[ChanhKien.org]
Kỳ 9: Sai lầm của thuyết tiến hóa
Phần Ⅱ: Thuyết tiến hóa – Một tín ngưỡng sai lầm
II-2: Sai lầm của thuyết tiến hóa
1. Cơ sở logic không vững chắc
Năm 1859, trong cuốn “Nguồn gốc các loài”, tác giả Darwin đã dựa vào những sự việc rời rạc, để đưa ra quan điểm rõ ràng về thuyết tiến hóa, ông cho rằng thế giới sinh vật phức tạp ngày nay đã được tiến hóa từng bước từ những sinh vật nguyên thủy đơn giản. Lịch sử dường như luôn tiếp diễn trong vòng tuần hoàn liên tục. Cùng với sự phát triển sâu rộng của khoa học, lịch sử xoay vần đến hôm nay, những vấn đề tưởng chừng đã được giải quyết nay lại tái diễn, nhiều người lại lần nữa mắc kẹt trong những câu hỏi cổ xưa: sinh mệnh rốt cuộc đến từ đâu? Trong 20 năm gần đây, rất nhiều sự thật đã đặt thuyết tiến hóa vào một nguy cơ thật sự. Vô số phát hiện khoa học đã khiến cán cân chân lý lệch hẳn về hướng con người không ngờ tới.
Ngành giải phẫu học so sánh đã tiết lộ sai lầm về logic của thuyết tiến hóa – luận chứng tuần hoàn
Trong khoa học, nếu quá trình chứng minh một lý luận đi ngược logic thì lý luận đó sẽ không được thiết lập, nhưng con người lại từ chối việc nghiên cứu sâu hơn những lỗi logic của thuyết tiến hóa, cũng chính vì nếu nghiên cứu sâu sẽ thấy rằng không có bằng chứng nào đáng để nhắc đến cả.
Rất nhiều người hẳn sẽ cảm thấy kinh ngạc trước điều này. Thực ra, khi vấn đề hé lộ sẽ khiến bạn ngạc nhiên hơn nữa.
Dùng giải phẫu học so sánh biện luận cho quá trình tiến hóa, thì nói một cách hình tượng chính là: “Nếu như người là do vượn tiến hóa thành, người và vượn sẽ có rất nhiều điểm đặc trưng giống nhau; và vì người và vượn có nhiều điểm giống nhau, nên người chính là vượn tiến hóa thành”.
Đây là luận chứng tuần hoàn điển hình, vế đầu không có vấn đề về logic (không có vấn đề về logic không có nghĩa là đúng với sự thật), nhưng vế sau hoàn toàn là ngụy biện. Nói một cách thông tục để hiểu rõ hơn là: “Nếu A là em trai của B, A sẽ ít tuổi hơn B; vì A ít tuổi hơn B, nên A chắc chắn là em trai của B”. Vừa nghe vế sau thì đã thấy không đúng rồi, vì A ít tuổi hơn B, A và B có khả năng không có quan hệ huyết thống nào cả, hoặc A cũng có thể là chú của B (nếu A có vai vế lớn). Luận chứng tuần hoàn không thể được chấp nhận về mặt logic.
Nhưng phải chăng thuyết tiến hóa là phép quy nạp? Không hề, có quá nhiều sự thật không thể quy nạp được
Từng có người cho rằng thuyết tiến hóa là phép quy nạp, lối tư duy logic này tuy hơi phức tạp, nhưng thực cũng dễ lý giải. Phương pháp quy nạp sẽ đưa ra một mệnh đề, nếu có thể quy nạp được tất cả vấn đề liên quan vào trong, thì mệnh đề đó đúng là chân lý. Đối với thuyết tiến hóa, có quá nhiều sự thật không thể quy nạp được vào trong! Xét từ văn hóa tiền sử ở phần trước, rất nhiều những yếu tố như tốc độ tiến hóa, phương thức xuất hiện bùng nổ của các loài sinh vật, xác suất tiến hóa, v.v không những không quy nạp được mà còn đều phủ định thuyết tiến hóa, có thể thấy những luận chứng chứng minh thuyết tiến hóa là phương pháp quy nạp đã không thể thiết lập, thật ra vẫn là luận chứng tuần hoàn. “Luận chứng tuần hoàn” nghe có vẻ đúng nhưng thực chất là sai ấy, đã quán xuyến toàn bộ thuyết tiến hóa, con người dường như đã quen và không còn thấy lạ nữa. Nhưng khi chúng tôi nghiêm túc phân tích, thì đều vô cùng kinh ngạc! Dù một người không am hiểu sâu về logic cũng có thể phát hiện ra những lập luận này đều là ngụy biện.
Ngày nay, đứng tại trình độ hiểu biết khá sâu về bản chất sinh mệnh mà nhìn nhận lại thuyết tiến hóa, sẽ thấy những trường hợp Darwin dẫn chứng rõ ràng là khá khiên cưỡng, luận chứng cũng không chặt chẽ. Tại sao lại nói vậy? Chúng tôi lấy ví dụ như sau: Trong bản đầu tiên của cuốn “Nguồn gốc các loài”, Darwin đã phát biểu một giả thuyết táo bạo, ông cho rằng một loài gấu có thể xuống nước, biến thành động vật sống dưới nước, và cuối cùng trở thành loài sinh vật to lớn giống cá voi. Nên ông nói, chỉ cần có đủ thời gian, thông qua chọn lọc tự nhiên, gấu có thể biến thành cá voi. Trong bản hiệu chỉnh sau này, Darwin đã lược bỏ phát biểu đó. Sau khi suy xét lại và nhận thấy không có bằng chứng cụ thể nào để chứng minh, ông đã bỏ giả thuyết này. Điều thú vị là, quan điểm rằng gấu có thể trở thành cá voi thông qua chọn lọc tự nhiên của ông lại chính là trọng tâm của toàn bộ thuyết tiến hóa: một loài vật có thể biến thành một loài vật khác. Hơn nữa, giả thuyết về sự tiến hóa của cá voi này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Từ việc Darwin loại bỏ ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng đến ông cũng chưa hoàn toàn đồng tình, thậm chí là nghi ngờ lý luận của chính mình. Không khó để lý giải lý do tại sao những điều có thể vén bỏ bức màn bí ẩn này của thuyết tiến hóa lại không được tiết lộ.
2. Tính toán xác suất phủ định cốt lõi của thuyết tiến hóa – Cơ chế đột biến gen
Ở thời đại của Darwin, khoa học đang trong giai đoạn hình thành, những nhận thức về hiện tượng sinh mệnh còn thiển cận. Người thời đó nhìn thấy rất nhiều biến thể lai giống tạp chủng (từ những loài khác nhau) của động vật nuôi trong nhà, liền cho rằng loài này cũng có thể biến thành loài khác theo cách như vậy, đây chính là tiến hóa. Sau này, cùng với sự phát hiện và đào sâu nghiên cứu gen, các học giả mới nhận thức được rằng nếu gen không biến đổi về căn bản, thì cho dù biểu hiện của thế hệ sau có khác tổ tiên thế nào đi nữa thì việc đó cũng không đồng nghĩa là tiến hóa. Mà gen lại cực kỳ ổn định, chỉ có những “gen đột biến” bất thường mới có thể khiến nó xảy ra thay đổi, tuy vậy “gen đột biến” lại trở thành điểm cốt lõi của thuyết tiến hóa hiện đại. Đây là điều các nhà tiến hóa học hiện đại đều công nhận. Ở đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích điểm cốt lõi này.
Tính ổn định gen của giống loài là rào cản rất khó vượt qua
Tính ổn định của gen là điều bắt buộc để duy trì tính ổn định của bản thân các loài, việc trao đổi gen giữa các cá thể cùng loài không thể khiến loài này biến thành loài khác. Các chuyên gia lai tạo động thực vật đều biết rằng, phạm vi biến đổi của một loài vật là có hạn. Cuối cùng thì giống mới được lai tạo hoặc sẽ bị vô sinh, hoặc sẽ lại quay về giống hệt cặp bố mẹ. Giáo sư Meier của Đại học Harvard gọi đó là cân bằng nội tại của bộ gen. Trường hợp thường thấy nhất là chó dù có được lai tạo giống ra sao đi nữa thì vẫn là chó. Điều này đã nói rõ thuyết tiến hóa có một rào cản không thể vượt qua được. Về mặt lý luận, người ta kỳ vọng đột biến gen là khả năng cao nhất giúp đột phá chướng ngại này, đây chính là khả năng duy nhất.
Về mặt lý luận và thực tế, xác suất đột biến gen tạo ra đặc tính vượt trội gần như bằng không
Đột biến gen là một lỗi ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình sao chép gen hay sửa chữa tổn thương ADN, nên còn được gọi là biến dị ngẫu nhiên, bản thân nó chính là một hiện tượng bệnh lý. Xác suất xảy ra biến dị vô cùng thấp, xấp xỉ từ 1/10.000 đến 1/1.000.000.000. Xác suất đột biến của sinh vật nhân sơ bậc thấp khá cao, khoảng 1/1.000, mà trong các sinh vật bậc cao tỷ lệ đột biến gen của nhiều loài là từ 1/100.000 đến 1/100.000.000.
Đột biến gen liệu có thể tạo ra đặc trưng (tính trạng) vượt trội không? Các nghiên cứu chuyên sâu về gen phát hiện rằng: xác suất xảy ra tình huống này vô cùng thấp. Chúng ta đều biết rằng cốt lõi của một bộ gen được cấu tạo bởi vài trăm đến vài nghìn bazơ (nucleotit) xếp thành chuỗi, bốn loại bazơ nitơ sắp xếp theo trình tự quy định, những trình tự sắp xếp khác nhau đã hình thành nên những bộ mã di truyền vô cùng phức tạp và tinh vi. Nếu đột biến gen là lỗi ngẫu nhiên, chúng ta có thể phân tích từ một ví dụ đơn giản:
Chúng ta hãy cùng xem xét vấn đề sau: một chương trình máy tính phức tạp và tinh vi, tùy ý sửa đổi một, hai ký tự liệu có thể tạo được chương trình cao cấp hơn không? Đương nhiên không thể. Đột biến gen cũng như vậy. Đột biến do sai sót thường là sự thay đổi của một bazơ đơn lẻ, kết quả của sự thay đổi này thường gây ra nhiều dạng khuyết tật, dị tật và tử vong, không phát hiện ra trường hợp nào có ưu thế sinh tồn dưới điều kiện tự nhiên. Vì để tăng xác suất đột biến phục vụ nghiên cứu, các nhà khoa học dùng mọi cách để tăng tỷ lệ đột biến, tạo ra lượng lớn cá thể biến dị, cũng không phát hiện có loài nào tiến hóa theo hướng cao cấp hơn.
Bảng tính xác suất cho thấy, tính khả thi của tiến hóa sinh học nhỏ tới mức gần như không thể xảy ra
Thuyết tiến hóa hiện đại dùng giả thuyết đột biến gen ngẫu nhiên để giải thích cho nguyên nhân căn bản của tiến hóa. Chúng ta đều biết loại đột biến này có tính ngẫu nhiên, tần suất thấp và không định hướng, v.v. Điều đáng chú ý là: ngày nay khi các công thức và mô hình toán học được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sinh học, thì các nhà tiến hóa học vẫn không thể đưa ra một công thức toàn diện nào, tính được xác suất từ lúc xảy ra đột biến gen cho đến một lần tiến hóa thật sự, vì bất kỳ một công thức hợp lý nào cũng đều sẽ phủ định thuyết tiến hóa.
Rất nhiều học giả bắt nguồn từ xác suất xảy ra đột biến gen, đã tính toán ra xác suất xuất hiện loài mới, phát hiện rằng xác suất này nhỏ đến mức đáng ngạc nhiên. Trong cuốn “Hộp đen của Darwin” (Darwin’s Black Box), nhà hóa sinh học người Mỹ Behe, M.J, lấy chuỗi cơ chế hóa sinh của quá trình đông máu làm ví dụ, để giải thích về những hiện tượng sống vô cùng phức tạp và tinh vi như thế không thể do tiến hóa mà thành. Trong đó, xác suất để một loại protein (TPA) xảy ra đột biến là 1/10¹⁸ (10 mũ 18), theo tính toán thì cần ít nhất 10 tỷ năm để điều đó xảy ra. Nếu muốn đồng thời xảy ra tiến hóa thêm một protein có tác dụng hỗ trợ với nó, thì xác suất xảy ra điều đó là 1/10³⁶ (10 mũ 36)… Ông cho biết: “Đáng tiếc rằng vũ trụ không có thời gian để chờ đợi”.
Ở đây đưa ra một công thức tương đối, dựa vào xác suất tiến hóa để tạo ra loài mới dựa trên tỷ lệ đột biến.
P=(M C R E S) n
Nói một cách đơn giản, ví như cá thể nào đó của một loài xuất hiện biến dị (xác suất M=0.001), hơn nữa gen sau đột biến có thể tương thích với các gen khác trong cơ thể ở các cấp độ biểu hiện khác nhau (ước tính tương đối C = 0,01). Mà để cá thể này có thể sống sót trong cạnh tranh sinh tồn, có cơ hội sinh sản (R=0,1), hơn nữa để đột biến đó phải đúng là một tiến hóa dọc (hiện tượng này cho đến nay vẫn chưa được phát hiện, một vài nhà tiến hóa học đã ước tính E=0,001). Ngoài ra, gen đột biến cần được lan rộng trong toàn bộ quần thể (ước tính tương đối S=0,1); bởi vì sự hình thành một loài mới đòi hỏi sự xuất hiện của cả một chuỗi gen mới. Giả sử cần 10 gen mới (số mũ n = 10, trên thực tế giữa các loài tuyệt đối không thể chỉ có sự khác biệt về gen nhỏ như vậy). Vậy thì xác suất để tiến hóa ra một loài mới là:
P =(0.001 x 0.01 x 0.1 x 0.001 x 0.1)10 = 10-100
Theo giả định là mỗi năm sinh sản được 10 thế hệ, số lượng cá thể trong quần thể đạt 1.000, ngay cả khi tính toán thời gian cần thiết cho quá trình tiến hóa tương ứng một cách vô cùng tương đối cũng phải lên tới 10⁹⁶ năm. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ vũ trụ không quá 20 tỷ (tức 2 × 10¹⁰) năm, thời gian cần để tiến hóa ra một loài mới tương đương gấp 10 lần tuổi thọ của vũ trụ, đủ cho thấy tiến hóa là điều hoàn toàn không thể xảy ra.
Ngay cả những loài sinh vật gần nhau nhất cũng không thể chỉ khác nhau 10 gen, sự khác biệt về gen giữa sinh vật bậc thấp và bậc cao lên tới hàng vạn gen, thời gian cần thiết để sinh vật bậc thấp tiến hóa thành động vật bậc cao thì càng không thể tưởng tượng được.
Việc sự sống xuất hiện tự nhiên cũng như việc dùng một cơn lốc xoáy là có thể hoàn thành lắp ráp một chiếc máy bay — đều là những điều không thể xảy ra
Đối với sự xuất hiện của sự sống, thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng đó cũng là một quá trình tự nhiên, cho rằng tại một số điều kiện đặc biệt, những chất vô cơ và hữu cơ đơn giản đã tiến hóa thành những đại phân tử phức tạp của sự sống, các đại phân tử phức tạp này lại tổ hợp thêm bước nữa hình thành nên sinh mệnh nguyên thủy. Quá trình chuỗi nhiều sự kiện “lý tưởng hóa” như vậy, có lẽ độc giả cũng đã nghĩ về vấn đề xác suất trong đó rồi, Fred Hoyle từng nói: “Khả năng xảy ra của những tình huống trên giống như việc dùng một cơn lốc xoáy để thu gom phế liệu rồi lắp ráp thành một chiếc Boeing 747 vậy”.
Giả thiết và suy đoán liệu có thể dùng làm minh chứng?
Mọi người đều sẽ trả lời rằng: “Đương nhiên không thể”. Nếu chứng minh bằng một chuỗi giả thiết (ví dụ 5 giả thiết), cho dù mỗi giả thiết đều có xác suất đúng là 70%, thì tổng độ đáng tin của tất cả giả thiết (khi nhân 5 lần xác suất 70%) chỉ có 16,8%. Mà cơ chế tiến hóa của phân tử trong thuyết tiến hóa chính là tổ hợp của hàng loạt các giả thiết, với tính khả thi đã bị đẩy thấp xuống đến mức vũ trụ không thể chờ đợi nổi. Vũ trụ đã bị hủy diệt vô số lần trước cả khi một vật chủng được tiến hóa. Vậy thì làm sao thuyết tiến hóa có thể đúng được? Tính nghiêm ngặt của khoa học không thể nào thừa nhận nó.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20970