử Đại Pháp. Thực ra tôi vẫn luôn giảng cho mọi người rằng, tu luyện của các đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay là một loại phương thức tu luyện ‘Đại Đạo vô hình’. Mỗi người đều ở trong xã hội người thường, mỗi người đều có công tác khác nhau trong xã hội, mỗi người đều ở các giai tầng khác nhau trong xã hội, mỗi người đều có nghề nghiệp khác nhau, mỗi người đều có tình huống khác nhau của mình, nói cách khác, đều hoàn toàn ở trong xã hội, không có tu luyện [theo] hình thức nào cả. Tôi nhớ rằng trong một Pháp hội có học viên viết giấy hỏi: ‘Thưa Sư phụ, chúng ta có phải là theo hình [thức] ‘vô hình’ không?’ “Vô hình” cũng là một hình [thức]. Tôi thấy rằng mọi người cũng đã có thể nghĩ đến điểm này. (cười) Thực ra, mọi người hãy nghĩ xem, “vô” là gì? Trước đây tôi giảng rồi, giảng rằng “không” mà con người nhận thức là không tồn tại gì cả; cũng có người giảng “vô” là không có gì cả; nếu “vô” quả thực là không có gì nữa thì bản thân cái “vô” ấy là gì đây? “Không” là không còn gì nữa thì bản thân cái “không” ấy là gì? Nếu quả thực không có gì tồn tại nữa thì ngay cả khái niệm danh từ cũng sẽ không có nữa. Nói cách khác, tu luyện ‘Đại Đạo vô hình’ thực ra cũng là một hình thức chủng loại ‘vô hình’ vậy. ” Giảng pháp tại pháp hội thành phố Los Angeles 2006.

Hiểu biết của tôi về đoạn giảng trên là có rất nhiều văn hóa, nghề nghiệp trong xã hội, và những cái đó là những con đường trong vũ trụ bao la trong tất cả các tầng lớp khác nhau và nhiều không gian vẫn giữ liên lạc với nhau. Những không gian đó chuyển động lên xuống phù hợp với biểu lộ của Pháp tại xã hội chúng ta lại có các dạng khác. Không cần biết Sư Phụ của chúng ta chọn hình thức tu luyện nào, tất cả chúng ta có thể thăng lên dưới sự chỉ đạo của Đại Pháp:Sự nâng cao của kỹ thuật trong âm nhạc, nghệ thuật, và khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên mọi thứ là do Sư Phụ chọn bao gồm cả tiến trình Chính Pháp, và Sư phụ đã chọn đại đạo vô hình. Học viên đến từ các hoàn cảnh khác nhau. Tất cả đều thuận tiện trong hoàn cảnh riêng của họ để tu luyện, chứng thực Đại Pháp, và cứu độ chúng sinh. Thực ra, Đại pháp nhận ra tất cả chúng sinh trong bầu trời khổng lồ và trong nhiều không gian khác nhau và Hồng Pháp; đó có nghĩa là cứu độ tất cả chúng sinh. Con đường trở thành thần của mỗi đệ tử Đại Pháp là phù hợp với cuộc sống của nhiều hệ thống khác nhau. Bây giờ chúng ta đã biết Đại Pháp uyên thâm ra sao. Sứ mệnh và trách nhiệm của mỗi đệ tử Đại Pháp mang theo là to lớn như công đức vĩ đại mà họ sẽ tích lũy được. Những gì mà đệ tử Đại Pháp đạt được thật là vĩ đại, và được trở về vương quốc của mình. Quan trọng hơn nữa là đệ tử Đại Pháp trong thời gian chính Pháp hiện diện khi Sư Phụ chính pháp vũ trụ và họ là những sinh mệnh vĩ đại trong mắt của Thần.

Tại Pháp hội Los Angeles năm 2006, Sư Phụ giảng: Tất nhiên, tôi không thể lưu lại cho nhân loại [tất cả] các loại hình thức biểu hiện của họ trong xã hội nhân loại; [được] cứu độ là chúng sinh trong các thể hệ ấy. Bởi vì bất kể điều gì [khi] đã đến chỗ con người đây, thì do quan hệ của tầng thứ, đều biến thành rất không tốt, cũng đều biến thành rất thấp kém; tất nhiên Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp cũng không thể chứng thực cho bản thân các hình thức thấp kém như thế.”

Sự hiểu biết của tôi về lời giảng trên của Sư Phụ là gia đình, nơi làm việc, hoàn cảnh xã hội và mọi sinh hoạt bình thường trong đời sống hằng ngày tất cả là môi trường cho đệ tử Đại Pháp nâng cao. Chúng ta không thể cắt đứt quan hệ với xã hội người thường, và chúng ta cần phải làm người tốt trong bất cứ hoàn cảnh nào; đó cũng là con đường mà tất cả đệ tử Đại Pháp đi qua. Tất cả mọi việc phải hoàn tất tốt nhưng không quá mức; nếu không thì chúng ta sẽ đi vào cực đoan và đó cũng là chấp chước.

Nhìn vào nhiều phương cách, chúng ta có thể tỉnh táo lựa chọn và dùng nó một cách công hiệu. Chúng ta cũng không thể dựa vào cách của người thường trong xã hội hoặc chú trọng theo những phương cách riêng, nếu không chúng ta kết thúc với chứng thực phương pháp làm việc của mình thay vì dùng chúng để nâng cao. Nếu chúng ta không thể giữ vững theo đại đạo vô hình, chúng ta sẽ tạo ra rất nhiều khái niệm của người thường ảnh hưởng đến chứng thực pháp và tạo nhiều mất mát trong chính pháp. Lấy ví dụ chúng ta cố gắng làm tốt ba việc tại địa phương và dùng cách nói chuyện giữa nhiều thành phố, quận huyện và thị trấn. Bình thường đây là điều tốt, nhưng trong lúc thực hiện chúng ta vô ý đem những cách thức của người thường vào, phong cách lãnh đạo xuất phát từ văn hóa Đảng, và nhiều thứ thói quen xấu và các chấp chước.

Sự Phụ giảng: “Không có danh tiếng, tư lợi, hoặc địa vị danh xưng nào trong Đại Pháp, nhưng chỉ có tu luyện. ” Tuy thế, nhiều học viên đã nhận lấy vị trí trách nhiệm, cảm thấy như lãnh đạo và cố gắng củng cố quyền lực và vai trò lãnh đạo của mình. Cho nên xảy ra xung đột với những học viên có ý kiến khác với họ vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sắp xếp công việc của nguyên một tổng thể.

Thật ra, thân không muốn có nhiều hình thức nhưng dùng tất cả hình thức để giúp chúng ta nâng cao. “ không kể các hình thức bề ngoài mà chỉ nhìn vào tâm của con người” trong tinh tấn yếu chỉ. Khi tâm tính được nâng cao, đó là nền tảng chủ yếu nhất. Giảng pháp tại pháp hội gặp mặt với đệ tử ở Châu Á thái bình dương, Sư Phụ giảng:“có rất nhiều nhân tố trong nhiều hình thức ảnh hưởng đến sự thăng tiến của đệ tử. ”Bất cứ cái gì có hình thức bên ngoài có thể để lại cho chúng ta một chấp chước; cho nên, chúng ta cần làm cho tốt “ba việc” mà Sư Phụ yêu cầu, kịp với yêu cầu của chính pháp, và đi cho tốt trên con đường trở thành thần “ Đại Đạo vô hình. ”

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/4/10/43223.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4497



Ngày đăng: 17-05-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.