Giải mã văn hóa Trung Hoa (III): Pháp thành hồng vi vô hạn vật



Tác giả: Chính Ngộ

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1, Phần 2)

Vũ trụ sinh ra và tồn tại như thế nào mãi vẫn là chủ đề nghiên cứu của nhân loại. Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.

Dưới đây tôi sẽ đàm luận một chút nhận thức về vấn đề này. Tại một tầng thứ nhất định, Thái Cực mà chúng ta nhìn thấy chính là như vậy. Đặc tính sẵn có của Âm-Dương là rất phức tạp, ví như Dương động Âm tĩnh, Dương thượng Âm hạ, Dương tả Âm hữu, Dương dọc Âm ngang, Dương hư Âm thực, Dương ngoại Âm nội, Dương cương Âm nhu, Dương lẻ Âm chẵn, v.v.

Tôi sẽ lấy thân thể người để giải thích. Đạo (Pháp) hình thành Thái Cực biểu hiện trên thân thể người gồm vô số tầng, càng xuống dưới càng phức tạp, tính hỗn hợp càng lớn, càng lên trên càng thuần, đều chồng lên thân thể người, từ đó cấu thành các chủng cơ năng và kết cấu cơ thể người.

Trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ» chỉ rõ: “Bất kể loại vật chất và sinh mệnh nào trong vũ trụ đều là từ lạp tử vi quan tổ hợp thành một tầng lạp tử lớn hơn, từ đó tổ hợp thành vật thể bề mặt. Trong phạm vi quán xuyến của hai chủng vật chất tính chất khác nhau này, hết thảy vật chất, hết thảy sinh mệnh đều là giống nhau có tồn tại hai dạng tính, ví như thép rất cứng rắn, nhưng chôn xuống đất thì sẽ bị rỉ mà tiêu đi, còn đồ gốm sứ khi bị chôn dưới đất sẽ không bị ô-xy hoá mà hỏng, nhưng chúng giòn và dễ vỡ.” (Phật tính và ma tính)

Do đó hình thức tồn tại trên thân thể người chính là trong Thái Cực còn có Thái Cực, trong Thái Cực ấy lại có Thái Cực khác nữa, phân thành vô hạn.

Từ tầng ngoài cùng nhất mà xét, Âm-Dương mà Pháp căn bản (Chân-Thiện-Nhẫn) tạo thành sẽ quyết định hai dạng tính của người, nam Dương nữ Âm; từ tính cách cũng có thể phân thành Nam nhân cương Dương, nữ nhân Âm nhu. Giờ hạ xuống một tầng nữa để xét từ góc độ cá thể. Ở phần trước, tôi đã bàn về cách nói Dương thanh thăng lên trên, Âm trọc hạ xuống dưới vào thời Trung Quốc cổ đại. Thực ra theo chỗ tôi biết, đây chính là do Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn tạo thành. Trong «Chuyển Pháp Luân» có một ví dụ rất sinh động như sau: “Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên.” Tất nhiên đây chỉ là thể hiện ở một phương diện, tôi phát hiện kỳ thực tất cả đặc tính mà Thái Cực sở hữu đều là Đại Pháp tạo thành. Trong phần trước, tôi đã nói về phương thức lưu động của kinh mạch trong cơ thể, với chỉnh thể cũng là một Thái Cực và không trùng lặp. Nửa thân trên tại một tầng thứ nhất định thì toàn bộ chính là tính Dương, nửa thân dưới là tính Âm, trong thân thể có phần phân cách ngũ tạng (Trung y giảng ngũ tạng là chỉ can, tâm, tì, phế, thận, đối ứng với Ngũ hành). Dương động Âm tĩnh, chúng ta có thể thấy được, trong ngũ tạng của người, phổi nằm ở trên (Dương), do đó có thể động; còn gan, thận nằm ở dưới (Âm), đều không thể động. Đây thực ra chính là thể hiện của Thái Cực tại một tầng thứ nhất định.

Chúng ta biết rằng người xưa vẫn luôn có cách nói rằng ‘Dương tả Âm hữu’. Loại giao thoa tương hỗ trên dưới, trái phải này, lưỡng tầng trùng tổ, thực tế sẽ xuất hiện năm loại tình huống. Một phần toàn là Dương, một phần Dương nhiều Âm ít, một phần Âm nhiều Dương ít, một phần toàn là Âm, còn có một khả năng, chính là Âm-Dương hoàn toàn bình quân. Theo tôi đây chính là nguồn gốc của Ngũ hành; thực ra nó là do Âm-Dương cấu thành, mà Âm-Dương lại do Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành. Hơn nữa tầng Ngũ hành này đã sản sinh ra đặc tính, chính là ‘tương sinh’ (Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc) và ‘tương khắc’ (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc); nguyên nó là sự tương hỗ đối lập trên một tầng Thái Cực. Mời xem hình dưới:

Hình 1: Ngũ hành tương sinh-tương khắc. Mũi tên nét liền là quan hệ tương sinh, mũi tên nét đứt là quan hệ tương khắc. Thứ tự từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ là Mộc→Hỏa→Thổ→Kim→Thủy.

Sư phụ Lý Hồng Chí khi giảng Pháp đều chỉ thẳng vào trọng tâm. «Tinh Tấn Yếu Chỉ» chỉ rõ rằng: “Ở rất cao và rất vi quan nơi vũ trụ tồn tại hai chủng vật chất khác nhau, đó cũng là đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tối cao của vũ trụ, thể hiện ra thành hình thức tồn tại của hai chủng vật chất ở một tầng thứ không gian nhất định của vũ trụ. Xuyên suốt từ đó trở xuống, từ vi quan đến hồng quan cho đến một không gian nhất định. Càng xuống dưới thì hai loại vật chất tính chất này, thuận theo trạng thái biểu hiện của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, mà biểu hiện càng khác nhau, khác biệt càng lớn. Từ đó mà sinh ra điều mà Đạo gia gọi là Lý ‘âm dương và thái cực’. Xuống tiếp nữa, hai chủng vật chất tính chất khác nhau này càng ngày càng phát sinh đối lập, như vậy hình thành Lý ‘tương sinh tương khắc’.” (Phật tính và ma tính)

Trên thân thể người, Âm-Dương biểu hiện là khí (Dương) huyết (Âm), do đó quá khứ sách Trung y giảng nam nặng tại khí, khí của nam nhân vượng-suy sẽ sản sinh tinh khí; nữ nặng tại huyết, huyết của nữ nhân tròn-khuyết sẽ sản sinh kinh nguyệt. Chúng ta giờ lại từ ngũ quan mà giảng; cổ tịch Trung y «Hoàng Đế nội kinh» đã minh xác ghi lại quan hệ đối ứng giữa ngũ tạng và Ngũ hành. Để giúp mọi người lý giải, tôi liệt kê như sau:

Ngũ quan – ngũ tạng – Ngũ hành – công năng – trạng thái Âm Dương – trạng thái vận động

Mục can Mộc tàng huyết Âm trung Âm tĩnh
Thiệt tâm Hỏa hóa huyết Âm trung Dương động
Khẩu tì Thổ vận hóa bình hành
Tị phế Kim hóa khí Dương trung Dương động
Nhĩ thận Thủy nạp khí Dương trung Âm tĩnh

Thật là kỳ diệu! Dương ngoại hóa, Âm nội thu. Công năng của ngũ tạng mà Trung y giảng, kỳ thực là hỗn hợp Âm-Dương tạo thành. Hai tạng huyết, một hóa (Dương) một tàng (Âm); hai tạng khí, một hóa (Dương) một nạp (Âm). Trạng thái Âm-Dương liệt kê trong biểu trên thực ra chỉ là nhìn từ một tầng diện. Từ một tầng diện khác, toàn bộ ngũ tạng là do Âm hóa sinh, toàn bộ lục phủ là do Dương hóa sinh. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, thân thể người đều nghiêm khắc chiểu theo quy luật Âm-Dương mà tiến hành diễn hóa phức tạp. Đây là nhìn từ góc độ công năng của ngũ tạng, tiếp đây chúng ta sẽ từ hình thái hoặc khí chất để nhìn. Trước hết nói về ngũ quan. Dương hư Âm thực, hai khiếu khí (mũi và tai) trống rỗng, hai khiếu huyết (mắt và lưỡi) lại là thực thể. Dương dọc Âm ngang, hai khiếu khí (mũi và tai) mọc theo hướng dọc, hai khiếu huyết (mắt và lưỡi) mọc theo hướng ngang. Điều kỳ diệu nhất chính là trong hai khiếu khí nằm dọc, một khiếu nằm ở trước sau trung tuyến (mũi), một khiếu nằm ở trái phải trung tuyến (tai). Còn hai khiếu huyết nằm ngang, một là hướng trước sau (lưỡi), một là hướng trái phải (mắt), hơn nữa các khiếu còn đan xen ngang dọc, phương hướng cũng bất đồng, xin xem hình dưới:

Hình 2: Phương hướng ngang dọc của ngũ quan.

Thổ khởi tác dụng bình hành nằm ở giữa (trạng thái trung gian), bởi vì còn liên quan đến đạo lý khác, nên nếu có cơ hội tôi sẽ giảng sau.

Từ những ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy: Pháp thượng tầng hình thành một tầng Pháp ở dưới, càng xuống dưới càng phức tạp, tính hỗn hợp càng lớn. Vật chất ở tầng dưới sau khi sinh ra từ tầng trên sẽ kế thừa đặc trưng của thượng tầng. Khi vận hành, thượng tầng sẽ tự nhiên hình thành và chế ước vật chất tầng dưới, theo cách nói của Đại Pháp là hoàn toàn tương hợp. Từ đó có thể thấy Pháp Luân Đại Pháp đúng là thể hiện chân thực của Pháp vũ trụ.

Những sự việc xung quanh chúng ta, đâu đâu cũng đều kỳ diệu khó tả nếu chúng ta nhìn sâu hơn. Những người có đầu não đều có thể minh bạch, điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Rất có quy tắc, hoàn toàn không giống như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi phân mỗi tấc trên sinh mệnh chúng ta đều do Pháp cấu thành và diễn hóa. Đồng thời cũng chứng minh rằng trong «Chuyển Pháp Luân» câu nào cũng là chân lý, Chân-Thiện-Nhẫn quả đúng là bản nguyên tạo ra hết thảy sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ. Chỉ bởi nó quá cao thâm, nên khoa học bề mặt của nhân loại không sao nghiên cứu được. Thế nhưng khoa học cổ đại của Trung Quốc rõ ràng là đã đi sâu hơn rất nhiều so với khoa học hiện đại.

(Hết)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/6/1/53128.html



Ngày đăng: 11-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.