Thiển ngộ về tu tâm



Tác giả : Thánh Liên

[Chanhkien.org] Sự tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp là đề cao thăng hoa đạo đức tinh thần của người để đồng hoá với đặc tính của vũ trụ, là quá trình thăng hoa trên bản chất của sinh mệnh. Nên tu luyện thì phải bỏ công sức ở trong tâm, tu chính là trái “tâm” này. Đúng như trong “Chuyển Pháp Luân” Sư Tôn đã giảng “Đại Pháp vô biên, hoàn toàn dựa vào tâm của chư vị mà tu”, “Pháp môn này của chúng ta chính là trực chỉ nhân tâm”. Dưới đây là sự lý giải của tôi đối với Pháp lý này để chia sẻ với đồng tu.

Niệm do tâm khởi

Niệm tư tưởng của con người phần nhiều đến từ tâm, tức là nói tâm khởi rồi niệm động. Niệm có chính niệm có tà niệm (hoặc sai niệm). Tâm chính rồi sinh chính niệm, tâm bất chính rồi sinh tà niệm (hoặc sai niệm). Trong tu luyện Chánh Pháp, đệ tử Đại Pháp mỗi một bước đi chính trong khảo nghiệm tà ác đều là kết quả tâm chính niệm chính. Khi mà tâm niệm bất chính, thì do dự bàng hoàng, thậm chí lệch ra con đường chính, tạo thành ảnh hưởng bất lợi cho trợ Sư chính Pháp và tu luyện bản thân. Thí dụ, khi Đại Pháp bắt đầu bị trấn áp, mây đen phủ đầu, Pháp nạn đương đầu, Sư Tôn bị truy nã, Đại Pháp bị vu cáo. Các đệ tử nóng lòng, ăn ngủ không yên, từng trái tim chân thành tin Sư Tôn tin Pháp khiến họ phát sinh niệm dùng sinh mệnh để bảo hộ Đại Pháp, tiếp đó xông phá mọi tầng phong toả, san bằng con đường gập ghềnh,dựng cao biểu ngữ trước Thiên An Môn, hô lớn tiếng nói trong tâm “Trả sự trong trắng cho Sư Phụ chúng tôi”. Nhưng lại có người sau khi quan sát một thời gian khá lâu dài, tuy nhiên cũng có hành động như vậy, nhưng trong tâm lại sợ, sợ không đi sẽ không thể viên mãn, sợ Sư Phụ bỏ rơi họ (bởi vì lời đồn đương thời tên họ của những người đến Thiên An Môn được ghi trong sổ); có những người là do tâm hư vinh sai khiến, cảm thấy những người chung quanh đều đã đi rồi, bản thân không đi thì không còn mặt mũi. Thế thì, tuy nhiên đã làm sự việc như nhau, nhưng do tâm khác nhau, niệm phát ra thì sẽ khác nhau, kết quả ấy cũng nhất định khác nhau. Thí dụ khác, khi người trong tu luyện xuất hiện nghiệp bệnh, có những tâm phát ra chính niệm trong Pháp: “Không cho phép tà ác bức hại tôi. Tất cả những gì của tôi do Sư Phụ của tôi an bài.” Tà ác tức thời rút lui, nghiệp bệnh tiêu trừ. Còn có người trong nghiệp bệnh lại suy nghĩ: ” Tôi đã vì Pháp trao ra rất nhiều tại sao vẫn còn bệnh? Tại sao Sư Phụ vẫn không khiến tôi lành bệnh?” Như vậy là do hữu cầu mà không được, cầu mà không được lại nảy sinh oán trách, tiếp đó sinh ra ý niệm “Tại sao Sư Phụ không lo cho con”. Trước khi sinh ra niệm ấy, tâm của họ đã không tin, tối thiểu đã không hoàn toàn tin vào Sư Phụ và Pháp, bởi vì bạn đã khởi tâm bất chính mới động đến niệm bất chính ấy, giữa hai kẻ ấy minh hiển sự quan hệ nhân quả. Một khi người tu luyện rơi vào hố sâu của dục vọng, tín tâm sẽ mòn dần, lương tri trụy lạc, trở thành nô lệ của dục vọng mà không cách nào tu luyện. Tấm lòng của con người nếu dục nhiều tất hẹp, dục ít tất rộng, tâm sự của con người nếu nhục nhiều tất ưu sầu, nhục ít tất vui, tâm vừa thả lỏng, vạn sự không thể thu xếp, tâm vừa chấp trước, vạn sự không được tự nhiên. Cho nên, người tu luyện cần phải tu tâm, cần phải luôn luôn tu tâm sửa tính, thanh tâm quả dục, trở thành bậc trí giả của lục căn thanh tịnh, tâm linh mới có thể nhẹ nhàng tự tại.

Hành do tâm động

Tâm trổi dậy rồi mới động đến niệm, niệm đã động thì có thể áp dụng hành động tương ứng, vậy người mà tâm chính niệm chính, thì hành vi người ấy sẽ chính. Ngược lại cũng như vậy. Thí dụ, khi Đại Pháp bị vu cáo nơi nhân gian, có những đệ tử Đại Pháp tràn đây tâm chân thành cứu độ chúng sinh và chánh niệm trao ra sinh mệnh không luyến tiếc, khiến họ kiên quyết áp dụng hành động đưa chân tướng cứu độ chúng sinh vào tiết mục truyền hình, tuy nhiên đã phải hy sinh rất lớn, nhưng tại thiên thượng nhân gian đã sáng tác những bài hát ca tụng anh hùng một cách bi tráng, còn có những người đi bộ đến quảng trường Thiên An Môn, đệ tử Đại Pháp cao niên đã đi mòn chín đôi giày bố, những hành động hùng tráng của họ kinh thiên địa, khóc quỷ Thần hoàn toàn xuất ra từ trái tim cần trợ Sư chính Pháp. Đương nhiên cũng có những người đầu hàng tà ác dưới áp bức khắt khe, họ phỉ báng Đại Pháp, giúp kẻ ác bạo ngược, điên cuồng bức hại đồng tu đã từng tu luyện chung, những hành vi tàn ác khiến người phẫn nộ cũng là do tâm đã ma biến của họ và tà niệm vị kỷ.Trong thùng thuốc nhuộm của xã hội nhân loại, bất cứ hành vi không tốt đều xuất nguồn từ trái tim đã bị ô nhiễm, tỉ dụ có người nghiền cờ bạc tuyên bố không đánh bạc nữa, nhưng họ vẫn dùng hột bắp thay thế tiền mà tham dự loại hoạt động ấy; có người tự xưng hành vi đã đúng đắn, ở ngoài đường đối với thiếu nữ ăn mặc hở hang vẫn còn liếc nhìn. Tuy nhiên những điều ấy không cho là việc lớn, càng không cấu thành phạm tội, nhưng hành vi của chúng bộc lộ sự tồn tại của tâm nghiền cờ bạc và tâm háo sắc của chúng, đồng thời tâm đang máy động. Giê-su đã từng nói , một bà lão nghèo nàn bố thí một đồng tiền cho chùa miếu, còn hơn một người giàu có bố thí một trăm đồng tiền vàng, vì dụng tâm khác nhau, tâm thuần tịnh trong sạch không bằng nhau, đệ tử Đại Pháp cần dùng tâm thuần tịnh không vết, toàn tâm toàn ý lao vào trong tu luyện Chính Pháp. Nên trước khi áp dụng mỗi một hành động, trước hết phải xem xét tâm của bản thân chánh hay không. Tâm không chính thì có thể cung cấp cơ hội cho tà ác, thì có thể áp dụng hành động bất chính, rồi đem đến hậu quả không tốt.

Cảnh do tâm tạo

Mỗi một đệ tử Đại Pháp ngoại trừ Sư Phụ an bài con đường tu luyện, còn có sự an bài tỉ mỉ của cựu thế lực, cựu thế lực thông qua xếp đặt chướng ngại và hoàn cảnh bất lợi, nhằm đạt mục đích kiểm nghiệm có tính cách huỷ diệt đối với đệ tử Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp chỉ có chính niệm chính hành, phá vỡ những chướng ngại và hoàn cảnh của cựu thế lực an bài mới có thể đi đúng con đường tu luyện Chính Pháp. Người tu luyện mang tâm thái như thế nào, thì sẽ khiến không gian trường của bản thân sinh ra vật chất dạng ấy, thì sẽ tạo nên hoàn cảnh tu luyện tương ứng. Thí dụ, khi người khác nêu ra khuyết điểm của bạn, nếu như bạn có tâm thuần chánh thì sẽ sinh ra niệm cảm kích; nếu như bạn có tâm hư vinh, thì sẽ vì mặt mũi, tôn nghiêm mà sinh ra tâm không vui; nếu như bạn có tâm tranh đấu, thì tâm sẽ sinh ra oán trách, giận hờn, vì chứng thực chính bản thân mà tranh chấp, biện cãi. Tương đối hiện rõ đó là tâm thái của người ấy chế ước hoàn cảnh chung quanh. Khi bạn còn chưa dám bước ra giảng chân tướng, bạn nghe được là ai đã bị bắt cóc, ai lại bị báo công an, khiến bạn mãi bước không bước ra, tâm sợ hãi khiến bạn thấy cặp mắt, ánh đèn người chung quanh đều đang theo dõi bạn, cho nên bạn tìm đủ mọi cách đem bản thân ẩn tàng trong bóng tối, đã khiến bạn tự đặt mình trong một không gian khủng bố do chính mình tạo ra; khi bạn sợ người nhà bị can nhiễu, theo dõi, không dám tiếp xúc với đồng tu, không dám làm việc Đại Pháp, kết quả là bạn sẽ trường kỳ ở trong sự quản thúc của gia đình, khi bạn một mực làm hài lòng yêu cầu của người thân, mệt nhọc vì con cháu, vì chuyện phàm tục gia đình, mọi ngày mệt nhọc đến đuối sức, khi học Pháp luyện công còn phải lén lút giấu diếm người thân, thì bạn sẽ có những việc lặt vặt bận rộn không dứt, bạn sẽ trờ thành người săn sóc trẻ con chuyên nghiệp mà coi tu luyện như là nghề nghiệp phụ. Cảnh do tâm tạo, nếu như tâm của bạn không chánh mà chiêu dụ tà ác đến, thì tà ác sẽ tạo nên hoàn cảnh tương ứng cho chư vị, dụ dỗ bạn đi lệch con đường chính, cuối cùng loại bỏ bạn khỏi Pháp. Nếu bạn cam tâm tình nguyện đi con đường an bài của cực thế lực, vậy con đường tu luyện của bạn sẽ càng đi càng hẹp, hoàn cảnh tu luyện của bạn sẽ càng ngày càng khó khăn. Tu luyện vừa cần phải khai sáng hoàn cảnh, lại cần phải lợi dụng hoàn cảnh. Bất luận là nước sôi lửa bỏng trong tường cao, hay là liễu nép hoa tươi trên ánh sáng đại lộ, đều là chuẩn bị cho sự đề cao tâm tính của bạn, đúng như người xưa nói: đường đời phong sương, chính là hoàn cảnh cho người luyện tâm, thế tình lạnh ấm, chính là vùng đất cho người tập tính nhẫn, thế sự điên đảo, chính là trợ giúp cho người tu hành. Thiên tu bách luyện xuất chân tâm. Sư Phụ đã phải trải qua tất cả gian nan mà khổ độ, những điều cần chính là tâm của chúng ta.Mười mấy năm rèn luyện trong khảo nghiệm tà ác, hôm nay tâm của đệ tử Đại Pháp đã vượt khỏi phàm trần rất xa. Đợi đến khi cả thiên hạ đều mừng, chúng ta dâng hiến lên cho Sư Tôn nhất định là một trái tim với vô dục vô chấp, kim cang bất động.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/3/12/51594p.html



Ngày đăng: 29-07-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.