Bài tiên tri «Bách Tự Minh» nói về Đại Pháp hồng truyền
[Chanhkien.org] Trong lịch sử Trung Quốc có khá nhiều tiên tri về sự truyền xuất của Pháp Luân Đại Pháp; ví dụ: Liên Hoa Kinh, Mai Hoa Thi, Bộ Hư Đại Sư Thi Văn, v.v. Nhưng Bách Tự Minh (bài minh một trăm chữ) là minh xác nhất, rất chi tiết và chuyên nhất. Dưới đây là nguyên văn bài Bách Tự Minh cùng cách đọc.
Phiên âm hình 1:
đại | |||||||||
tổng | bất | di | thiểu | dẫn | chứng | bằng | xứ | xứ | đạo |
bán | đoài | truyền | tề | khẩu | cấp | cấp | mạc | hữu | bản |
tự | khôn | đê | mộc | kim | thuỷ | hợp | cải | nhân | vô |
thượng | ly | thuỳ | đại | nguyện | nhân | hoả | nhân | thị | nhai |
hội | nhãn | liễu | thệ | hỷ | tiếu | bát | dã | duy | tế |
đồng | trước | dương | hồng | hỷ | tiếu | cửu | bả | thời | nhân |
hợp | phương | trước | kết | tề | quy | cửu | đao | lộng | dũ |
cá | bát | triệu | quy | bích | hoàn | nãi | đề | nhập | hảo |
cơ | diện | tây | hoàn | thủ | phật | lai | toán | khấu | dũ |
huyền | tức | lập | vi | chuyển | cửu | đan | kim | tri | kỳ |
Cần đọc xoáy từ ngoài vào trong như hình 2: từ chữ đại qua chữ đạo lấy sáu chữ làm thành một câu (đại đạo bản vô nhai tế). Mượn chữ thị nằm trong chữ tế vốn là chữ cuối của câu thứ nhất để làm chữ đầu cho câu thứ hai, rồi lấy tiếp các chữ nữa cho thành một câu sáu chữ (thị nhân dũ hảo dũ kỳ). Mượn chữ khả nằm trong chữ kỳ vốn là chữ cuối của câu thứ hai để làm chữ đầu cho câu thứ ba, rồi lấy tiếp các chữ nữa cho thành một câu sáu chữ (khả tri kim đan cửu chuyển). Mượn chữ chuyên nằm trong chữ chuyển vốn là chữ cuối của câu thứ ba để làm chữ đầu cho câu thứ tư, rồi lấy tiếp các chữ nữa để được một câu sáu chữ (chuyên vi lập tức huyền cơ). Cứ tiếp tục như thế cho đến cuối cùng là tiếu tiếu hỷ hỷ.
Toàn văn bài giải ra được đọc là:
Phiên âm hình 3:
Đại Đạo bản vô nhai tế | — Thị nhân dũ hảo dũ kỳ |
Khả tri kim đan cửu chuyển | — Chuyên vi lập tức huyền cơ |
Kỷ cá hợp đồng hội thượng | — Nhất tự bán điểm bất di |
Đa thiểu dẫn chứng bằng xứ | — Xứ xứ hữu nhân thị duy |
Hệ thời lộng nhập khấu toán | — Củng lai Phật tử hoàn tây |
Tứ diện bát phương trước nhãn | — Cấn ly khôn đoài truyền tế |
Tề khẩu cấp cấp mạc cải | — Văn nhân dã bả đao đề |
Thị nãi hoàn bích quy Triệu | — Tẩu trước dương liễu thuỳ đê |
Thổ mộc kim thuỷ hợp hoả | — Bát bát cửu cửu quy tề |
Hữu kết hồng thệ đại nguyện | — Nguyên nhân tiếu tiếu hỷ hỷ |
Bài Bách Tự Minh đã nói về tình huống Pháp Luân Đại Pháp xuất hiện và hưng thịnh. Ngữ ý của nó không hề ẩn giấu, [mà] rất thông tục. Nhất là hai câu đầu và cuối nói một cách rất thẳng thắn cho con người thế gian: Đại Đạo bản vô nhai tế (Đạo lớn vốn không ngằn mé), Nguyên nhân tiếu tiếu hỷ hỷ (con người ban đầu cười vui). Ý tưởng rất minh xác và khẳng định. Tuy nhiên đây là một sự kiện hết sức phi thường. Dẫu biết bài văn bia này đọc theo hình xoáy, nhưng nếu như quí vị chưa từng nghe Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp, chưa đọc cuốn Chuyển Pháp Luân thì quý vị cũng rất khó mà hiểu ra bài này nói về điều gì. Ngoài ra văn bia này được khắc từ chữ viết tay, nói cách khác đọc thông ra nó cũng rất khó. Trong bài thơ có cả ngũ hành, bát quái, huyền học thi ngữ, vậy nên người đọc bình thường ngày hôm nay cũng khó giải cho được.
Giải thích ý của bài thơ:
Cổ thi Trung Quốc có nội hàm phong phú, giải sâu được rất khó.
Đại Đạo bản vô nhai tế, thị nhân dũ hảo dũ kỳ
Đạo lớn vốn không có biên giới ngằn mé, thị hiện cho con người thì quá tốt quá kỳ diệu
— Đây là hai câu tán thán: Pháp Luân Đại Pháp này vốn là rất lớn, không có ngằn mé, siêu việt cả vũ trụ. Truyền cho con người thấy được, thế là quá kỳ diệu quá tốt; rất là khó có được vậy.
Khả tri kim đan cửu chuyển, chuyên vi lập tức huyền cơ
Có thể biết được đan vàng xuay chuyển chín [lần], chuyên vì để cho cơ [chế] huyền [bí]
— Hai câu này nói về đặc điểm Pháp Luân Đại Pháp: Pháp Luân lấp loáng ánh vàng kim, đặt tại đan điền, xuay chuyển mỗi chiều chín lần, vận chuyển liên đới với các khí cơ, cơ chế.
Kỷ cá hội đồng hợp thượng, nhất tự bán tổng bất di
[Trải qua] mấy lần hội, một chữ nửa điểm cũng không thay đổi
— Hai câu nói về cuốn Chuyển Pháp Luân. Ghi âm các bài giảng của Sư phụ, sau đó hội tụ lại thành kinh sách.
Đa thiểu dẫn chứng bằng cứ, xứ xứ hữu nhân thị duy
Có biết bao nhiêu dẫn chứng bằng cớ, ở đâu cũng có người thị hiện
— Có thể lý giải hai câu này nói về tình huống các nơi đều có người đắc Pháp luyện công học Pháp.
Hệ thời lộng nhập khấu toán, củng lai Phật tử hoàn tây
[Dự] toán thời gian, hai mươi năm Phật tử trở về tây
— Đây là nói về sự an bài, thời kỳ hai mươi năm.
Tứ diện bát phương trước nhãn, cấn ly khôn đoài chuyển tế
Đặt mắt xét cả bốn mặt tám phương, chuyển đến cấn ly khôn đoài
— Nói giản lược tức là nói về việc người tu luyện đông đảo truyền rộng. Từ đông bắc cho đến Quảng Đông, phía nam, đến tây nam, rồi cho đến toàn thế giới. Tức là ‘cấn ly khôn đoài’ truyền cho thế nhân.
Tề khẩu cấp cấp mạc cải, văn nhân dã bả đao đề
Các cái miệng đều sốt sắng nhưng không thay đổi, văn nhân cũng rút đao ra
— Đây là nói về tình hình hiện nay ở Trung Quốc: đài tuyền hình, đài truyền thanh, báo chí, tin tức, hết thảy đều sốt sắng cả lên bôi nhọ Sư phụ và Đại Pháp. Cách làm ấy chính là văn sỹ rút [ngòi bút] làm đao tàn hại chúng sinh. Người tu và nhân dân thế giới cần chú ý.
Thị nãi hoàn bích quy Triệu, tẩu trước dương liễu thuỳ đê
Rồi thì cũng trả ngọc bích về Triệu, đi đến bờ đê có hàng dương liễu rủ bóng
— Nói hoàn bích quy Triệu là dẫn điển cố ra làm ví dụ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc nước Tề mạnh hơn nước Triệu, đã cưỡng đoạt bảo bối ngọc bích của Triệu nhưng về sau lại bị thua. Ngụ ý rằng cuối cùng thì Pháp Luân Đại Pháp sẽ được trả lại chính nghĩa và thanh bạch, các đệ tử Đại Pháp sẽ được giải oan. Gió xuân tái hiện, Sư phụ lại về cố quốc.
Thổ mộc kim thuỷ hợp hoả, bát bát cửu cửu quy tề
(không cần diễn nghĩa)
— Đây là nói về sự kiện Pháp Chính càn khôn. Ngũ hành, thế giới bát phương, cửu cửu càn khôn thiên thể là nói khái quát cho tất cả người, Thần, Phật, vũ trụ nói chung. Quy tề có nghĩa là quy chính.
Hữu kết hồng thệ đại nguyện, nguyên nhân tiếu tiếu hỷ hỷ
Đại thệ nguyện lớn đã kết, con người nguyên lai cười vui
— Viên mãn kết thúc. Người truyền Pháp, người đắc Pháp thệ nguyện đã xong. Mọi người đều vui vẻ, khai thuỷ kỷ nguyên mới. Các đệ tử Đại Pháp đều đã từng có hồng thệ đại nguyện trong lịch sử, rằng sẽ hỗ trợ Sư phụ Chính Pháp. Nguyên nhân (con người nguyên lai) là nói về những người hiện đang sống tại xã hội hiện nay có nhiều người vốn đã luân hồi rất nhiều đời, chịu đựng bao nhọc nhằn, hiện nay hội tụ nơi Đại Pháp.
Tác giả của bài thơ này chỉ dùng 101 chữ mà đã khái quát được một quá trình thiên tượng biến hoá thật phi thường. Mà lại dưới hình thức thi thơ như vậy, quả là xuất thần nhập hoá! Trong bài có viết hệ thời lộng nhập khấu toán, củng lai Phật tử hoàn tây đã nói rất minh xác rằng Đại Pháp sẽ hồng truyền trong hai mươi năm, con người hôm nay đọc đến đây cũng phải giật mình sửng sốt. Bởi vì hiện nay là thời tái tạo càn khôn; Đại Pháp khai thuỷ tử 1992 xuất phát từ Trung Quốc, chịu đựng ma nạn, Pháp Chính càn khôn; hồng truyền toàn thế giới, Pháp Chính nhân gian, huy hoàng cực tận. Trước sau tất cả hai mươi năm. Nhân loại sẽ tiến nhập vào lịch sử mới. Thực ra tiên tri của người Maya cũng nói về thời kỳ “tịnh hoá” từ 1992 đến 2012. Sự kiện này quan hệ đến tương lai của mỗi cá nhân. Câu tề khẩu cấp cấp mạc cải, văn nhân dã bả đao đề đã nói rất rõ ràng minh xác vào đúng sự kiện bôi nhọ Đại Pháp đang xảy ra hiện nay. Mong người dân Trung Quốc tỉnh ngộ.
Bài thơ này tương truyền là do một đạo sỹ tên là Huyền Diệu Đạo viết. Ông lấy một tấm giấy hồng nhỏ bé ước khoảg 3 tấc, lấy bút viết theo lối chính khải chữ nhỏ mà viết ra. Sau đó được chép trong một cuốn sách nhỏ tên là Dị Kinh Thể Chú. Cuốn sách này trải qua nhiều đời lưu lạc nhân gian đã thiếu hụt rất nhiều. Bài [thơ] này đã xuất hiện trở lại đúng vào lúc này, tuyệt đối không ngẫu nhiên. Hy vọng mọi người lưu ý.
*
* *
Chú thích của người dịch tiếng Anh:
Nếu một người khác diễn dịch, có thể sẽ có ý kiến khác. Tiên tri vốn viết bằng văn cổ, khi diễn giải chắc chắn không tránh khỏi việc người dịch lồng suy nghĩ riêng của mình vào đó. Do vậy sẽ có sự khác biệt ý kiến. Tôi thích bài tiên tri này bởi vì nó làm người ta thấy thú vị bằng cách thể hiện trí huệ của người xưa với tiếng Hán cổ. Quý vị không thể viết được như vậy với tiếng Hán hiện đại. Hãy thưởng thức nó!
Chú thích của người dịch tiếng Việt:
Dịch từ Hán ra Việt có tham khảo bản tiếng Anh, với một chút rất nhỏ hiệu chỉnh.
Bản tiếng Hán: http://zhengjian.org/zj/articles/2002/3/10/14241.html
Bản tiếng Anh: http://www.pureinsight.org/sci/sci/eng/print.asp?ID=14907
Chữ tổng ở dòng thứ nhất cột thứ nhất của thư đồ; khi giải lúc thì viết là tổng lúc thì viết là điểm (nhất tự bán tổng|điểm bất di). Bản tiếng Anh cũng hệt như vậy lúc là tổng lúc là điểm. Người dịch không hiểu nguyên cớ, có thể vì hai chữ viết gần giống nhau đọc gần giống nhau nên thay thế lẫn nhau? Tại đây tôn trọng nguyên tác và vẫn giữ nguyên. Theo nghĩa bản tiếng Anh diễn giải, thì nghĩa là điểm. Tương tự như vậy với chữ xứ ở dòng một cột tám, khi giải thì chỗ viết là cứ chỗ viết là xứ.
Chữ củng (trong câu củng lai Phật tử hoàn tây), được người giải nghĩa trong Hán bản là 20 năm. Từ Phật tử cũng trong câu đó được người giải nghĩa trong bản tiếng Anh là Phật (Buddha). Theo người dịch tiếng Việt, thì Phật tử tức là nói về các đồ đệ của Phật (con Phật) chứ không phải là nói về Phật. Người Trung Quốc thường hiểu tây phương là cõi Phật, hoàn tây là trở về cõi Phật.
Ngày đăng: 20-03-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.