Những lời sấm trong Kinh Thánh về Pháp Luân Công?
Tác giả: Một học viên Châu Âu
[Chanhkien.org] Kinh John là một tập hợp của nhiều lời sấm được thấy và viết lại bởi Thánh John và là quyển cuối cùng trong Kinh Thánh. Tên là một sự dịch lại từ tiếng Hy lạp “Apokalypsis Joannou, “đó là tại sao quyển sách này còn được gọi là “Apocalypse” (Khải Huyền). Thật ra, nó nên gọi đúng hơn là “Lời truyền của Chúa Giê-su” vì thật sự như đã được giảng trong lời giới thiệu của quyển sách, những lời truyền được Chúa Giê-su giảng cho Thánh John. Những lời truyền này được hiểu trong nhiều cách. Khi chúng ta đọc sách này, và so sánh nội dung với nhiều sự kiện đã xảy ra trong chính sách bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc hôm nay, chúng ta thấy có nhiều điều rất tương đồng. Tuy nhiên, tôi muốn xin lỗi những ai không thích bài viết này. Tôi không có ý mạ lỵ Kinh Thánh, nội dung của Kinh Thánh hay sự diễn ý của nó. Tôi chỉ đơn giản viết ra một vài điều thực tế và những tương xứng mà tôi, một đệ tử Pháp Luân Công, thấy rất đúng. Tôi sẽ chú trọng chỉ trong Kinh Thánh 13 và dành cho người đọc quyết định những sự kiện này có tương xứng hay không.
Rồng đỏ
Lời truyền 12:3 nói là “.. một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu… và bảy vương miện trên đầu. ” Màu đỏ là cộng sản, cũng như màu lá cờ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trong kỳ sau Đại hội lần thứ 15 (1997-2002) Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có bảy đầu. Những thành phần trong Trung ương Đảng là những lãnh tụ đầu sỏ của ĐCSTQ; vì thế những cái đầu này có vương miện. Với lịch sử đẫm máu và đàn áp dã man của chúng, điều này không đáng gọi chúng là “con rồng”.
Con thú
(13:1) “Và tôi thấy một con thú nổi lên từ dưới biển… ” Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sinh tại Thượng Hải, nơi y cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị. Thượng Hải trong Hán văn có nghĩa là “nổi lên từ biển. ”
(13:2) “Bây giờ con thú mà tôi thấy giống như một con báo, chân của nó giống như chân gấu, và miệng của nó giống như miệng sư tử. ” Trong làng văn học, khối cộng sản cũ còn có tên thường gọi là “một con báo”. Con gấu đen cũng là biểu hiện cho Liên Xô. Vì thế, có đôi chân gấu là biểu tượng con qủy đang đi theo con đường của khối cộng sản cũ.
Đoạn văn này tiếp tục: “Và con rồng cho hắn sức mạnh của nó, và ngôi vị của nó, và với quyền hạn cao cả”. Trong những ngày đó Giang Trạch Dân là Bí thư Quân ủy Trung ương (sức mạnh), Chủ Tịch nước (ngôi vị) và Tổng Bí thư ĐCSTQ (quyền hạn cao cả). Cũng giống như con rồng, con thú cũng có bảy đầu (13:1): “Có bảy đầu… và trên đầu của nó có tên tàn bạo”. Điều này viện đến bảy người đầu sỏ trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công, đó là Giang Trạch Dân và tay sai La Cán (Bộ trưởng Công an), Lý Lam Thanh (Trưởng Phòng 610, cơ quan như Đức Quốc Xã nhằm triệt hạ Pháp Luân Công), Lưu Kinh (Phó Phòng 610), Đinh Quan Căn (Bộ trưởng Tuyên truyền), Chu Vĩnh Khang (Bí thư tỉnh Tứ Xuyên) và Tăng Khánh Hồng (Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ).
Đối với sự tàn bạo, các đệ tử Pháp Luân Công tin vào chân lý Chân, Thiện, Nhẫn và là những nguyên lý của Trời Đất; chúng đại diện cho tính tự nhiên của những gì tốt và thần thánh. Chân, Thiện, Nhẫn bị chỉ trích và bức hại bởi chế độ Giang Trạch Dân, như “không có gì dính líu tới chủ nghĩa xã hội và sự phát triển văn hoá mà chúng ta đang theo đuổi”. Một chính sách thù địch được sinh ra, mạ lỵ Chân, Thiện, Nhẫn, và chủ nghĩa vô thần, và những loại tương tự.
(13:3) “Một trong những cái đầu… đã bị thương rất nặng, và vết thương chết người này đã được lành. Và tất cả thế giới ca ngợi và tuân theo con thú này“. Vào năm 1999, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đinh Quan Căn tạm thời rút lui về mặt chính trị vì bị bệnh và những bất đồng với Giang Trạch Dân về những cải cách kinh tế. Trong một thời gian, tưởng như sự nghiệp của y bị đứt đoạn, nhưng Đinh Quan Căn trở lại làm việc trong Trung ương Đảng và là Phó Phòng 610. Sau khi cải cách kinh tế Trung Quốc “tất cả thế giới ca ngợi và tuân theo con thú này”.
(13:4) “... và họ thờ phượng con thú, nói rằng, có ai giống như con thú không? Có ai dám gây chiến tranh với nó không?” Mở cửa kinh tế sau hơn 50 bị cấm vận được mọi người ca ngợi. Với một lực lượng quân đội trên 2 triệu lính, có ai dám tấn công chế độ Giang Trạch Dân?
(13:5) “Và con thú được cho cái miệng nói lên nhiều điều tốt đẹp và lừa dối, và nó được cho quyền tiếp tục trong 42 tháng”. Là một Tổng Bí thư, Giang Trạch Dân có một bộ máy tuyên truyền khổng lồ của ĐCSTQ dưới tay y, mà y dùng để mạ lỵ, xuyên tạc Chân, Thiện, Nhẫn. Một khía cạnh chung của chính sách tuyên truyền là thổi phồng, xuyên tạc, vì thế mới gọi là “nói điều tốt đẹp và lừa dối”. Vào ngày 13 tháng Sáu, 1999, Trung ương Đảng phát hành một văn bản chính thức, được thúc đẩy bởi Giang Trạch Dân, trong đó ra lệnh tất cả các ban, ngành của ĐCSTQ trên toàn Trung Quốc “phải đánh mạnh Pháp Luân Công”. Vào những ngày sau đó, chính sách tuyên truyền của ĐCSTQ bắt đầu chuẩn bị chiến dịch toàn quốc thù hận Pháp Luân Công và tất cả những gì mà Pháp Luân Công đại diện: Chân, Thiện, Nhẫn. Đúng 42 tháng sau đó, vào ngày 15 tháng 11, 2002, trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 16, Giang Trạch Dân từ chức Tổng Bí thư. Đối với Giang Trạch Dân, nó có nghĩa là chấm dứt quyền hành của y với bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ.
(13:7) “Nó được phép tiến hành chiến tranh với các bậc Thánh… ” Định nghĩa của một vị Thánh là một người vượt qua hết phần ác trong chính họ và đạt được trí huệ cao thượng hay sắp thăng lên Thiên Đường; nói một cách khác một người đã thành công trong tu luyện. Đó là người phương Tây gọi là “Thánh”, người phương Đông gọi là “Đấng Giác Ngộ”. Cả hai đều giống nhau. Các đệ tử Pháp Luân Công cũng là người tu luyện. Họ tin rằng sống một cuộc đời theo đúng nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, sẽ đưa họ vượt qua phần không tốt của con người và cuối cùng cho phép họ giác ngộ, viên mãn.
Các học viên Pháp Luân Công tin vào đạo lý rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Vì thế họ theo đúng nguyên lý “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”. Có lẽ đây là những gì trong đoạn sấm 13:10 “Những người sống dữ sẽ gặp dữ; những người gây ác sẽ gặp ác. Đây là lòng kiên nhẫn và thành tín của những vị Thánh.” Thậm chí sau tám năm bị bức hại, các đệ tử Pháp Luân Công chưa bao giờ dùng bạo lực hay vũ khí để chống lại kẻ bức hại họ, đây là một bằng chứng hùng hồn của sự thành tín và lòng đại nhẫn.
Đoạn sấm 13:7 nói tiếp: “Và quyền hành được ban cho con thú trên mọi thứ, cả miệng lưỡi và quốc gia. ” Vào thời kỳ đầu cuộc đàn áp, gần như tất cả dư luận thế giới đều bắt chước các bài tuyên truyền, lừa dối và phỉ báng của chiến dịch thù ghét của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đi đến hầu hết các quốc gia trên thế giới và tận tay phát các tờ truyền đơn chống Pháp Luân Công cho các lãnh đạo, vì thế đã lừa dối toàn thế giới. Qua các toà đại sứ và lãnh sự quán, ĐCSTQ đã phỉ báng, mạ lỵ các đệ tử Pháp Luân Công và đe doạ các nhân viên chính phủ trên toàn thế giới. May thay, làn sóng đã thay đổi, và mọi người bây giờ đã hiểu và thấy rõ ai là con thú đó.
Con thú thứ hai
Đoạn sấm 13:11 nói về con thú thứ hai: “Rồi tôi thấy một con thú khác… và nó có hai cái sừng giống như con cừu và nói như một con rồng”. Người này không ám chỉ đến lãnh tụ hiện tại của Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào, người đã làm ngơ về chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Một người đáng nói là Tăng Khánh Hồng, phó chủ tịch ĐCSTQ, và điều này là vì ba lý do. Một là, hai dấu phẩy ở trên chữ Hán của họ Tăng (曾) giống như hai cái sừng con cừu. Thứ hai, “nói giống như con rồng” ám chỉ Tăng là một tên cộng sản thủ cựu. Thứ ba, Tăng là một trong những thuộc hạ tín cẩn nhất của Giang Trạch Dân; y là người quyền hành thứ hai của ĐCSTQ.
Đoạn sấm 13:15 nói: “Nó được ban quyền để làm sống hình bóng của con thú, mà hình của con thú có thể nói và gây ra sự giết hại cho những ai không tôn thờ hình tượng của con thú”. Chính Tăng Khánh Hồng đã giữ chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân được tiếp tục.
(13:13) “Nó làm được các dấu hiệu lớn, thậm chí làm lửa đến từ trời xuống đất trước mặt mọi người”. Ngọn lửa Thế Vận Hội là được thắp từ sự trợ giúp của một tia nắng với một ống kính. Chính Tăng Khánh Hồng đã chính thức khai trương biểu tượng Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 9, 2007.
(13:16-17) “Nó gây ra tất cả, từ giàu lẫn nghèo, từ nhỏ đến lớn, từ người được tự do đến kẻ nô lệ, nhận một dấu hiệu trên cánh tay phải hay trên trán, và rằng không ai được phép mua hoặc bán ngoại trừ những người cũng có cùng dấu hiệu hay tên của thú, hay số hiệu tên của nó”. Đây cũng giống như cách mà ĐCSTQ cho phép các giấy mậu dịch mua bán. Những giấy phép thường chỉ cấp cho những ai có liên hệ với ĐCSTQ hay đã đút lót nhân viên ĐCSTQ. Chỉ có những ai là đảng viên của ĐCSTQ mới được cho phép mở công ty hay trường học. Trong một số công ty, mọi người hay thậm chí trẻ em trong trường là bị bắt buộc gia nhập ĐCSTQ. Buổi lễ kết nạp ĐCSTQ thì các đảng viên mới phải giơ cao tay phải lên khi họ thề ước đem mạng sống của họ dâng nộp cho “Đảng”. Mũ của công an hay quân đội Trung Quốc đều có sao đỏ, dấu hiệu của ĐCSTQ, “trên trán của họ”.
666 – Một con số của qủy
Quyển thứ 13 của Khải Huyền kết luận với một ẩn dụ khó hiểu trong câu 18: “Lời khuyên này dành cho sự khôn ngoan: hãy cho người đã hiểu được tính số của con thú, vì đây là con số người, và số của nó là 666. ” Hán tự là lối diễn tả tượng hình cho mỗi chữ. Hai chữ Hán mà có nghĩa là “cộng sản” thì cả hai đều có 6 dấu. Chữ “Giang” cũng có 6 dấu. Ba lần 6 dấu dịch ra tiếng Hán thì có thể hiểu là “cộng sản của Giang.”
Kết luận
Bài viết này nói chung là một sự chọn lọc và thu thập tất cả các nghiên cứu được viết trước đây trên các mạng của Pháp Luân Công như là Chánh Kiến Net và Pháp Luân Đại Pháp Úc Châu, đồng thời kèm theo những nghiên cứu cá nhân. Để trình bày bài viết này một cách mạch lạc, tôi đã cố gắng sưu tầm càng nhiều sự thật càng tốt và tránh những cách diễn ý quá xa xôi. Hầu hết tôi trích từ bản dịch Khải Huyền của New King James. Vì những vấn đề này vẫn đang phát sinh, thật không thể giải hết các ẩn đố trong toàn thể các lời sấm được. Tôi chắc rằng sẽ có nhiều điều được tìm ra nếu nghiên cứu kỹ càng hơn.
[Ghi chú của người viết: Bài trước đây bỏ sót Lưu Kinh và Tăng Khánh Hồng trong danh sách của bảy người đứng đầu của qủy sứ (chế độ Giang Trạch Dân). Thay vào đó Hà Tộ Hưu và Bạc Hy Lai được nhắc tới. Về vai trò của họ trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công, thật công bằng khi kèm tên của Lưu và Tăng trong danh sách này. Mặc dầu Hà Tộ Hưu chỉ là kẻ bù nhìn của bộ máy tuyên truyền, y không phải là người đứng đầu ĐCSTQ. Bộ trưởng Thương mại Bạc Hy Lai nổi tiếng về sự nhiệt tình trong việc áp dụng đúng đắn chính sách của Giang, tuy nhiên, y không được xem là một trong những người đứng đầu vì y không thuộc về phe đảng chính trị của Giang : Hai lần Giang đã ngăn chặn sự nghiệp chính trị của Bạc].
Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5009
Ngày đăng: 13-11-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.