Quan điểm của người tu luyện về khổ nhục



[Chanhkien.org] Sự khổ nhục có nghĩa là một khảo nghiệm lớn, một thảm trạng, sự can nhiễu của tà ác, bệnh tật hay sự đau đớn về thể xác. Trong Hán ngữ, chữ khổ nhục này có nghĩa là “khó khăn”. Nhưng mọi việc có dễ dàng hay không còn tùy thuộc vào thái độ của mỗi người. Không có tiêu chuẩn rõ ràng nào về vấn đề này.

Mỗi người có một cách đối phó khác nhau và kết quả cũng hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào từng người, từng nơi, từng lúc và nhiều yếu tố khác. Cho ví dụ như “bay lên trời”. Tùy thuộc vào thời gian và nơi chốn, sự việc này xảy ra đều khác nhau. Thời xa xưa, những người tu luyện hay có võ công cao siêu có thể bay lên trên không trung hay lặn xuống đất. Trong thời cận đại, thì có Neil Armstrong đã “có một bước nhảy vọt trong nhân loại”. Kể từ khi Armstrong đặt chân lên mặt trăng, có rất nhiều phi hành gia khác đã bay vào vũ trụ. Ngày nay, còn có người đã mua vé đi du hành vào vũ trụ. Không bao lâu nữa thì vấn đề “bay lên trời” không còn là thần thoại nữa.

Thật ra, điều nan giải nhất trong đời sống là buông bỏ. Cần buông bỏ cái gì? Khi nào thì buông bỏ? Làm thế nào để buông bỏ? Thật không dễ để thật sự hiểu làm sao để buông bỏ. Muốn đạt được sự buông bỏ hoàn toàn trong tâm đòi hỏi nhiều nỗ lực và trí huệ. Thông thường, với một tâm ý tìm cầu, chúng ta nỗ lực để đạt được nhiều thứ, nhưng kết quả lại là số không. Với tâm trí không tìm cầu, thì mọi thứ lại hiển hiện trước mặt chúng ta. Buông bỏ không có nghĩa là bỏ mất hết mọi thứ. Thật ra lại là đạt được nhiều thứ khi chúng ta thật sự hiểu rõ được ý nghĩa của buông bỏ. Sư phụ dạy rằng “Tuy nhiên, tu luyện tinh tấn có được là từ buông bỏ, không phải là từ sự kiếm được” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002).

Tôi thật sự hiểu được yếu tố quan trọng nhất trong tu luyện trong thời Chính Pháp là để có được một chủ ý thức mạnh mẽ. Tu luyện thật sự chính là “Khi không thể chịu đựng nổi, nên cố gắng chịu đựng. Khi gặp bế tắc, hay quá khó khăn không vượt qua nổi, cứ cố gắng lên và xem thử mình làm có được không” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng Thứ Chín). Chỉ có một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, mới có thể tôi luyện được con người, sẽ làm cho những ý tưởng xấu được biến mất và làm cho người đó tiếp tục thăng tiến lên cao hơn. Chịu đựng khó nhọc về thân thể không khó, cái khó là tu luyện tâm trí của mình.

Không có mùa đông lạnh lẽo, u ám, thì chúng ta không thấy cái đẹp bát ngát của hoa mận nở. Một con thuyền vượt trùng dương không để lại dấu tích. Tất cả chúng ta hãy trân qúy mỗi một giây phút mà chúng ta đang có ngay bây giờ và làm tốt “ba việc” mà chúng ta cần phải làm trong thời Chính Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/3/16/31561
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/4/11/2900.html



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.