Giải mã văn hóa | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 14 Jul 2024 03:05:56 +0000en-UShourly1Loạt bài: Mạn đàm văn hóa Trung Hoahttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-man-dam-van-hoa-trung-hoa.htmlSun, 07 Mar 2021 21:02:26 +0000https://chanhkien.org/?p=27243Tác giả: Chính Dương [Chanhkien.org]   Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (1): Tìm hiểu «Liêu Trai Chí Dị» Mạn đàm văn hoá Trung Hoa (2): Nói về Lỗ Tấn Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (3): Đạo và thuật

The post Loạt bài: Mạn đàm văn hóa Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Dương

[Chanhkien.org]

 

Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (1): Tìm hiểu «Liêu Trai Chí Dị»

Mạn đàm văn hoá Trung Hoa (2): Nói về Lỗ Tấn

Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (3): Đạo và thuật

The post Loạt bài: Mạn đàm văn hóa Trung Hoa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (3): Đạo và thuậthttps://chanhkien.org/2014/09/man-dam-van-hoa-trung-hoa-3-dao-va-thuat.htmlWed, 10 Sep 2014 13:49:04 +0000http://chanhkien.org/?p=22729Khoa học và kỹ thuật hiện đại không bao giờ có thể giải quyết các vấn đề cơ bản của con người. Trên thế gian người nào muốn hạnh phúc thì ắt phải tu đức!

The post Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (3): Đạo và thuật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Dương

[Chanhkien.org] Một người bạn của tôi nói rằng tôi là một người cố chấp bảo thủ bởi tôi đặt trọng tâm cuộc sống của mình vào văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng nó không có nghĩa là tôi không thể hiểu và thưởng thức các nền văn hóa khác. Mỗi một nền văn hóa có điểm tốt và giá trị riêng của mình. Nhưng sự sùng bái của tôi đối với văn hóa Trung Quốc thật sự là do nội hàm bác đại tinh thâm và hàm nghĩa sâu sắc phong phú của nó. Nói theo truyền thống, văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh vào nội hàm mà không coi trọng bề ngoài. Cổ nhân và hiền triết trong quá khứ khi lý giải sự việc đều đạt đến trình độ hiểu biết triệt để và thấu đáo. Họ thật sự có thể nắm chắc căn bản của sự vật.

Xuyên suốt lịch sử văn hóa truyền thống Trung Quốc chính là một chữ “Đạo”. Toàn bộ các tầng diện văn hóa đều được phát triển, diễn dịch xung quanh chữ “Đạo” này. Trên là trị quốc an dân, dưới là cưới hỏi, ma chay, phong tục tập quán, đều thể hiện sự tôn trọng của con người đối với “Đạo”. Ví dụ, có câu nói “Phụ đạo nhân gia” (Đạo của người phụ nữ là vun vén cho gia đình), tuy chỉ là một cách nói, nhưng rõ ràng thể hiện tư tưởng “Đạo” – làm nữ nhân cũng có nữ nhân “Đạo”. Tại cốt lõi của văn hóa Trung Quốc, Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều biểu thị khái niệm về “Đạo”. Đạo Đức Kinh của Lão Tử, một tuyệt tác văn thư đã bàn đi bàn lại về khái niệm “Đạo”. Khổng Tử cũng như vậy, tỏ rõ minh bạch ý chí và phẩm hạnh của mình: “Chí vu Đạo, cư vu đức, y vu nhân, du vu nghệ.” (Chí ta ở trong Đạo, lấy đức làm gốc, dựa vào lòng nhân, làm theo khả năng). Hiển nhiên, Đạo là cốt lõi của sự tu dưỡng trong Khổng giáo. Pháp trong Phật giáo cũng tương tự như Đạo. Thêm vào đó, những cao tăng gọi đó là “đắc Đạo” hay “các cao tăng đắc Đạo”. Người xưa tin rằng Đạo khống chế sinh hóa vận hành của hết thảy vạn vật. Vì vậy, con người muốn làm được việc, nhất định phải tuân theo Đạo Trời.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng bao hàm khái niệm “thuật”, điều được xem là có liên quan đến những thứ như là “phương thuật”, “thuật số” và “kỹ thuật”. Nó thật sự giống như “khoa học tự nhiên” trong thế giới hiện đại. Ở Trung Quốc cổ đại, khoa học và công nghệ rất tiên tiến. Trung Quốc từng rất tiên tiến và đi trước thời đại. Bốn phát minh lớn là các ví dụ điển hình và chắn chắc là còn có nhiều hơn thế. Trung Quốc từng có kiến thức chuyên môn rộng lớn trong các ngành y dược, nông học, thiên văn học, xây dựng và thủ công nghiệp, bao gồm làm gốm, dệt, in, sản xuất đồ thủ công và chế biến thực phẩm, cùng với văn học, nghệ thuật, giáo dục, lý luận chính trị và cả chiến lược quân sự. Từ hàng ngàn năm trước, Trung Quốc đã có những trình bày sâu sắc về thuyết quân sự và thuyết bày trận. Cuốn “Binh Pháp Tôn Tử”, đã giải thích khá toàn diện về kỹ thuật quân sự. Nó vẫn còn được nhắc đến ngày nay, hàng ngàn năm sau khi được viết ra. Như chúng ta biết, trong thời Tam Quốc, Khổng Minh sử dụng trận pháp (Bát quái trận đồ) trong các trận chiến, cho thấy chiến trận đã rất có hệ thống vào thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự phát triển của “thuật” không phải là điều thật sự xuất sắc. Điều xuất sắc thật sự là trí tuệ của văn hóa Trung Quốc không chỉ thể hiện ở việc một điều gì đó tồn tại, mà còn vì sao nó tồn tại. Trên thực tế nó “nhấn mạnh vào Đạo hơn là thuật”. Văn hóa chính thống Trung Quốc luôn coi nhẹ “thuật” nhưng kính trọng  Đạo và những người có đức. Kỹ năng và kỹ thuật thường bị xem thường là “tiểu năng tiểu thuật”. Lão Tử khuyên mọi người “loại bỏ kỹ xảo và từ bỏ lợi ích”. Kỳ thi tuyển chọn nhân tài của nhà vua chỉ kiểm tra thơ văn và lý thuyết chính trị. Điều mà họ cần là những người có hiểu biết thông suốt về Nho học, có kiến thức rộng lớn về văn chương cổ, lẫn hiện đại và có phẩm chất đạo đức xuất sắc. Ví dụ, những nhà phát minh sáng tạo ra tứ đại phát minh không phải là những người nổi tiếng hay những quan chức quan trọng. Mặt khác, nhiều người nổi tiếng trong thế giới hiện đại lại nổi danh về tài nghệ trong lĩnh vực của mình, như là minh tinh điện ảnh và vận động viên. Tôi không nói rằng sự phát triển “thuật” nên bị bỏ mặc hoàn toàn. Điều tôi muốn nói là chúng được xem nhẹ hơn trong Đạo học.

Tại sao “thuật” lại bị xem nhẹ? “Vật có trước có sau. Việc có thủy có chung. Biết được nhân quả, tức là gần với Đạo” (sách Đại Học), một câu nói này đã tiết lộ huyền cơ. Nói cách khác, muốn hiểu rõ Đạo phải nhận thức được rõ cái gì là căn bản của sự vật, cái gì là khởi nguyên của sự vật; cái gì là nguyên nhân, nguyên nhân đưa đến kết quả. Đạo là “không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót” (Chuyển Pháp Luân). Nó là quy luật căn bản, so với những thứ như “thuật” vốn bị giới hạn trong những quy luật vật lý thiển cận. Nói một cách chặt chẽ, “thuật” cũng là biểu hiện của “Đạo” ở một lĩnh vực cụ thể và là một phần nhỏ của “Đạo”. Tuy nhiên, chúng chỉ tương ứng với các quy luật mà chúng ta nói đến trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, “Đạo” là căn bản còn “thuật” là tiểu tiết. Đạo là linh hồn còn thuật là thể xác. Hiểu điểm này, sẽ thấy nếu muốn từ căn bản giải quyết được đủ loại vấn đề của nhân loại, thì nhất định phải bắt đầu từ tầng diện đạo đức. Nếu không thì chỉ như dùng thuốc để giảm đau tạm thời, như chỉ bỏ được cái ngọn mà không biết được gốc rễ của vấn đề. Đạo lý này vô cùng trọng yếu. Cổ nhân Trung Quốc đối với điều này có lý giải rât sâu sắc, có thể nói là tinh túy văn hóa của Trung Hoa.

Đối với nhận thức về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, trí tuệ của Trung Quốc cổ đại đã đạt đến trình độ phi thường thâm thúy, chẳng những nắm vững lý luận, mà còn có thể tùy ý vận dụng linh hoạt. Ví dụ, người Trung Quốc hay nói, “tam tài” – Thiên, Địa, Nhân, chính là khái quát các yếu tố căn bản làm nên sự nghiệp ở nhân gian. Nắm chắc ba yếu tố này, thì coi như nắm chắc phần thắng, mọi chuyện có thể thành công. Lấy Binh Pháp Tôn Tử làm ví dụ. Tôn Tử nói: “Binh giả, là đại sự của quốc gia, là nguyên nhân của sinh tử, là Đạo của tồn vong, không thể không biết. Thường cố hiểu năm điều, dùng chiến lược suy xét, áp dụng cho từng tình huống, năm điều gồm có: một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là [binh] Pháp”. Từ đó có thể thấy, Đạo là vị trí thứ nhất, kỹ pháp bị xếp hạng phía sau. Mà “Thiên, Địa, Nhân” cũng được cân nhắc theo thứ tự. Mặc dù người hiện đại cũng nghiên cứu Binh Pháp Tôn Tử, nhưng chỉ biết học các mưu kế và kỹ thuật chiến lược. Họ bỏ qua Đạo, thứ trên thực tế là điều căn bản nhất và tinh hoa thâm thúy của cuốn sách. Xã hội hiện tại chỉ cố gắng giải quyết vấn đề trên bề mặt mà không động chạm đến mâu thuẫn chính.

Ngày nay, con người đã xa rời Đạo. Nhiều người mê đắm vào những kỹ năng sơ cấp, vốn chỉ là tiểu thuật. Kẻ điều hành đất nước không nỗ lực quản lý đạo đức của nhân dân, mà trái lại, họ cứ nói về những tiểu tiết như “kinh tế là trên hết”, “sự ổn định đặt lên trên mọi thứ” và những thứ tương tự. Làm thế nào mà một quốc gia có thể thịnh vượng và ổn định khi mọi người đều mong muốn thành công nhanh chóng vì lợi ích tức thời, với những quan chức tham nhũng đến tận gốc, không có công lý, nhân tính và niềm tin? “Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh”. Khoa học và kỹ thuật hiện đại không bao giờ có thể giải quyết các vấn đề cơ bản của con người. Trên thế gian người nào muốn hạnh phúc thì ắt phải tu đức!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/20681
http://www.pureinsight.org/node/1539

The post Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (3): Đạo và thuật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm văn hoá Trung Hoa (2): Nói về Lỗ Tấnhttps://chanhkien.org/2014/08/man-dam-van-hoa-trung-hoa-2-noi-ve-lo-tan.htmlThu, 21 Aug 2014 01:21:25 +0000http://chanhkien.org/?p=22567Lỗ Tấn, một quái thai được thai nghén từ phong trào văn hoá mới, bề ngoài ông ta không gia nhập bất kỳ đảng phái nào.

The post Mạn đàm văn hoá Trung Hoa (2): Nói về Lỗ Tấn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tô Tỉnh

[Chanhkien.org] Lịch sử là một vở kịch, với những trình diễn sôi nổi. Đến cuối thế kỷ 19, vương triều Đại Thanh loạn trong giặc ngoài, thực lực quốc gia ngày càng suy yếu, đã lâm vào tình trạng bấp bênh, hết thảy cũng bắt đầu đi về hướng suy tàn. Năm 1911, vương triều Đại Thanh bị tiêu diệt, đánh dấu Hoàng triều chính thức chấm dứt, nhân loại từ đó về sau tiến vào trạng thái không có trật tự.

Ngay thời điểm xã hội đi về hướng hỗn loạn, văn hoá chính thống vốn được lấy làm chuẩn mực đạo đức của người dân cũng gặp phải xung kích trước nay chưa từng có. Lúc ấy, cái gọi là những người chí sĩ lấy danh nghĩa yêu nước, họ hô to khẩu hiệu dân giàu nước mạnh, dân chủ và khoa học, cực lực công kích chửi bới nền văn minh lịch sử hơn 5.000 năm của Trung Hoa, đả đảo “Khổng gia điếm”, diệt chữ Hán, phế Trung y, toàn bộ Tây hoá. Đây cũng là một phong trào mới sôi nổi rầm rộ. Mà Lỗ Tấn không nghi ngờ gì là nhân vật có ảnh hưởng nhất thời kỳ này.

Trong tâm của người đời sau, ông ta là người quắc mắt lạnh lùng nhìn người khác, châm biếm thói xấu, yêu ghét rõ ràng, trí tuệ phi phàm, tài hoa hiếm có. Theo ông ta, lịch sử đi đến hôm nay, nhìn lại, chỉ là một cái mụn nhọt bám vào nền văn minh Trung Hoa.

Bởi vì Trung Cộng trường kỳ tuyên truyền và che đậy, quả thật khiến người đời cho rằng ông ta là một người khổng lồ văn hoá, đại biểu cho phương hướng văn hoá của Trung Quốc. Địa vị của Lỗ Tấn trong nền văn hoá Đại Lục là không ai sánh kịp, tựa như trở thành danh từ trong văn hoá hiện đại của Trung Quốc. Xua tan bụi bẩn trong đám sương mù của lịch sử, xuyên thấu bề ngoài của ánh hào quang mỹ lệ, để xem Lỗ Tấn thật sự là người như thế nào?

Đối với người đời sau, ấn tượng mê hoặc nhất chính là một nhân cách gần như hoàn mỹ cùng cái gọi là văn chương sâu sắc và cơ trí của ông ta.

Lỗ Tấn sinh vào cuối thời nhà Thanh, tuổi thơ do cha làm loạn kỷ luật khoa cử mà thói nhà sa sút. Tuổi thiếu niên gặp phải cảnh ngộ, lại thêm chứng kiến lòng người âm u. Điều này khiến ông ta thường dùng ánh mắt cừu hận để nhìn nhận thế giới, “cuồng nhân” chính là hoá thân của cừu hận.

Chu An là vợ cưới hỏi đàng hoàng của ông ta, lại thủ tiết cả đời, cuối cùng chết đi trong lẻ loi trơ trọi. Vợ chính trong nhà thì bỏ mặc, ông ta lại cùng nữ học sinh Hứa Quảng Bình của mình ở cùng một chỗ, “cơn gió trào lưu thầy cùng nữ sinh” được Lỗ Tấn gọi là một hành động cách mạng, thật ra là một hồi tranh giành lợi ích, đấu tranh phe phái.

Nhằm điều khiển tinh anh văn hoá của Trung Quốc, lấy trao đổi văn hoá làm vật che chắn, quân đội Nhật Bản từng điều động một lượng lớn đặc vụ văn hoá tới Trung Quốc, geisha [ca kỹ] Yamamoto Hatsue chính là một trong số đó. Được Uchiyama Kanzo giới thiệu, quen biết Lỗ Tấn, tiệm sách Uchiyama liền trở thành điểm ước hẹn của hai người. Năm 1932, Yamamoto Hatsue về nước, Lỗ Tấn thư từ qua lại hơn 100 phong thư. Có người nói Yamamoto Hatsue là đặc công cao cấp của Nhật Bản, không biết có thật hay không?

Chuyện Chu Tác Nhân và Lỗ Tấn tuyệt giao tình huynh đệ, mặc dù có nhiều lời đồn, song việc Lỗ Tấn cùng em dâu Nobuko có quan hệ khác thường đã càng làm sáng tỏ mặt ám muội của ông ta. Chuyện này đả kích rất lớn đối với Chu Tác Nhân, ông cảm thấy vô cùng nhục nhã, đến nỗi ảnh hưởng đến quan niệm sống của ông, đối với chuyện này ông canh cánh trong lòng, đến chết cũng không thể tha thứ Lỗ Tấn.

Năm 1915, Nhật Bản dụ dỗ bức bách Viên Thế Khải ký tên vào điều ước bán nước «Hai mươi mốt điều», họ Viên vì từ chối trách nhiệm đã để cho nhân viên công vụ của chính phủ ký tên tập thể, không ký tên phải từ chức, Lỗ Tấn dứt khoát ký lên tên mình. Nhiều năm sau Lỗ Tấn luận chiến cùng đối thủ Trần Nguyên, đối mặt với trào phùng: “Lỗ Tấn yêu nước? Ông ta yêu chính là nước Nhật!” Lỗ Tấn đáp: “Trung Quốc nhiều kẻ đâm lén sau lưng, dũng sĩ đứng ra dễ dàng bỏ mạng!”

Ở đây không có ý khuếch đại vấn đề sinh hoạt cá nhân của ông ta, lại càng không có chủ đích công kích người, chỉ là nói rõ qua, vén một góc của tấm khăn che mặt, nhìn rõ diện mạo thật sự của một chủ tướng văn hoá.

Mà cái được gọi là văn chương sâu sắc, có rất nhiều là sản phẩm của chính trị mà ra, cũng có bản thân ông ta cố ý thâm trầm như vậy.

Một quyển sách «Dược» lại giống như thần thoại tổng kết nguyên nhân thất bại của cách mạng Tân Hợi, là tấm ảnh thu nhỏ của xã hội mười năm, cộng thêm cái tên “Hạ Du”, cùng hàm nghĩa trong cái vòng hoa ở ngôi mộ, thật rất tinh thâm khiến người ta há miệng thán phục.

Tháng 9 năm 1924, Lỗ Tấn biên tập xong «Sĩ Đường Chuyên Văn Tạp Tập», ký tên “Yến Chi Ngao”; năm 1927 trong tác phẩm «Chú Kiếm», lại dùng danh tự “Yến Chi Ngao” báo thù “hắc nhân”. Theo Hứa Quảng Bình hồi ức lại, Lỗ Tấn từng giải thích về bút danh này như sau: “Yến” [宴] (tiệc yến) theo ‘môn’ (nhà), theo ‘nhật’ (ngày), theo ‘nữ’ (con gái); “Ngao” [敖] (rong chơi) theo ‘xuất’ (đi ra), theo ‘phóng’ (thả ra), nói cách khác “ta là bị người con gái Nhật Bản trong nhà trục xuất”. Người con gái Nhật Bản này tất nhiên là thê tử Nobuko của Chu Tác Nhân.

Lỗ Tấn từng hiểu lầm Cao Trường Hồng có tình ý với Hứa Quảng Bình, lên cơn tức giận, xem nhà họ Cao là kẻ thù, nên trong «Bôn Nguyệt» đã châm chọc Cao Trường Hồng là học nghệ không tinh “Bàng Mông”, sau cùng “Hậu Dịch” tranh giành Hằng Nga, kết quả thất bại. Những nội hàm này người khác hiển nhiên khó mà lĩnh hội được, cũng là bản thân Lỗ Tấn chỉ ra: “Viết một cuốn tiểu thuyết, cùng nó xây dựng một ít chuyện vui đùa.”

Ông ta trời sinh tính đa nghi, cũng coi như có thù tất báo, thường hay ở bên trong cuốn sách bí mật triển khai vài câu có hàm nghĩa khác về người và sự tình, thuận tay công kích một chút, cho đó là thú vui. Cũng trong lúc nói chuyện giải nghĩa với người đọc, về sau lại thông qua bạn bè thuật lại những giải thích đó, tạo dựng nên một thế giới cao thâm khó dò, kỳ lạ thần kỳ.

Đương nhiên, những vấn đề này chỉ là việc vặt trên văn đàn, cựu thế lực an bài ông ta đến thế gian cũng không vì những điểm này, mà là có sứ mệnh lớn hơn nữa.

1. Lật đổ đại biểu văn hoá truyền thống của Nho gia bằng cái gọi là đả đảo “Khổng gia điếm”, cùng Trung Cộng phê phán kế thừa của Khổng Tử, đem văn hoá truyền thống nhân nghĩa đạo đức của Trung Quốc quy kết thành hai chữ “ăn người”; cũng dùng những lời chế giễu chửi bới Lão Tử, Trang Tử, “Tất cả chỉ là thế hệ sâu trùng ấu trĩ đoạ lạc”; trước khi ông ta chết một năm đã viết «Văn Nhân Tương Khinh» một lần nữa chế giễu Trang Tử, «Khởi Tử» trong «Cố Sự Tân Biên» cũng có ý định dùng để châm chọc, chế nhạo Trang Tử, xen lẫn ngôn từ của người đàn bà chanh chua mà chửi rủa. Một quyển sách khác «Xuất Quan», là chuyên dùng chế nhạo Lão Tử, châm biếm Khổng Tử. Các tác phẩm này tuỳ ý công kích và bôi nhọ, chính thức huỷ diệt lòng kính sợ của mọi người đối với văn hoá truyền thống.

2. Cùng các tinh anh văn hóa như Hồ Thích, v.v., cực lực công kích văn ngôn thuần khiết trang nhã, cổ vũ văn nói bạch thoại, dùng ngôn ngữ ác độc để chửi bới, cùng những chiến hữu của ông ta mai táng văn hoá cổ điển, thành lập thứ văn hoá biến dị mà Trung Cộng gần như thừa kế. Mà văn bạch thoại, thứ ngôn ngữ dung tục được dùng tràn lan, là càng có lợi cho sự tuyên truyền lý luận của tà đảng.

3. Cực lực tuyên dương vô thần luận, thuyết tiến hoá, cổ súy tư tưởng đấu tranh, trọn đời làm một người thực tế, trở thành một người chiến sĩ. Những lúc luận chiến, bị Lỗ Tấn chửi mắng qua có gần trăm người, nhân vật trọng yếu có hai, ba mươi người. Chỉ cần không cùng ý kiến với ông ta, quan điểm không giống, hoặc không nhìn vừa mắt đều có khả năng bị chửi mắng. Ông ta mắng Hồ Thích, Lâm Ngữ Đường, Thái Nguyên Bồi, cũng mắng cánh “tả” Quách Mạt Nhược, Điền Hán, phái bình luận hiện đại Trần Tây Oánh, phái tân nguyệt Lương Thực Thu, v.v. Còn có những người vô duyên vô cớ bị ông ta mắng, bị ông ta mắng sai cũng khối người như vậy. Lâm Ngữ Đường từng hình dung Lỗ Tấn: “Không giao chiến thì không vui, không mặc giáp thì không vui, dù cho không có ngòi cũng có thể chiến, không có mâu cũng có thể cầm, nhặt một hòn đá ném chó, cả chuyện nhỏ cũng rất nhanh giữ ở trong lòng.” Lỗ Tấn mắng chửi người đã được tiếng tăm qua “Chiến hào chiến”, hoặc “Dao găm”, hoặc “Cười hiểu ý”, kỹ xảo mắng người cao siêu đã tới mức dày công tôi luyện, đưa văn hoá mắng chửi người của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Cũng từ trong đó lấy được vô hạn niềm vui thú, đúng là “đấu với người, thật sướng vô cùng.” Cũng tương tự như Trung Cộng hiếu chiến, đây cũng là lý do tà đảng một mực tôn sùng ông ta, coi ông ta là người của mình.

4. Đối với Trung y không thừa nhận, chối bỏ và chửi bới, mang đến nguy hại cực lớn. Vì cha ông ta bị bệnh mà thống hận thầy lang, tiếp theo là phủ định toàn bộ, chối bỏ Trung y, nói: “Trung y chẳng qua chỉ là cố ý vô ý lừa đảo.” Ông ta cũng phát biểu ngôn luận tương tự ở nhiều nơi, tỏ thái độ căm thù đối với Trung y, đã đến mức chết cũng không thay đổi. Ảnh hưởng tận một thế kỷ sau này, dẫn tới người dân Trung Quốc phỉ báng Trung y, mượn cớ đó chửi bới truyền thống. Chúng ta biết rõ Trung y là bác đại tinh thâm, không chỉ mặt ngoài của phương thuốc, mà cùng Kinh Dịch, thậm chí văn hoá tu luyện đều có liên hệ rất lớn, theo một ý nghĩa nhất định mà nói thì Trung y càng giống mặt ngoài của văn hoá tu luyện; chửi bới Trung y, càng khiến vô thần luận hoành hành thiên hạ.

5. Lỗ Tấn từng kiên quyết ủng hộ bãi bỏ âm lịch, năm âm lịch, tuyên bố kinh kịch là rác rưởi. Ông ta cũng lớn tiếng kêu gọi muốn phế trừ Hán tự, đổi sang dùng bảng chữ cái Pinyin của nước ngoài. Ông ta từng nói: “Chữ Hán và đại chúng là không đội trời chung.” («Lỗ Tấn văn tuyển», trang 252, quyển 4). Tháng 5 năm 1936, khi nguy cơ tồn vong của dân tộc ở ngay trước mắt, Lỗ Tấn nói với ký giả «Cứu Vong Tình Báo» của Thượng Hải rằng: “Chữ Hán không diệt, Trung Quốc tất vong”. Lời của Lỗ Tấn, nghe rợn cả người, nhưng mà “diệt” chữ Hán, Trung Quốc có thể cứu được sao? Người Trung Quốc còn có thể là người Trung Quốc sao? Trên thế giới còn chưa từng nghe nói qua có dân tộc “diệt” văn hoá của dân tộc mình mà trở thành một quốc gia cường thịnh! “Chữ Hán” là gốc rễ của nền văn hoá dân tộc Trung Hoa. Đặt cơ sở để về sau Trung Cộng tàn phá chứ Hán mà bịa tạo dư luận.

6. Văn hoá cổ điển giảng về vẻ đẹp của trung hoà, người xưa thường dùng “Một ngày ba lần tự kiểm điểm bản thân” để hoàn thiện chính mình, văn chương cũng ôn hòa nhã nhặn, tự tìm thiếu sót trong tâm, theo đuổi một nội tâm thuần tịnh và thăng hoa. Nhưng Lỗ Tấn đã thay đổi cả bầu trời không khí, biến văn chương thành một loại vũ khí, cả đời bào chế lượng lớn văn từ đấu tranh, tận hết khả năng công kích và chửi rủa, đúng là bản mẫu cho văn phong bạo lực của tà đảng vài thập niên qua.

Ông ta về sau được đưa lên địa vị chí cao vô thượng, là kết quả của việc Trung Cộng trường kỳ tuyên truyền và thần thánh hóa. Trung Cộng xuất bản lượng lớn «Lỗ Tấn toàn tập» danh tiếng sánh ngang với “Mao tuyển”, khởi công xây dựng “chỗ ở cũ” và “kỷ niệm quán” ở các nơi, phát triển “Lỗ học” quy mô lớn, v.v. Mà Mao sau khi đánh giá Lỗ Tấn, cuối cùng xác định Lỗ Tấn ở địa vị cao quý tại Trung Quốc, đến nay chưa thể lung lay.

Hôm nay ngẫm lại lịch sử để giải thể Trung Cộng, thanh trừ dư độc văn hoá đảng, thấy rằng bởi vì ông ta sinh ra sớm hơn, lại chưa từng gia nhập Trung Cộng, gây ra cho người ta giả tướng của một bên thứ ba phân khai khỏi chính đảng, nên thường đem ông ta ra loại trừ. Thật ra, cuối đời của ông ta cùng Trung Cộng qua lại nhiều lần, năm 1930 tham gia tổ chức “Trung Quốc tự do vận động đại đồng minh” của Trung Cộng, sau được “phe cánh tả” tôn lên làm minh chủ, đọc lượng lớn sách báo Mác Lê, sùng bái thể chế chuyên chính của Liên Xô, phiên dịch lượng lớn tác phẩm của Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Trung Cộng, cùng các văn nhân sùng bái Mao kết giao hợp tác lâu dài, đặt định văn hoá sáng tác và khuôn mẫu bình luận của tà đảng, là người sáng lập chính thức của văn hoá tà đảng.

Lỗ Tấn, một quái thai được thai nghén từ phong trào văn hoá mới, bề ngoài ông ta không gia nhập bất kỳ đảng phái nào, cộng thêm hiểu biết thâm sâu về văn hóa cổ, đó cũng là cựu thế lực vì để mê hoặc con người mà cố ý an bài, tạo nên một ác ma nhằm thực sự lợi dụng văn hoá truyền thống để phá huỷ văn hoá truyền thống. Hiện nay đã thanh trừ nọc độc còn sót lại của ông ta, đã đến thời điểm triệt để tróc bong nó khỏi nền văn minh Hoa Hạ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113813

The post Mạn đàm văn hoá Trung Hoa (2): Nói về Lỗ Tấn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (1): Tìm hiểu «Liêu Trai Chí Dị»https://chanhkien.org/2014/08/man-dam-van-hoa-trung-hoa-1-tim-hieu-lieu-trai-chi-di.htmlThu, 07 Aug 2014 01:52:12 +0000http://chanhkien.org/?p=22626«Liêu Trai Chí Dị» cũng là tác phẩm xuất hiện lúc này, được xưng là tập hợp của tiểu thuyết văn ngôn [3], là vương trong thể loại truyện ngắn ở Trung Quốc.

The post Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (1): Tìm hiểu «Liêu Trai Chí Dị» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tô Tỉnh

[Chanhkien.org] Tiểu thuyết Trung Quốc có lịch sử đã lâu đời, trải qua truyền kỳ [1] thời nhà Đường, thoại bản [2] thời Tống-Nguyên, cho đến thời kỳ Minh-Thanh thì càng thêm hoàn thiện, tươi thắm lộng lẫy, trở thành thể loại văn học sáng chói nhất lúc bấy giờ, cũng xuất hiện nhiều tác phẩm đời sau khó bì: «Hồng Lâu Mộng», «Tây Du Ký», «Tam Quốc Diễn Nghĩa», «Thủy Hử truyện» chính là những đại diện kiệt xuất nhất, đại biểu cho thành tựu văn học cao nhất thời đó. Trong lịch sử thường dùng cách đặt tên “tứ mệnh danh”, như là “thư pháp Tống tứ gia” (bốn nhà thư pháp thời Tống), “hội họa Nam Tống tứ đại gia” (bốn nhà hội họa lớn thời Nam Tống), “Nguyên đại tứ gia” (bốn nhà đời Nguyên), “Minh đại tứ gia” (bốn nhà đời Minh), v.v., thật ra điều này không phải là trùng hợp, thường thường là lịch sử cố ý an bài. Tứ đại danh tác, nội hàm thâm thúy, nghệ thuật cao siêu, đã trở thành mẫu mực cho văn học xưa. Càng chủ yếu chính là đặt định truyền thống văn hóa, khiến lý niệm của văn hóa truyền thống thấm sâu vào nhân tâm, tạo bước đệm cho Đại Pháp hồng truyền hôm nay.

«Liêu Trai Chí Dị» cũng là tác phẩm xuất hiện lúc này, được xưng là tập hợp của tiểu thuyết văn ngôn [3], là vương trong thể loại truyện ngắn ở Trung Quốc.

Tác giả Bồ Tùng Linh, tự Lưu Tiên, hiệu Liễu Tuyền, sinh ra trong một gia đình nhà Nho kiêm thương nhân đã suy tàn. Mười chín tuổi đi thi, ông liên tiếp thi đậu hạng nhất của huyện, phủ, đạo, nổi danh một thời. Nhưng sau đó nhiều lần thi mà không đậu, mãi đến năm 71 tuổi, ông mới được bổ nhiệm làm cống sinh. Do cuộc sống bức bách, ngoài nhận lời mời của tri huyện huyện Bảo Ứng là Tôn Huệ, cũng là người cùng quê, ông chủ yếu ở huyện nhà mở lớp dạy học, mưu sinh trên ngòi bút, gần 42 năm, cho đến 70 tuổi mới lui về quê ở ẩn. Sáu năm sau ông qua đời, để lại tập truyện ngắn văn ngôn nổi tiếng «Liêu Trai Chí Dị»; ngoài tác phẩm này, ông còn rất nhiều tác phẩm thơ văn khác.

«Liêu Trai Chí Dị» là tác phẩm tiêu biểu của ông, được người đời sau đánh giá rất cao, người đời sau cũng xếp nó vào hàng kiệt tác của văn học cổ điển của Trung Quốc, sánh ngang tầm với tứ đại danh tác, “một kiệt tác của tiểu thuyết văn ngôn”. Toàn thư có 491 thiên, bao gồm tiểu phẩm văn xuôi, cố sự ngụ ngôn, tiểu thuyết chí quái, loại này là nhiều nhất. Tiểu thuyết thông qua miêu tả yêu ma hồ mị để ẩn dụ phản ánh hiện thực cuộc sống, miêu tả rất nhiều câu chuyện ái tình xúc động lòng người. Ví dụ như «Anh Ninh» ghi lại câu chuyện tình yêu của Hồ nữ cùng Vương Sinh, miêu tả một hình tượng nữ tính hoàn mỹ, hồn nhiên hoạt bát, xinh đẹp thuần khiết. «Hương Ngọc» ghi lại chuyện tình giữa Hoàng Sinh và Hoa Mẫu Đơn, câu chuyện khúc chiết triền miên, biểu hiện đúng như tác giả nói “tình chi chí giả, quỷ thần khả thông” (tình cảm lên tới tột đỉnh, quỷ thần cũng phải cảm thông). «Tiểu Tạ» ghi lại câu chuyện của Đào Sinh với nữ quỷ Thu Dung, Tiểu Tạ.

Tất cả những truyện ngắn này đều có tình tiết khúc chiết hấp dẫn, khi bổng khi trầm, có sức hấp dẫn, cá tính nhân vật tươi sáng rõ nét, ngôn từ thực tế ngắn gọn nhưng sinh động, càng khiến người ta khen ngợi. Dù là tự sự, tả người, tả cảnh, văn từ đều tinh mỹ tuyệt luân. Chẳng hạn, “trước cửa đầy tơ liễu, trong tường đào hạnh dày, ở giữa trồng hàng trúc, chim rừng uốn nhành cây”; “sau cửa đường đá trắng, hai bên trồng hoa hồng, từng cánh rủ xuống thềm. Quanh co ở đầu Tây, lại mở ra một cửa, đậu dưa leo đầy đình.” Ngôn từ cô đọng như thơ, thanh tân như vẽ, người đời sau khen “tiếng chim có thể nghe, hương hoa như ở mũi, văn chương thật tinh xảo, khiến lòng người khoáng đãng tươi vui.”

Đương nhiên, tất cả những điều này chỉ là biểu tượng bề ngoài, dụng ý lưu lại nó không phải nằm ở đây. Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, chư Thần đã khai sáng văn hóa Thần truyền, đồng thời tích lũy lý niệm chính thống, nhưng cựu thế lực cũng an bài một bộ các thứ. Tại thời đầu văn minh lần này, thời điểm thiết lập văn hóa chính thống, cựu thế lực cũng an bài rất nhiều sự việc phản diện. Khi cả nhân loại đi về hướng suy tàn, nó lại từ mọi mặt đan xen rất nhiều nhân vật làm mưa làm gió để dẫn dắt thế nhân. Tiểu thuyết thịnh hành, tứ đại danh tác ra đời, cựu thế lực cũng đem những thứ của họ trộn lẫn vào, đặt cạnh địa vị đỉnh cao trong văn hóa, từ đó dẫn dắt sai người ta, làm biến bị quan niệm của con người. Ví dụ «Kim Bình Mai», một bộ sách tình đời bại hoại, cổ vũ dâm tà, vậy mà trở thành danh tác được lưu truyền đến nay. Bởi vì xã hội có quan niệm chính thống, nên không ai dám nhận là tác giả cuốn sách đó. Trải qua tôn sùng của danh nhân, cộng với dục vọng của người đời, mà nó được người ta nhìn nhận, đường đường chính chính đặt trên cung điện thần thánh. Ác nghiệp to lớn, không thể nói nên lời. Mà «Liêu Trai Chí Dị» thật ra cũng là thứ do cựu thế lực an bài. “Liêu Trai” là tên phòng sách của Bồ Tùng Linh, “chí dị” là kỳ văn dị sự, một chữ “dị” cũng gây cho người ta tò mò và hứng thú.

Bồ Tùng Linh năm 19 tuổi đi thi, liên tiếp đứng nhất các kỳ thi huyện, phủ, đạo, danh chấn một thời, từ đó về sau lại không đậu lần nào. Với tài văn chương của ông, tham gia khoa cử mấy mươi năm, tại sao ngay cả một chức cử nhân cũng không thể đậu? Do niềm đam mê trước kia của ông, năm 39 tuổi thì tạm hoàn thành bộ tiểu thuyết hồ quỷ, định danh «Liêu Trai Chí Dị», cũng tự mình sáng tác lời tựa «Tự Chí». Dưới tình huống bị bạn bè cực lực phản đối, ông vẫn một mực kiên trì, đó cũng là lý do luôn thi không đậu. Khoa cử không đậu, tức là ám chỉ không được lý niệm chính thống tán thành, âu cũng là chỉ dẫn của Thần.

Biểu hiện ra ông cả đời thanh bần chính trực, dựa vào dạy học để duy trì cuộc sống, mà văn tài lại tiến bộ, lưu lại rất nhiều thơ văn, bài dân ca, văn học của nhà nông, có phần khiến người đời sau kính ngưỡng, cuộc sống không tầm thường càng tăng thêm cho ông vô hạn vầng sáng, càng thêm mê hoặc người ta, mà sự thành công của «Liêu Trai Chí Dị» càng mang đến vô vàn vinh quang.

Hết thảy những điều này thật ra chỉ là giả tướng, mà hậu quả thực chất là tạo dựng cho người đời một tầng lý niệm. Bởi vì tình dục của con người chịu quy phạm lâu dài của văn hóa truyền thống, giữa vợ chồng với nhau có ước thúc nhất định, khoảng cách giữa nam và nữ cũng có nhân luân, cho nên không thể đem ra bàn luận công khai được. Vậy mà giờ đây không chỉ buông thả ham muốn giữa nam và nữ, mà là vô hạn phóng túng, thay đổi bạn tình thậm chí với cả loài vật, hâm mộ cả quỷ mị hồ yêu, làm trái với thiên lý, con người lại không tự biết, càng phản ánh an bài có thứ tự và ẩn tế của cựu thế lực. Một phương diện là trong sách miêu tả phần lớn yêu ma hồ nữ, ai ai cũng xinh đẹp, gần như một hình tượng nữ hoàn mỹ, miêu tả thật nhiều câu chuyện ví von cảm động lòng người; một phương diện nữa là cựu thế lực đem cuốn sách đó cùng với tác giả nâng lên địa vị đỉnh cao trong văn đàn, dùng người có danh tiếng đem lý niệm này xác lập xuống, ngang nhiên đem chuyện thầm kín ra đàm luận, cũng có thể đưa lên mặt bàn. Con người trong lúc vô tri, mơ mộng hão huyền, hễ cầu điều gì, thì tuyệt không đơn thuần là vấn đề của một cá nhân, mà phản ánh nhân tâm biến dị, ảo tưởng kết hợp với thứ khác loài, ban đêm có mỹ nữ tới, phóng túng tình dục của mình. Quan niệm đáng sợ này cứ như vậy mà được xác lập xuống. Dưới sự lôi kéo của nó, sau đó xuất hiện một lượng lớn tiểu thuyết tương tự, nói về cáo kể về quỷ trở thành trào lưu thời thượng.

Mà «Bạch Xà truyện» cũng là thứ tiếp diễn trên con đường này. Ban đầu Phùng Mộng Long thời nhà Minh trong «Cảnh Thế Thông Ngôn» có ghi, Bạch Tố Trinh vốn là một con xà tinh hại người, Hứa Tiên sau khi biết việc, hoảng sợ vô cùng, liền cầu thiền sư Pháp Hải cứu độ. Vì vậy bạch xà bị Pháp Hải thu thập vào trong chiếc bát, bị hành hình ở dưới Lôi Phong tháp. Cũng lưu lại bốn câu: “Tây Hồ nước cạn, sông hồ chẳng lên, tháp Lôi Phong đổ, Bạch Xà xuất thế.”

Sau đó Hứa Tiên tình nguyện xuất gia, lễ bái thiền sư làm thầy, trở thành hòa thượng trấn Lôi Phong tháp. Tu hành mấy năm, tịch hóa mà đi.

Đây vốn là một chuyện giáo hóa người đời, cảnh báo người đời sau, nhưng đến thời nhà Thanh đã bị biến thành câu chuyện cổ vũ tự do yêu đương, cũng được liệt vào bốn truyền thuyết lớn trong dân gian. Mà cao tăng từ bi cứu người Pháp Hải lại trở thành nhân vật phản diện phá hoại hôn nhân và hạnh phúc của người khác. Con người trong bất tri bất giác đã trượt đến bờ nguy hiểm. Năm đó Triệu Nhã Chi quay phim «Tân bạch nương tử truyền kỳ» phổ biến một thời, chính tôi lúc ấy cũng si mê, đối với ca khúc trong đó cũng nghe say mê.

Vốn là quỷ mị yêu nghiệt, nguyên là nghiệt súc khiến người sợ hãi, lắc mình một cái, bỗng hóa thành một đám mỹ nữ quyến rũ động lòng người, làm quên hết tất cả, đến nỗi sau khi biết rõ chân tướng, cũng không để tâm chút nào. Một chén độc dược, bỏ thêm chút đường, trở thành món ngon rồi sao? Tiếp theo là đưa lên điện đường thần thánh mà quỳ lạy. Con người bị dục vọng điều khiển lại càng thêm mất phương hướng.

Hôm nay, tháp Lôi Phong đã đổ, nước Tây Hồ đã cạn, mà đến nay quỷ thú khắp đất, yêu nghiệt hoành hành. Trong hoàn cảnh như thế làm sao để bước qua đây? Vốn cho rằng là tốt, quay đầu nhìn lại xem thì rất nhiều lại là bất chính, hiện tại cũng đã đến thời điểm thanh lý bong tróc chúng rồi.

Ghi chú:

[1] Truyền kỳ: thể loại truyện ngắn thần thoại thịnh hành vào thời Đường ở Trung Quốc.

[2] Thoại bản: một hình thức tiểu thuyết bạch thoại phát triển từ thời Tống, chủ yếu kể chuyện lịch sử và đời sống xã hội đương thời, thường dùng làm cốt truyện cho các nghệ nhân sau này.

[3] Văn ngôn: hay còn gọi là cổ văn, là ngôn ngữ viết văn cổ của Trung Quốc, trái với bạch thoại là ngôn ngữ nói hiện đại về sau này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113584

The post Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (1): Tìm hiểu «Liêu Trai Chí Dị» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ghi chép về công năng đặc dị trong «Marco Polo du ký»https://chanhkien.org/2014/07/ghi-chep-ve-cong-nang-dac-di-trong-marco-polo-du-ky.htmlhttps://chanhkien.org/2014/07/ghi-chep-ve-cong-nang-dac-di-trong-marco-polo-du-ky.html#respondThu, 10 Jul 2014 02:06:32 +0000http://chanhkien.org/?p=21837Mọi người đều biết vào thời Trung Cổ ở Châu Âu, nhà thám hiểm Marco Polo từng đến Trung Quốc vào triều Nguyên và từng gặp Hoàng đế triều Nguyên Hốt Tất Liệt.

The post Ghi chép về công năng đặc dị trong «Marco Polo du ký» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Học viên Đại Pháp

[Chanhkien.org] Mọi người đều biết vào thời Trung Cổ ở Châu Âu, nhà thám hiểm Marco Polo từng đến Trung Quốc vào triều Nguyên và từng gặp Hoàng đế triều Nguyên Hốt Tất Liệt. Cuốn «Marco Polo du ký» của ông chính là bản ghi chép đầu tiên của Châu Âu miêu tả tường tận lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Trung Quốc, trong đó có một đoạn miêu tả về công năng đặc dị.

Marco Polo miêu tả Hoàng đế Hốt Tất Liệt của nhà Nguyên cung dưỡng một số thuật sĩ thông hiểu pháp thuật (“thuật sĩ” là từ mà Marco Polo dùng để gọi một số nhân sĩ tôn giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ). Các thuật sĩ này, vào một thời điểm nào đó sẽ cử hành nghi thức tế tự tôn giáo, thi triển phép thuật “trong một loại trạng thái kỳ dị”, “ví như khi mây đen kéo đến ùn ùn, trời sắp đổ mưa, họ bèn leo lên nóc cung điện nơi Đại Hãn ở, dùng phép thuật đuổi mây đen đi, khiến tiết trời lặng xuống. Lúc này bốn phía sấm chớp đùng đùng, mưa lớn trút xuống, nhưng hoàng cung thì không hề có một giọt mưa nào”.

Ngoài ra, Marco Polo còn viết: “Phép thuật như thần thoại này cực kỳ tinh diệu, có thể nói là sử dụng như ý, không gì không thể”, “có một lần Đại Hãn ngồi ngự trên điện—phần sau quyển 1 cuốn sách này sẽ miêu tả chi tiết—lúc sắp dùng cơm, một chiếc bàn bay lên cao 8 thước (1 thước bằng 1/3 mét) rồi đặt giữa chính điện, đồng thời bộ đồ ăn cũng bay tới từ chiếc tủ bát gần đó. Bằng phép thuật, các thuật sĩ không cần dùng tay, mà toàn bộ bình rượu, bình sữa và các loại đồ uống tự động rót vào ly, sau đó ly tách bay trên không trung khoảng 10 mét rồi rơi vào tay Đại Hãn. Khi Đại Hãn uống xong, ly tách tự động trở về vị trí cũ. Loại phép thuật này được biểu diễn ngay trước mặt các vị khách mời của Đại Hãn”.

Thực ra các chủng công năng đặc dị đều là có thật và không có gì là lạ với những người tu luyện Phật gia hay Đạo gia. Trong các cổ thư Trung Quốc, ghi chép về công năng bẩm sinh, hoặc thông qua phương pháp nào đó, pháp môn tu luyện nào đó mà có được thần thông, có thể nói là nhiều vô số kể. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bí mật trong đó, xin hãy đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân», đọc xong chắc chắn bạn sẽ thấy sáng tỏ thông suốt.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/59208

The post Ghi chép về công năng đặc dị trong «Marco Polo du ký» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2014/07/ghi-chep-ve-cong-nang-dac-di-trong-marco-polo-du-ky.html/feed0
Bói toán không phải mê tínhttps://chanhkien.org/2013/05/boi-toan-khong-phai-me-tin.htmlhttps://chanhkien.org/2013/05/boi-toan-khong-phai-me-tin.html#respondSat, 11 May 2013 08:19:49 +0000http://chanhkien.org/?p=21796Đến những năm Càn Nguyên thời Đường Túc Tông, dòng họ ông có một cụ già tên là Lý Tri Vi, rất giỏi thuật chiêm tinh, hễ xem mệnh bói quẻ, dự đoán họa phúc cát hung, thì ắt nói trúng cả ngày, không sai tý nào.

The post Bói toán không phải mê tín first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Vào những năm Đường Thái Tông ở Trung Quốc có một người tên là Lý Thuần Phong, người Ung Châu, tinh thông thiên văn lịch pháp, có thể “dự đoán cát hung” cực kỳ chuẩn xác, từng nhậm chức Thái Sử Lệnh. Đến những năm Càn Nguyên thời Đường Túc Tông, dòng họ ông có một cụ già tên là Lý Tri Vi, rất giỏi thuật chiêm tinh, hễ xem mệnh bói quẻ, dự đoán họa phúc cát hung, thì ắt nói trúng cả ngày, không sai tý nào. Lão Lý sống tại chợ Tây thành Trường An.

Đương thời có một người họ Lưu, đến kinh thành Trường An muốn nhờ vả cầu quan, nhưng mấy năm không được. Năm nay, họ Lưu thông đồng với bộ lại (cơ quan hành chính cấp bộ thời xưa), dựa vào quan hệ cửa sau, tự cho là có chí thì ắt nên chuyện. Nghe nói lão Lý xem bói cực chuẩn, bèn đến chợ Tây tìm lão. Ông lão bốc một quẻ và mỉm cười, nói: “Năm nay cầu mà không được, sang năm không cầu mà tự được.” Họ Lưu không tin, đợi đến khi bộ lại niêm yết danh sách, quả nhiên không có tên. Sang năm lại đến kinh thành tham gia đợt thi của bộ lại, nhớ lại lời của lão Lý, ông không nhờ vả quan hệ nữa, nhưng không đủ tự tin, lại đến chợ Tây hỏi lão. Lão Lý phán rằng: “Năm ngoái ta đã nói rồi, chức quan của ông tất thành, không phải ngờ vực.” Lưu Sinh hỏi: “Nếu được làm quan, thì nhậm chức tại đâu?” Ông lão phán rằng: “Làm quan tại đất Đại Lương, làm quan rồi hãy đến gặp ta, ta có lời muốn nói.” Khi bộ lại niêm yết danh sách, quả nhiên tuyển chọn Lưu Sinh làm huyện úy phủ Khai Phong. Lưu Sinh kinh ngạc mừng rỡ, xem lão Lý như thần, rồi lại đi gặp lão. Lão Lý phán rằng: “Ông đi làm quan, không cần tiết kiệm, cứ tùy ý thu nạp, ắt không gặp trở ngại. Khi nào sắp mãn nhiệm, ông có thể xin một chức quan, rồi vào kinh thành, ta muốn gieo cho ông một quẻ.”

Lưu Sinh ghi nhớ lời dặn, đến phủ Khai Phong làm huyện úy. Bởi vì xuất thân từ quan gia, được quan trên yêu mến, nhớ lời của lão Lý, ông thỏa sức vơ vét tiền tài mà không lo nghĩ gì. Quan lại trên dưới đều rất yêu mến ông. Hết nhiệm kỳ, ông tích lũy được tới một nghìn vạn quan tiền, bèn đến gặp quan Thích Sử, xin làm quan áp giải tô thuế đến kinh đô. Khi đến Trường An, ông lại tới gặp lão Lý. Lão phán rằng: “Trong vòng 3 ngày, ông sẽ được thăng quan.” Lưu Sinh không tin, lão phán tiếp: “Tuyệt nhiên không sai, thăng quan cũng tại quận này, đắc được chức quan rồi, ông có thể quay lại gặp ta.” Lưu Sinh rời đi, trong lòng bán tín bán nghi.

Ngày hôm sau ông áp tải tiền thuế đến nộp vào ngân khố, đến trước ngân khố chỉ thấy ở phía Đông Nam có một chú chim ngũ sắc bay lên trên nóc nhà, màu sắc rực rỡ, hàng trăm chú chim xôn xao, kéo đến che kín cả bầu trời. Lưu Sinh thốt lên: “Thật kỳ lạ! Thật kỳ lạ!” Nhất thời làm kinh động thái giám trong cung, người trên kẻ dưới đều vây quanh. Có người cho rằng: “Đây là chim phượng hoàng!” Chú chim ngũ sắc nghe thấy tiếng ồn ào liền bay đi mất, hàng trăm chú chim cũng dần tản đi. Chuyện đến tai Hoàng đế, Hoàng đế cho rằng đây là điềm đại cát, liền truyền lệnh: “Tìm xem ai là người thấy trước tiên, nếu là quan thì thăng một bậc.”

Tra ra thì Lưu Sinh là người thấy trước tiên, liền lệnh cho bộ lại, thăng Lưu Sinh làm tri huyện phủ Khai Phong. Quả đúng nội trong 3 ngày, cũng tại châu này. Lưu Sinh phục lão Lý sát đất, lại đến hỏi lão Lý nên làm quan thế nào. Lão phán rằng: “Chỉ cần giống như ngày trước.” Sau khi Lưu Sinh đến nhận chức, vẫn tham lam vơ vét tiền của, lại có được một nghìn vạn quan tiền, sau khi mãn nhiệm tới kinh thành nghe lệnh thuyên chuyển. Ông lại đến gặp lão Lý, thì lão phán rằng: “Lần này phải làm một vị quan liêm chính, một đồng cũng không được nhận. Cẩn trọng! Cẩn trọng!”

Lưu Sinh quả nhiên được phong làm huyện lệnh huyện Thọ Xuân. Vì đã quen tham lam vơ vét, sao có thể nhẫn nại được? Đảm nhận chức vụ chưa được bao lâu, bản tính lại nổi lên, ông ta bỏ mặc ngoài tai lời của lão Lý. Không lâu sau, quan trên tước chức của ông, tịch thu tài sản vì tội tham ô. Ông lại đến hỏi lão Lý: “Hai lần trước lão chỉ tôi thỏa sức vơ vét, nhưng nay lại bảo không được nhận hối lộ, hai lần đều ứng nghiệm, ấy là duyên cớ làm sao?”  Lão Lý phán rằng: “Đời trước ông là một thương nhân lớn, có hai nghìn vạn quan tiền. Ông qua đời tại Biện Châu, số tiền đó lưu lạc tại nhân gian. Giờ ông ra làm quan, vốn là lấy lại tài sản của mình xưa kia, nên không coi là tham ô, và được bình an vô sự. Người dân huyện Thọ Xuân không nợ nần ông, hà cớ gì ông lại tham lam quá mức? Nên giờ ông vẫn tham lam vơ vét cho bằng được, thì coi như làm chuyện xấu rồi.” Lưu Sinh khắc cốt ghi tâm lời lão Lý, rời đi mà vô cùng hổ thẹn.

Bói toán không phải là mê tín, vốn đã có từ thời xa xưa. Vì cuộc đời một người đã được định sẵn, người tinh thông Chu Dịch, Bát quái có thể bấm tay mà bói ra được. Bói toán tồn tại chính vì muốn bảo cho con người biết rằng nên sống thuận theo tự nhiên. Các việc tốt, việc xấu con người gặp trong đời đều do nhân duyên, không phải chuyện vô duyên vô cớ. Nếu muốn kiếp sau được sống hạnh phúc, kiếp này phải làm nhiều việc thiện tích đức, không làm việc xấu việc ác. Kỳ thực đây là một bộ phận của văn hóa Thần truyền.

Coi bói toán là mê tín chính là thủ đoạn mà tà đảng Trung Cộng quen dùng để đả kích người khác, bức hại dân chúng, hủy diệt văn hóa truyền thống, một khi chụp cái mũ lớn chính trị đáng sợ lên là có thể ra tay. Sau đó cưỡng chế truyền bá thuyết vô thần, triết học đấu tranh, không cho người ta tin rằng con người là do Thần tạo ra, nói rằng con người không có kiếp sau, nếu muốn có cuộc sống hạnh phúc thì phải nghe theo đảng, đi theo đảng, phải giành giật một mất một còn, phải đấu với trời, đấu với đất, nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa con người với văn hóa truyền thống, không cho con người làm con cháu Viêm Hoàng, mà bắt làm con cháu Mác Lê.

Kỳ thực, bói toán là dùng tiểu đạo thế gian của Đạo gia, suy đoán dựa vào tướng tay, tướng mặt, số mệnh gắn với ngày sinh (sinh thần bát tự), các tín tức mang trên thân người và thường bị hạn chế. Có thể nhìn thấy được tương lai và quá khứ một cá nhân, thậm chí là thấy được những quy luật phát triển của toàn xã hội, hoặc quy luật biến hóa của toàn thiên thể là điều có thực. Muốn vậy phải có công năng mà người ta gọi công năng đặc dị hay công năng túc mệnh thông, đây là một trong sáu công năng đã được thế giới công nhận.

Trong lịch sử có rất nhiều người thấy được thịnh suy, thay đổi của xã hội và viết thành sách, gọi là sách tiên tri, lưu truyền cho đến ngày nay. Chẳng hạn thời kỳ Tam quốc có “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, triều Tống có “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung, triều Minh có “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn. Trong lịch sử có những bài thơ tiên tri của các vị hòa thượng, đạo sĩ tu hành đắc Đạo. Họ đều tiên tri rất chính xác về những sự kiện lớn sau này xảy ra trong các triều đại lịch sử. Trong đó đều nói đến giai đoạn mạt kiếp ngày nay khi đạo đức nhân loại bại hoại, dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn như ngày nay; đồng thời cũng dự ngôn về Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền cứu độ thế nhân thời mạt kiếp, dự ngôn về cuộc bức hại các đệ tử Đại Pháp, và những đại kiếp nạn nhân loại gặp phải do bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Bia đá trên núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây của Lưu Bá Ôn nói rõ: “Trên đời có người hành đại Thiện, Gặp phải kiếp này không phải bói.”

Thực tế việc đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại xưa nay chưa từng có trong lịch sử, nhưng ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, dẫu có thể bị bắt, bị đánh đập, bị sát hại, đệ tử Đại Pháp vẫn chẳng quản gian nguy, vẫn giảng chân tướng Đại Pháp, chỉ cho con người thế gian cách được đắc cứu, đó là thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà đảng Trung Cộng mà trước đây họ đã từng gia nhập, tin tưởng “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân Thiện Nhẫn hảo” thì sẽ được cứu, tránh được kiếp nạn này, có thể bước sang kỷ nguyên mới của nhân loại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/117858

The post Bói toán không phải mê tín first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/05/boi-toan-khong-phai-me-tin.html/feed0
Thiển đàm về lý luận huyền bí của Đạo gia: “Nhân thể là một tiểu vũ trụ”https://chanhkien.org/2013/03/thien-dam-ve-ly-luan-huyen-bi-cua-dao-gia-nhan-the-la-mot-tieu-vu-tru.htmlhttps://chanhkien.org/2013/03/thien-dam-ve-ly-luan-huyen-bi-cua-dao-gia-nhan-the-la-mot-tieu-vu-tru.html#respondFri, 22 Mar 2013 09:32:40 +0000http://chanhkien.org/?p=21611Đạo gia giảng: Nhân thể là một tiểu vũ trụ. Dựa trên cơ sở của Trung y, kết cấu nội bộ và nguyên lý hoạt động của thân thể con người với vũ trụ là giống nhau.

The post Thiển đàm về lý luận huyền bí của Đạo gia: “Nhân thể là một tiểu vũ trụ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Quan Tâm

[Chanhkien.org] Đạo gia giảng: Nhân thể là một tiểu vũ trụ. Dựa trên cơ sở của Trung y, kết cấu nội bộ và nguyên lý hoạt động của thân thể con người với vũ trụ là giống nhau, Trung Quốc có thuyết về “thập y cửu đạo”. Quá khứ có một số đại y học gia tinh thông Pháp lý của Đạo gia, hành nghề y là một phương thức tu hành.

Thân người có một chức năng miễn dịch hoàn chỉnh, khi có những thứ xâm nhập thân người hoặc thân người sản sinh ra một số thứ không tốt, tự chức năng miễn dịch sẽ tiêu diệt và tự nhiên bài trừ những thứ vật chất dư thừa phế thải đó, đó gọi là “tân trần đại tạ” (thay cũ đổi mới). Người ta không biết rằng vũ trụ cũng là một thể sinh mệnh, vả lại là một sinh mệnh cao cấp, bản thân cũng có chức năng miễn dịch giống như thân người, cơ chế tự động này thanh trừ các vũ trụ đã bị dơ bẩn, Đạo gia gọi điều này là “Tổn hữu dư nhi bổ bất túc” (bỏ đi những thứ dư thừa và bồi bổ những thứ còn thiếu), kỳ thực là sự tân trần đại tạ của vũ trụ.

Người ta nói đến đại kiếp nạn vũ trụ, thực ra chính là sự “tân trần đại tạ” trên một diện tích to lớn của cái thân thể vĩ đại của vũ trụ ấy. Chủng hiện tượng “Tổn hữu dư nhi bổ bất túc” ấy của vũ trụ, “tổn” ấy cũng là một số vật chất bại hoại gây hại, song song với “tổn hữu dư” (loại bỏ dư thừa) là “bổ bất túc” (bổ sung còn thiếu), “bổ” cũng là năng lượng mới, những thứ tốt! Chúng chính là điều bí ẩn chúng ta quan sát được của vũ trụ, ấy là vụ nổ lớn của tinh hệ và sự trùng tân tổ hợp sinh ra một lượng lớn tinh hệ.

Rất nhiều người không tin tưởng đạo lý thiện ác hữu báo, coi đó là mê tín; kỳ thật, đó là khoa học cao hơn, là cơ sở “Tổn hữu dư nhi bổ bất túc” của thể sinh mệnh của vũ trụ. Cơ chế này tương tự như cơ chế miễn dịch ở thân người, tiêu diệt những thứ có hại, gây tổn hại tới các tế bào đã hư hoại, tuyệt không tổn hại các tế bào hữu ích của thân thể, vũ trụ cũng như thế: cơ chế miễn dịch của vũ trụ tạo thành sự tân trần đại tạ, tuyệt không gây tổn hại đến những sinh mệnh thiện lương và chính nghĩa của vũ trụ.

Lấy đạo lý này ra mà diễn giải, người ta sẽ minh bạch ngay: Con người ngoại trừ làm người tốt ra không có con đường nào khác! Con đường chính xác duy nhất để người ta tự cứu chính là làm người tốt, làm quân tử. Nếu không, sớm muộn sẽ bị cơ chế miễn dịch của vũ trụ đào thải đi: “Thiên tác nghiệt, do khả vi; tự tác nghiệt, bất khả hoạt!” (Trời giáng tai họa, ấy là có nguyên do; tự mình gây họa, thì không thể sống!) Trung Cộng là khối u ác của vũ trụ, đó cũng là nguyên nhân “Trời diệt Trung Cộng” và là ý nghĩa của việc tại sao phải thoái đảng —“tự cứu”!

Văn hóa truyền thống Trung Hoa là thâm sâu vô cùng, những điều tốt đều tại Trung Quốc “Thần Châu” ấy, chỉ là người ta đã quên mất văn hóa của bản thân, nhưng đó là hy vọng cho tương lai của nhân loại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/81606

The post Thiển đàm về lý luận huyền bí của Đạo gia: “Nhân thể là một tiểu vũ trụ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/03/thien-dam-ve-ly-luan-huyen-bi-cua-dao-gia-nhan-the-la-mot-tieu-vu-tru.html/feed0
Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (1): Nói từ «Mai Hoa Thi»https://chanhkien.org/2012/04/man-dam-ve-van-hoa-trung-quoc-co-dai-1-noi-tu-mai-hoa-thi.htmlhttps://chanhkien.org/2012/04/man-dam-ve-van-hoa-trung-quoc-co-dai-1-noi-tu-mai-hoa-thi.html#respondWed, 04 Apr 2012 06:58:14 +0000https://chanhkien.org/?p=17077Tác giả «Mai Hoa Thi» là nhà Dịch học thời Bắc Tống, Thiệu Ung. Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết.

The post Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (1): Nói từ «Mai Hoa Thi» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chương Thiên Lượng

[Chanhkien.org] Tác giả «Mai Hoa Thi» là nhà Dịch học thời Bắc Tống, Thiệu Ung. Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết. Tương truyền Thiệu Khang Tiết từng ẩn cư ở rừng núi, khổ tâm nghiên cứu Dịch lý, tuy nhiên thu hoạch được rất ít. Vào trưa một ngày nọ, khi ông đang nằm ngủ, thì nghe thấy tiếng một con chuột chạy tới, tiếng kêu của nó làm phiền ông. Bởi vậy ông cầm cái gối của mình và quăng vào con chuột, kết quả không trúng, nhưng vì gối làm bằng gốm, nên rơi vỡ tan trên sàn nhà. Bên trong đó có một tờ giấy, đại ý nói: “Vào ngày X tháng Y năm Z, cái gối này sẽ bị Thiệu Ung đập vỡ”. Thiệu Ung vô cùng kinh ngạc, bởi vì không chỉ thời gian hoàn toàn chính xác, mà ngay cả tên của ông cũng không sai một ly nào.

Từ manh mối có được từ cái gối, ông đã tìm được người đã viết tờ giấy. Khi gõ cửa, cửa mở ra, trong đó có một người trung niên nói: “Phụ thân tôi qua đời mấy ngày trước rồi, trước lúc lâm chung còn dặn dò hôm nay sẽ có một người tên là Thiệu Ung tới, và dặn tôi đưa quyển sách này cho ông”, nói xong đưa quyển sách ra. Sau khi nghiền ngẫm cuốn sách này, khả năng bói toán của Thiệu Ung trở nên cực kỳ chuẩn xác, không lời nào không ứng nghiệm, đây chính là nguồn gốc của “Mai Hoa dịch số”.

Phương pháp xem quẻ của “Mai Hoa dịch số” là vô cùng đơn giản, người bói chỉ cần căn cứ một tâm, hoặc màu sắc, con số, cũng có thể căn cứ âm thanh, tiết tấu, rất là nhiều loại. Sau khi xem bói, nhân tố cần phải suy xét là rất nhiều, ví như thời thần lúc bốc quẻ, phương vị, trạng thái người bốc quẻ, là đứng, ngồi, là nằm, hay là đi, v.v. Cuối cùng đem những nhân tố này đối ứng với Ngũ hành, lại chiếu theo lý sinh-khắc trong Ngũ hành mà dự đoán cát hung. Thực ra phương pháp toán quái này là “số học” chân chính, các nhân tố khảo sát là tương đương với các biến trong phương trình đại số hiện đại của Tây phương, chẳng qua là một loại thuật số cao cấp, khảo sát các nhân tố tổng hợp của thời-không.

Phương pháp toán quái này thuộc về tiểu đạo của Đạo gia, nhưng cũng là một phương thức tu luyện. Tuy là toán quái nhưng yêu cầu rất nghiêm khắc, đó là trước khi xem quẻ thì tâm phải tĩnh như nước, bài trừ tạp niệm, mục đích là đạt đến tương thông với trời đất. Như vậy, toán quái không chỉ là “kỹ thuật” đơn thuần, mà tâm ngày càng thanh tịnh, tạp niệm ngày càng ít, dần dần đạt tới “Thiên-nhân cảm ứng”, những thứ tính ra mới chính xác được. Thực ra đây chính là vứt bỏ chấp trước danh lợi của con người, đạt đến đạo đức thăng hoa, cũng là thể hiện của nhân tố tu luyện.

Tương truyền, thầy của Thiệu Ung chính là Lý Chi Tài, mà Lý Chi Tài lại là học sinh của Trần Đoàn.

Trần Đoàn là nhân vật mà cả Đạo gia và Nho gia đều khá tôn sùng. Có cố sự nói về Tống Thái Tổ trước khi thống nhất thiên hạ, tức vào thời Ngũ đại thập quốc, chiến tranh liên miên, Trần Đoàn vì thế mà tránh thời loạn thế, ẩn cư trên núi Hoa Sơn. Sau đó Tống Thái Tổ xưng đế, Trần Đoàn vui vẻ cưỡi lừa xuống núi, nói: “Thiên hạ từ nay thái bình rồi”. Truyền thuyết nói Trần Đoàn đặc biệt có tài ngủ, đã ngủ là cả mấy năm không tỉnh dậy. Người ta đều nói ông là vì chán ghét chiến loạn và người đương quyền nên mới lấy ngủ để đạt thanh tịnh. “Tống sử – Liệt truyện”, quyển 216 ghi lại: “Trần Đoàn thích đọc «Kinh Dịch», luôn cầm cuốn sách trong tay, tự đặt hiệu cho mình là Phù Diêu Tử. Ông đã viết 81 chương của «Chỉ Huyền Thiên», dạy về tu luyện và luyện đan”. Từ sự tích mà ông lưu lại, có thể thấy rõ rằng ông là một người tu luyện. Trong bài giảng thứ tám «Chuyển Pháp Luân», ông Lý Hồng Chí từng nói qua: “Đạo gia cũng giảng điều này, đặc biệt là một số Kỳ Môn công pháp giảng ngủ, ngủ một mạch liền mấy chục năm mới xuất định, không tỉnh“. Tôi cảm giác Trần Đoàn chính là người thuộc loại tu luyện phó nguyên thần này.

Loại tu luyện phó nguyên thần này, ngoại trừ ngủ ra, còn có một loại người chuyên uống rượu. Trong bài giảng thứ bảy «Chuyển Pháp Luân», ông Lý Hồng Chí cũng giảng một câu như thế này: “Vì sao có một số [người] tu luyện Đại Đạo phải uống rượu? Vì họ không tu luyện chủ nguyên thần, [rượu] là để đánh mê chủ nguyên thần.” Tôi cảm giác người nổi tiếng nhất thuộc loại này là Lý Bạch, đại thi nhân triều Đường; ông tự xưng là Lý Trích Tiên, “Trích Tiên” ở đây chính là tiên nhân hạ xuống trần.

Lý Bạch nổi tiếng là thích rượu. Ông có bài thơ, viết: “Ngũ hoa mã, thiên kim cừu; Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu” (Ngựa ngũ hoa và áo lông giá nghìn vàng này, Đem ra để gọi đổi lấy rượu ngon). Hơn nữa không say thì không thôi, trong sách «Cảnh thế thông ngôn» tả rằng: “Nghe tiếng rượu ngon Ô Trình ở Hồ Châu, Lý Bạch không quản xa nghìn dặm đến thưởng thức. Tới nơi uống rượu thỏa thích, như bên cạnh không có người vậy, bấy giờ có Già Diệp Tư Mã đi ngang qua, nghe tiếng hát của Lý Bạch, mới hỏi xem đây là người nào. Lý Bạch thuận miệng đáp bốn câu thơ: “Thanh Liên cư sĩ Trích Tiên Nhân, Tửu tứ đào danh tam thập xuân, Hồ Châu Tư Mã hà tu vấn, Kim Túc Như Lai thị hậu thân” (Ta là Thanh Liên cư sĩ hay Trích Tiên Nhân, Rời nơi danh lợi vào quán rượu này đã 30 năm, Họ Tư Mã ở Hồ Châu hà tất phải hỏi, Kim Túc Như Lai ở đằng sau thân ta).

Cho dù là danh hiệu “Thanh Liên cư sĩ” hay là “Trích Tiên Nhân”, thì đều biểu thị nguyên lai sinh mệnh ông không phải đến từ nơi đây. Mẹ Lý Bạch khi sinh ông mộng thấy Thái Bạch Kim Tinh nhập thai, nên Lý Bạch còn được gọi là “Thái Bạch tiên sinh”. Đường Huyền Tông vô cùng sùng tín Lý Bạch, từng hỏi chí hướng Lý Bạch, Lý Bạch đáp: “Thần không cần gì cả, có tiền để uống rượu say cả ngày là đủ rồi”. Tâm đạm bạc danh lợi này thể hiện rất rõ trong thơ của ông, chẳng hạn các bài: “Tương tiến tửu”, “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Mộc du thiên mỗ ngâm lưu biệt”. Không có tâm thái của một người tu luyện thì hoàn toàn không thể viết được như thế.

Một đặc điểm lớn khác của Lý Bạch là uống càng say thì viết thơ càng hoa lệ trào dâng, khí thế hào hùng. Thực ra tôi cảm thấy đúng như điều được giảng trong bài giảng thứ chín «Chuyển Pháp Luân», ấy là phó nguyên thần càng có thể phát huy tác dụng: “Nhưng khi chủ ý thức vừa buông lơi ra, phó ý thức liền đưa những gì nó biết phản ánh lên đại não, bởi vì lúc ở không gian khác nó có thể nhìn thấy bản chất sự vật, như vậy liền làm [tiếp] được, viết [tiếp] được, sáng tác ra được“.

Ban đầu, tôi thấy Trần Đoàn thích ngủ và Lý Bạch thích rượu quả thực là điều quái gở của các cao nhân ẩn sĩ; sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, mới biết trong đó bao hàm nội hàm tu luyện siêu việt người thường. Người trong quá khứ, vì không đắc Đại Pháp, rất nhiều đều là tu luyện trong tiểu đạo, phó xuất rất nhiều, tu luyện cũng rất khổ. Tuy trong mắt người thường, họ có vẻ thật đặc biệt, nhưng lý mà họ chứng ngộ cũng không cao hơn người thường bao nhiêu.

Vào thời Xuân Thu, có một người gảy đàn rất nổi tiếng tên là Sư Khoáng, có thể căn cứ âm luật để dự đoán cát hung. Tương truyền Tấn Bình Công nghe nói nước Sở sắp tấn công nước Trịnh, mới lệnh Sư Khoáng xem bói số thắng hay thua. Sư Khoáng gảy dây đàn cầm, hát khúc ca Nam-Bắc khác nhau, sau đó bẩm báo với Tấn Linh Công: “Nước Sở ỷ mạnh hiếp yếu, tất sẽ lãnh thất bại cuối cùng”. Quả nhiên chưa đầy mấy hôm sau, đã có tin truyền lại nước Sở bại trận.

Trong lịch sử ghi lại Sư Khoáng là một người mù, sách «Đông Chu liệt quốc chí» nói ông dùng khói ngải đắng để hun cho mù đôi mắt của mình. Khi ấy tôi thấy đây là sự việc không thể tưởng tượng được. Sau mới minh bạch ông là vì thấy rằng điều nhìn thấy bằng đôi mắt này khiến ông không thể chuyên tâm làm một số việc, nên mới dùng phương pháp khổ sở như vậy để lấy lại tâm thanh tịnh cho mình. Loại ý chí tu luyện ấy y chang nhị tổ Thiền tông Tổ Tuệ chặt tay cầu pháp trước Đạt Ma tổ sư ở Thiếu Lâm Tự, chẳng qua Sư Khoáng là thông qua phương thức “hữu vi” của tiểu đạo để đạt thanh tịnh. Căn bản mà nói, loại cách làm ấy không thể khiến ông đạt thanh tịnh thật sự và tu luyện lên tầng thứ cao, bởi vậy thành tựu của ông chỉ hạn cuộc trong xem bói cát hung mà thôi, “nghe khúc ca dây đàn mà biết được nhã ý”. Tuy trong mắt người thường, ông mang theo bản sự siêu thường, nhưng trong mắt người đã đắc được Đại Pháp, thì họ thấy ông quả thực rất khổ.

Trong «Chuyển Pháp Luân», ông Lý Hồng Chí đã tiết lộ vô số thiên cơ, trình bày rất nhiều đạo lý bao hàm bí ẩn từ hồng quan tới vi quan. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, quay đầu lại xem văn hóa cổ đại Trung Quốc, thấy rằng nguyên là có nhiều điều rất cổ quái, rất không phù hợp với lý thông thường, kỳ thực đều là quán xuyến nội hàm tu luyện tại các tầng thứ khác nhau. Đứng tại giác độ ấy mà xem xét văn hóa Trung Quốc bác đại tinh thâm, phát hiện thấy rất nhiều nội dung cao thâm huyền bí trở thành hết sức rõ ràng dễ hiểu, nhìn một cái là rõ ngay, đây chính là trí tuệ mà Phật Pháp khai mở.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/8/16384.html
http://pureinsight.org/node/1092

The post Mạn đàm về văn hóa Trung Quốc cổ đại (1): Nói từ «Mai Hoa Thi» first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/04/man-dam-ve-van-hoa-trung-quoc-co-dai-1-noi-tu-mai-hoa-thi.html/feed0
Giải mã văn hóa Trung Hoa (III): Pháp thành hồng vi vô hạn vậthttps://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-iii-phap-thanh-hong-vi-vo-han-vat.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-iii-phap-thanh-hong-vi-vo-han-vat.html#respondTue, 11 Oct 2011 18:41:18 +0000http://chanhkien.org/?p=13331Tác giả: Chính Ngộ [Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2) Vũ trụ sinh ra và tồn tại như thế nào mãi vẫn là chủ đề nghiên cứu của nhân loại. Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện […]

The post Giải mã văn hóa Trung Hoa (III): Pháp thành hồng vi vô hạn vật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Ngộ

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2)

Vũ trụ sinh ra và tồn tại như thế nào mãi vẫn là chủ đề nghiên cứu của nhân loại. Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.

Dưới đây tôi sẽ đàm luận một chút nhận thức về vấn đề này. Tại một tầng thứ nhất định, Thái Cực mà chúng ta nhìn thấy chính là như vậy. Đặc tính sẵn có của Âm-Dương là rất phức tạp, ví như Dương động Âm tĩnh, Dương thượng Âm hạ, Dương tả Âm hữu, Dương dọc Âm ngang, Dương hư Âm thực, Dương ngoại Âm nội, Dương cương Âm nhu, Dương lẻ Âm chẵn, v.v.

Tôi sẽ lấy thân thể người để giải thích. Đạo (Pháp) hình thành Thái Cực biểu hiện trên thân thể người gồm vô số tầng, càng xuống dưới càng phức tạp, tính hỗn hợp càng lớn, càng lên trên càng thuần, đều chồng lên thân thể người, từ đó cấu thành các chủng cơ năng và kết cấu cơ thể người.

Trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ» chỉ rõ: “Bất kể loại vật chất và sinh mệnh nào trong vũ trụ đều là từ lạp tử vi quan tổ hợp thành một tầng lạp tử lớn hơn, từ đó tổ hợp thành vật thể bề mặt. Trong phạm vi quán xuyến của hai chủng vật chất tính chất khác nhau này, hết thảy vật chất, hết thảy sinh mệnh đều là giống nhau có tồn tại hai dạng tính, ví như thép rất cứng rắn, nhưng chôn xuống đất thì sẽ bị rỉ mà tiêu đi, còn đồ gốm sứ khi bị chôn dưới đất sẽ không bị ô-xy hoá mà hỏng, nhưng chúng giòn và dễ vỡ.” (Phật tính và ma tính)

Do đó hình thức tồn tại trên thân thể người chính là trong Thái Cực còn có Thái Cực, trong Thái Cực ấy lại có Thái Cực khác nữa, phân thành vô hạn.

Từ tầng ngoài cùng nhất mà xét, Âm-Dương mà Pháp căn bản (Chân-Thiện-Nhẫn) tạo thành sẽ quyết định hai dạng tính của người, nam Dương nữ Âm; từ tính cách cũng có thể phân thành Nam nhân cương Dương, nữ nhân Âm nhu. Giờ hạ xuống một tầng nữa để xét từ góc độ cá thể. Ở phần trước, tôi đã bàn về cách nói Dương thanh thăng lên trên, Âm trọc hạ xuống dưới vào thời Trung Quốc cổ đại. Thực ra theo chỗ tôi biết, đây chính là do Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn tạo thành. Trong «Chuyển Pháp Luân» có một ví dụ rất sinh động như sau: “Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên.” Tất nhiên đây chỉ là thể hiện ở một phương diện, tôi phát hiện kỳ thực tất cả đặc tính mà Thái Cực sở hữu đều là Đại Pháp tạo thành. Trong phần trước, tôi đã nói về phương thức lưu động của kinh mạch trong cơ thể, với chỉnh thể cũng là một Thái Cực và không trùng lặp. Nửa thân trên tại một tầng thứ nhất định thì toàn bộ chính là tính Dương, nửa thân dưới là tính Âm, trong thân thể có phần phân cách ngũ tạng (Trung y giảng ngũ tạng là chỉ can, tâm, tì, phế, thận, đối ứng với Ngũ hành). Dương động Âm tĩnh, chúng ta có thể thấy được, trong ngũ tạng của người, phổi nằm ở trên (Dương), do đó có thể động; còn gan, thận nằm ở dưới (Âm), đều không thể động. Đây thực ra chính là thể hiện của Thái Cực tại một tầng thứ nhất định.

Chúng ta biết rằng người xưa vẫn luôn có cách nói rằng ‘Dương tả Âm hữu’. Loại giao thoa tương hỗ trên dưới, trái phải này, lưỡng tầng trùng tổ, thực tế sẽ xuất hiện năm loại tình huống. Một phần toàn là Dương, một phần Dương nhiều Âm ít, một phần Âm nhiều Dương ít, một phần toàn là Âm, còn có một khả năng, chính là Âm-Dương hoàn toàn bình quân. Theo tôi đây chính là nguồn gốc của Ngũ hành; thực ra nó là do Âm-Dương cấu thành, mà Âm-Dương lại do Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành. Hơn nữa tầng Ngũ hành này đã sản sinh ra đặc tính, chính là ‘tương sinh’ (Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc) và ‘tương khắc’ (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc); nguyên nó là sự tương hỗ đối lập trên một tầng Thái Cực. Mời xem hình dưới:

Hình 1: Ngũ hành tương sinh-tương khắc. Mũi tên nét liền là quan hệ tương sinh, mũi tên nét đứt là quan hệ tương khắc. Thứ tự từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ là Mộc→Hỏa→Thổ→Kim→Thủy.

Sư phụ Lý Hồng Chí khi giảng Pháp đều chỉ thẳng vào trọng tâm. «Tinh Tấn Yếu Chỉ» chỉ rõ rằng: “Ở rất cao và rất vi quan nơi vũ trụ tồn tại hai chủng vật chất khác nhau, đó cũng là đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tối cao của vũ trụ, thể hiện ra thành hình thức tồn tại của hai chủng vật chất ở một tầng thứ không gian nhất định của vũ trụ. Xuyên suốt từ đó trở xuống, từ vi quan đến hồng quan cho đến một không gian nhất định. Càng xuống dưới thì hai loại vật chất tính chất này, thuận theo trạng thái biểu hiện của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, mà biểu hiện càng khác nhau, khác biệt càng lớn. Từ đó mà sinh ra điều mà Đạo gia gọi là Lý ‘âm dương và thái cực’. Xuống tiếp nữa, hai chủng vật chất tính chất khác nhau này càng ngày càng phát sinh đối lập, như vậy hình thành Lý ‘tương sinh tương khắc’.” (Phật tính và ma tính)

Trên thân thể người, Âm-Dương biểu hiện là khí (Dương) huyết (Âm), do đó quá khứ sách Trung y giảng nam nặng tại khí, khí của nam nhân vượng-suy sẽ sản sinh tinh khí; nữ nặng tại huyết, huyết của nữ nhân tròn-khuyết sẽ sản sinh kinh nguyệt. Chúng ta giờ lại từ ngũ quan mà giảng; cổ tịch Trung y «Hoàng Đế nội kinh» đã minh xác ghi lại quan hệ đối ứng giữa ngũ tạng và Ngũ hành. Để giúp mọi người lý giải, tôi liệt kê như sau:

Ngũ quan – ngũ tạng – Ngũ hành – công năng – trạng thái Âm Dương – trạng thái vận động

Mục can Mộc tàng huyết Âm trung Âm tĩnh
Thiệt tâm Hỏa hóa huyết Âm trung Dương động
Khẩu tì Thổ vận hóa bình hành
Tị phế Kim hóa khí Dương trung Dương động
Nhĩ thận Thủy nạp khí Dương trung Âm tĩnh

Thật là kỳ diệu! Dương ngoại hóa, Âm nội thu. Công năng của ngũ tạng mà Trung y giảng, kỳ thực là hỗn hợp Âm-Dương tạo thành. Hai tạng huyết, một hóa (Dương) một tàng (Âm); hai tạng khí, một hóa (Dương) một nạp (Âm). Trạng thái Âm-Dương liệt kê trong biểu trên thực ra chỉ là nhìn từ một tầng diện. Từ một tầng diện khác, toàn bộ ngũ tạng là do Âm hóa sinh, toàn bộ lục phủ là do Dương hóa sinh. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, thân thể người đều nghiêm khắc chiểu theo quy luật Âm-Dương mà tiến hành diễn hóa phức tạp. Đây là nhìn từ góc độ công năng của ngũ tạng, tiếp đây chúng ta sẽ từ hình thái hoặc khí chất để nhìn. Trước hết nói về ngũ quan. Dương hư Âm thực, hai khiếu khí (mũi và tai) trống rỗng, hai khiếu huyết (mắt và lưỡi) lại là thực thể. Dương dọc Âm ngang, hai khiếu khí (mũi và tai) mọc theo hướng dọc, hai khiếu huyết (mắt và lưỡi) mọc theo hướng ngang. Điều kỳ diệu nhất chính là trong hai khiếu khí nằm dọc, một khiếu nằm ở trước sau trung tuyến (mũi), một khiếu nằm ở trái phải trung tuyến (tai). Còn hai khiếu huyết nằm ngang, một là hướng trước sau (lưỡi), một là hướng trái phải (mắt), hơn nữa các khiếu còn đan xen ngang dọc, phương hướng cũng bất đồng, xin xem hình dưới:

Hình 2: Phương hướng ngang dọc của ngũ quan.

Thổ khởi tác dụng bình hành nằm ở giữa (trạng thái trung gian), bởi vì còn liên quan đến đạo lý khác, nên nếu có cơ hội tôi sẽ giảng sau.

Từ những ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy: Pháp thượng tầng hình thành một tầng Pháp ở dưới, càng xuống dưới càng phức tạp, tính hỗn hợp càng lớn. Vật chất ở tầng dưới sau khi sinh ra từ tầng trên sẽ kế thừa đặc trưng của thượng tầng. Khi vận hành, thượng tầng sẽ tự nhiên hình thành và chế ước vật chất tầng dưới, theo cách nói của Đại Pháp là hoàn toàn tương hợp. Từ đó có thể thấy Pháp Luân Đại Pháp đúng là thể hiện chân thực của Pháp vũ trụ.

Những sự việc xung quanh chúng ta, đâu đâu cũng đều kỳ diệu khó tả nếu chúng ta nhìn sâu hơn. Những người có đầu não đều có thể minh bạch, điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Rất có quy tắc, hoàn toàn không giống như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi phân mỗi tấc trên sinh mệnh chúng ta đều do Pháp cấu thành và diễn hóa. Đồng thời cũng chứng minh rằng trong «Chuyển Pháp Luân» câu nào cũng là chân lý, Chân-Thiện-Nhẫn quả đúng là bản nguyên tạo ra hết thảy sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ. Chỉ bởi nó quá cao thâm, nên khoa học bề mặt của nhân loại không sao nghiên cứu được. Thế nhưng khoa học cổ đại của Trung Quốc rõ ràng là đã đi sâu hơn rất nhiều so với khoa học hiện đại.

(Hết)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/6/1/53128.html

The post Giải mã văn hóa Trung Hoa (III): Pháp thành hồng vi vô hạn vật first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-iii-phap-thanh-hong-vi-vo-han-vat.html/feed0
Giải mã văn hóa Trung Hoa (II): Lên xuống thuận nghịch tạo càn khônhttps://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-ii-len-xuong-thuan-nghich-tao-can-khon.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-ii-len-xuong-thuan-nghich-tao-can-khon.html#respondSun, 09 Oct 2011 18:32:52 +0000http://chanhkien.org/?p=13305Tác giả: Chính Ngộ [Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1) Trong phần trước, tôi đã nói về phù hiệu chữ Vạn (卍) hiển hiện tại Lạc Thư; lần này, tôi sẽ nói về thể hiện của Thái Cực tại Hà Đồ. Kỳ thực trong khoa học cổ đại Trung Quốc vẫn coi số lẻ là Dương, […]

The post Giải mã văn hóa Trung Hoa (II): Lên xuống thuận nghịch tạo càn khôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Ngộ

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)

Trong phần trước, tôi đã nói về phù hiệu chữ Vạn (卍) hiển hiện tại Lạc Thư; lần này, tôi sẽ nói về thể hiện của Thái Cực tại Hà Đồ. Kỳ thực trong khoa học cổ đại Trung Quốc vẫn coi số lẻ là Dương, số chẵn là Âm; những ai hiểu sâu về văn hóa cổ đại Trung Quốc đều biết điểm này. Chúng ta xem Hà Đồ thì có thể nhìn ra được, chính là đen (Âm) trắng (Dương). Xin xem hình dưới:

Hình 1: Hà Đồ.

Do đó Dương từ 1 bắt đầu thăng dần lên theo Dương khí, 1→3→7→9, Âm từ 2 bắt đầu hạ dần xuống theo Âm khí, 2→4→6→8, đây chính là trạng thái ‘Dương thăng Âm giáng’. Hai màu đen-trắng của chúng ta thay nhau biểu thị, xin xem hình dưới:

Hình 2: Vận động của Âm-Dương trong Hà Đồ.

Đồ hình trên thời cổ đại gọi là “Hữu cực đồ”; bởi vì văn hóa Trung Quốc đã bị phá hoại, nên rất ít người biết được đồ hình này. Chúng ta nhìn sự lên xuống của đen-trắng sẽ không khó phát hiện khi đến 7, thì thực ra Dương đã lên đến cực điểm rồi, đến 9 thì đã đi xuống rồi. Cũng như vậy khi đến 6 thì Âm đã xuống thấp cực điểm rồi, đến 8 thì đã đi lên rồi. Cổ nhân nói “vật cực tất phản”, chính là đạo lý này. Xoay ngược lại nói, từ chỉnh thể mà xét, Dương khí vượng nhất là lúc Âm khí dần thăng lên, Âm khí vượng nhất là lúc Dương khí dần hạ xuống. Kỳ thực đây chính là Thái Cực đồ. Do đó dùng hình dưới để biểu thị thì càng dễ lý giải hơn:

Hình 3: Thái Cực đồ.

Theo tôi được biết, ‘Dương thăng Âm giáng’ là một đặc tính rất trọng yếu của Thái Cực. Đương nhiên khi chuyển ngược lại thì là ‘Âm thăng Dương giáng’ rồi. Trong Thái Cực đồ, chủng loại lên xuống này là đồng thời tồn tại. Có thể nhìn thấy nó hoàn toàn bị Pháp tầng cao hơn đới động dẫn tới xoay chuyển xuôi ngược, trong «Chuyển Pháp Luân» đã nói rõ. Điều này thể hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Ban ngày Dương khí dần thăng, thủy khí {hơi nước} đều bị đới động thăng lên trên, Âm khí hạ xuống, đến tối chuyển ngược lại. Cổ nhân giảng Dương thanh thăng lên làm trời, Âm trọc hạ xuống làm đất. Bốn mùa cũng là đạo lý này, chớm Xuân nước nóng dần lên (Dương khí), đến mùa Hè là tới cực điểm, sau đó nước bắt đầu lạnh (Âm khí), đến mùa Thu càng lạnh, tới mùa Đông Âm khí trên trời đạt đến cực điểm, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trung y giảng 12 kinh tuần hoàn cũng là như vậy, gồm rất nhiều nội dung. Tức là Trung y phát hiện thân thể người nửa thân trên là ‘Dương thăng Âm giáng’, nửa thân dưới là ‘Âm thăng Dương giáng’. Bài công pháp thứ tư của Pháp Luân Đại Pháp là trực tiếp chuyển động theo chính diện. Từ đó có thể thấy, Pháp Luân Đại Pháp xác thực là chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà luyện, hơn nữa cả chỉnh thể đều được khống chế khi luyện.

Đây là từ trên xuống dưới mà nhìn; từ một góc độ khác, thì có ‘Dương dọc Âm ngang’. Chúng ta biết rằng ban ngày Dương khí thịnh, còn ban đêm Âm khí thịnh. Con người chúng ta trong một ngày đêm cũng bị đới động biến hóa theo. Ban ngày đứng thẳng sinh hoạt lao động, đến đêm nằm ngang ngả lưng đi ngủ. Tuy nhiên hiện tại hết thảy đều bị phá hoại nghiêm trọng, có người sống về đêm; buổi tối không ngủ, ban ngày mới ngủ. Đâu đâu cũng tồn tại biến dị.

Phần này nói đến đây là hết. Kỳ thực còn có rất nhiều thể hiện khác chưa được giảng. Phần sau chúng ta sẽ nói về thể hiện cụ thể hơn nữa của Thái Cực tại nhân gian: Nó cấu thành thân thể như thế nào, quy tắc phi thường, đâu đâu cũng đều diễn hóa đới động theo Pháp, hoàn toàn không như người thường vẫn tưởng.

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/articles/2008/5/14/52850.html

The post Giải mã văn hóa Trung Hoa (II): Lên xuống thuận nghịch tạo càn khôn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-ii-len-xuong-thuan-nghich-tao-can-khon.html/feed0
Giải mã văn hóa Trung Hoa (I): Đồ hình cổ xưa hiện Pháp Luânhttps://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-i-do-hinh-co-xua-hien-phap-luan.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-i-do-hinh-co-xua-hien-phap-luan.html#respondWed, 05 Oct 2011 12:53:52 +0000http://chanhkien.org/?p=13254Tác giả: Chính Ngộ [Chanhkien.org] Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (卍), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. […]

The post Giải mã văn hóa Trung Hoa (I): Đồ hình cổ xưa hiện Pháp Luân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Ngộ

[Chanhkien.org] Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (卍), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:

Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:

Hình 1: Hà Đồ.

Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:

Hình 2: Lạc Thư.

Có người nói Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại, nhưng phù hiệu chữ Vạn (卍) thì không phải của Trung Quốc, mà là sau này Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc mới có. Thực ra điều này không sai; tuy nhiên phù hiệu chữ Vạn (卍) này đã liên tục được lưu truyền tại Trung Quốc, chỉ là vô cùng ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà Đồ và Lạc Thư.

Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau. Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, bàn tính của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy. Như mọi người biết, cách tính này kỳ thực là cực kỳ nhanh, vượt qua cả máy tính. Trên bàn tính, 1 và 6 đều là một hạt bên dưới, khác biệt với trên 0 còn có 5. 2-7, 3-8, 4-9, mấy cặp số này cũng như vậy. Điều này thuyết minh rằng giữa mấy số này xác thực là có liên hệ vi diệu. Sự thật chứng minh rằng các quy luật này không chỉ tồn tại, mà còn có tác dụng rất lớn.

Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:

Hình 3: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍).

Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia—phù hiệu chữ Vạn (卍). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn (卍) này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?

Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Thực ra không chỉ khí công là được lưu lại từ niên đại xa xưa; [mà] Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v. đều là [những thứ] di lưu từ tiền sử. Vậy nên chúng ta hôm nay đứng tại góc độ người thường mà nghiên cứu chúng, nhận thức chúng, [thì] chẳng nghiên cứu được gì sáng tỏ. Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy].

Chỉ một lời là rõ ngay. Đến đây dường như đã kết thúc rồi, không phải! Kỳ thực chúng ta mới chỉ vừa bắt đầu mà thôi.

Có người có thể nghĩ, lẽ nào là Pháp Luân? Không sai!

Trong giảng Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí đã nhiều lần giảng về vấn đề phản lý tại nhân gian, còn giảng qua câu chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược. Chúng ta nhìn thấy đúng là như vậy. Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (卍). Vì nguyên nhân nào, thì trong «Chuyển Pháp Luân» Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói rất tường tận rồi. Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (卍); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực (sẽ có bài phân tích tường tận sau). Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn (卍) để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (卍), còn tứ giác là bốn Thái Cực, chính là đồ hình Pháp Luân.

Trong lịch sử, các loại sự tình đều sớm được an bài, hết thảy đều để chúng ta hôm nay có thể nhận thức Pháp. Trong những phần sau, tôi sẽ đàm luận về một số biểu hiện khác mà tôi ngộ được. Thái Cực cấu thành Ngũ hành như thế nào; Thái Cực, Ngũ hành biểu hiện ra sao trong giới tự nhiên và trên thân thể chúng ta; Pháp thượng tầng kéo theo biểu hiện của Pháp hạ tầng trong vật chất xung quanh chúng ta như thế nào, v.v. Sự thật chứng minh rằng «Chuyển Pháp Luân» quả đúng là Thiên Thư, câu nào cũng đều là chân lý, thiên cơ. Văn hóa Trung Quốc xác thực là văn hóa Thần truyền. Chúng ta may mắn sinh ra vào thời Đại Pháp hồng truyền, do vậy phải trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này; hãy tu luyện Đại Pháp, ra sức tinh tấn, mới không phụ lòng từ bi hồng đại của Phật Chủ.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/6/52710.html

The post Giải mã văn hóa Trung Hoa (I): Đồ hình cổ xưa hiện Pháp Luân first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/giai-ma-van-hoa-trung-hoa-i-do-hinh-co-xua-hien-phap-luan.html/feed0