[ChanhKien.org]
Kỳ 8: Người vượn hoàn toàn không tồn tại
Phần Ⅱ: Thuyết tiến hóa – Một tín ngưỡng sai lầm
II-1: Người vượn hoàn toàn không tồn tại
Những nhà khoa học và nhân sĩ các giới ủng hộ thuyết tiến hóa thường lấy bằng chứng về vượn người để chứng minh tính chính xác của thuyết tiến hóa. Hiện nay khi nhắc đến “thời đại tiền sử”, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những hình ảnh như: một đám người lông lá xồm xoàm, lấy da thú che thân, đàn ông cầm giáo dài, phụ nữ tay ôm đứa trẻ, đứng cạnh hang động, ở giữa là một đống lửa đang cháy; ý nghĩ đầu tiên gợi lên chính là một xã hội rất nguyên thủy.
Định kiến rập khuôn này hầu như đều thấy được trong bất kỳ quyển sách giáo khoa sinh học hay bảo tàng lịch sử nào, rất nhiều bảo tàng thậm chí còn dựng lại cảnh này bằng tượng sáp. Nhưng liệu đây có phải là chân tướng của lịch sử nhân loại hay không? Từ các tài liệu trong chương trước, chúng ta đã phát hiện rất nhiều chứng cứ không phù hợp với khái niệm cố hữu này. Nhưng ít ai biết rằng, những bằng chứng ủng hộ việc con người tiến hóa từ loài vượn người cũng không vững chắc.
Qua hơn 100 năm khảo cổ đã phát hiện rằng, nếu nhân loại được tiến hóa từ loài vượn người, thế thì từng giai đoạn lịch sử vượn tiến hóa thành người hiện đại, đều phải có những bằng chứng đặc trưng, … bao gồm hóa thạch của từng giai đoạn cũng như các công cụ, di tích văn hóa tương ứng, v.v. Dù hóa thạch thời vượn người đã được tìm thấy, hóa thạch của nhân loại cũng đã tìm thấy, nhưng lại không có hóa thạch của giai đoạn trung gian từ vượn người tiến hóa thành con người. Nếu như vậy, giả thuyết cho rằng con người được tiến hóa từ loài vượn người chỉ là giả thuyết vô căn cứ.
Ví dụ về “Người Java” năm 1982 từng gây rúng động một thời. Nhà khảo cổ học Dubois đã phát hiện một mảnh xương sọ rất giống xương sọ của loài vượn tại đảo Java, còn cách đó 40 feet (hơn 12 mét) lại phát hiện một khúc xương chân lớn, nên ông cho rằng chúng chắc chắn là của cùng một sinh vật. Sinh vật này đi thẳng đứng giống con người, lại có xương sọ giống loài vượn, đây chắc chắn là mắt xích trung gian ấy. Nhưng sau này đã chứng thực được rằng hai khúc xương ấy là của một con vượn và một người từng sống ở đảo Java cách đây một triệu năm. Hóa thạch “Lucy” được Donald Johanson phát hiện tại hẻm núi lớn Đông Phi, từng được cho là tổ tiên chung của loài người và loài vượn, nhưng hiện nay các nhà khoa học đã giám định được rằng đó là một loài vượn tuyệt chủng, thuộc dòng Australopithecus afarensis (loài vượn cổ phương Nam – chủng Afar).
Một ví dụ khác nữa, trong ghi chép hóa thạch kéo dài suốt 3,8 tỷ năm, điều khiến người ta khó hiểu nhất là “Sự bùng nổ kỷ Cambri” (Cambrian Life’s Explosion) hay còn gọi là “Bùng nổ sự sống thời kỳ Cambri (Cambrian Life’s Big Bang, trong đó chỉ ra rằng phần lớn các ngành động vật thời Cambri đột nhiên xuất hiện giống “một vụ nổ”). Vào ngày 25 tháng 05 năm 1995, bản quốc tế của tờ “Nhân Dân Nhật báo” đã đăng tải bài viết của Nữu Duy Cung có tựa đề “Thành tựu nghiên cứu quần thể hóa thạch Trừng Giang gây chú ý”, ông đã chỉ ra rằng: “Bùng nổ sự sống thời kỳ Cambri” là một sự kiện trọng đại có tính đột phá trong lịch sử tiến hóa của sự sống toàn cầu, nếu đi sâu nghiên cứu, có thể làm lung lay thuyết tiến hóa truyền thống. Ngày 19 tháng 07 năm 1995, tờ “Nhân Dân Nhật báo” lại đăng tải bài viết “Hóa thạch Trừng Giang đặt ra thách thức cho thuyết tiến hóa”. Tác giả Đinh Bang Kiệt đã chỉ rõ luận điểm chính trong thuyết tiến hóa của Darwin: các loài sinh vật sẽ dần dần xuất hiện đột biến. Nhưng vào đầu kỷ Cambri cách đây 530 triệu năm, hình thức tồn tại của các loài vật trên Trái Đất đã đột ngột nhảy vọt từ đơn bào sang đa bào.
Những phát hiện khảo cổ “Quần thể hóa thạch Trừng Giang Trung Quốc” đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ truyền thông quốc tế, làm chấn động giới khảo cổ và sinh vật học. Quần thể hóa thạch Trừng Giang thuộc loại hóa thạch thời kỳ đầu kỷ Cambri (550 triệu năm trước), ngoài ra ở Burgess, Canada cũng phát hiện mảnh đá phiến sét vào giữa kỷ Cambri (530 triệu năm trước), trong đó cũng có một lượng lớn tư liệu địa chất về sự “bùng nổ” của sự sống. Có thể thấy rằng, vào kỷ Cambri (khoảng 570 – 500 triệu năm trước), gần như tất cả các ngành động vật đã biết đều đã có đại diện riêng. Mà trước thời Cambri, không chỉ hóa thạch của sinh vật đa bào rất hiếm, mà trong số các hóa thạch thời Đại Tân Nguyên Sinh đã phát hiện cho tới ngày nay với tiêu biểu là quần thể động vật Ediacara, cũng không một chủng loài nào có thể xác định là tổ tiên của các ngành động vật đã biết. Cũng chính là nói đại đa số các ngành động vật đã đột ngột xuất hiện trong thời Cambri, theo như thuyết tiến hóa sinh học của Darwin, trước khi sinh vật đa bào xuất hiện ở kỷ Cambri ắt phải có một quá trình tiến hóa rất lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được bất kỳ bằng chứng nào về quá trình tiến hóa trung gian này. Nguyên nhân có phải là do hồ sơ hóa thạch không đầy đủ không? Cần biết rằng những ghi chép về hóa thạch là ngẫu nhiên, tại sao lại chỉ thiếu đúng mỗi giai đoạn trung gian?
Giáo sư luật Phillip Johnson của Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ được cho là người có đủ tư cách nhất để phê phán thuyết tiến hóa. Vì ông từng giữ chức trợ lý Thẩm phán Tối cao Hoa Kỳ Warren, chuyên môn của ông là phân tích và nhận diện ngôn từ cũng như logic mà các luật sư sử dụng khi biện luận. Khi đọc tài liệu lịch sử của thuyết tiến hóa, ông đã nhận ra ngay bên trong đầy rẫy những lập luận hùng hồn nhưng sai lệch về logic và những lời lẽ lảng tránh vấn đề. Nên ông, với vai trò là thẩm phán, đã nhiều lần chất vấn rằng: “Chúng ta làm sao có thể biết ‘thuyết tiến hóa’ là đúng? Bằng chứng xác thực ở đâu?” Ông đã kết luận trong cuốn sách “Chất vấn Darwin” (Darwin on Trial) của mình rằng: “Điều mà những hóa thạch triển hiện cho chúng ta đều là những sinh mệnh hữu cơ đột nhiên xuất hiện, không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự tiến hóa từng bước, … Những sinh mệnh hữu cơ này một khi xuất hiện, thì về cơ bản sẽ không thay đổi nữa, dù trải qua hàng triệu năm hay môi trường khí hậu có thay đổi thế nào đi nữa. Nếu lý luận của Darwin hợp lý, thì những điều kiện này đã gây ra sự thay đổi lớn cho các loài.
Trên thực tế, chúng tôi còn phát hiện những báo cáo liên quan về vượn người, phần lớn đều là để trục lợi và lừa dối hơn là sự thật. Ví dụ về người Java dưới đây cũng đủ để chứng minh điều này:
Có lẽ mọi người không biết rằng người Java được cho là người vượn, chứng cứ cơ bản của nó chỉ gồm một đoạn xương đùi, ba chiếc răng và một phần hộp sọ. Xương đùi giống với người, còn hộp sọ lại giống vượn người. Nhưng hai hóa thạch này lại được phát hiện cách nhau 14m (45 feet) trên lớp đá thuộc cùng một tầng địa chất, tại hiện trường cũng có hộp sọ người thật, nhưng phần sự thật này lại bị che giấu trong nhiều năm. Người phát hiện ra những hóa thạch này – ông Dubois vào những năm cuối đời mới tuyên bố rằng chúng hoàn toàn không phải di cốt của vượn người, mà giống bộ xương của một con vượn tay dài (vượn cáo) to lớn hơn. Tuy nhiên, những người theo thuyết tiến hóa lại không chấp nhận điều ông nói, vì vậy người Java vốn được xây dựng từ những chứng cứ lố bịch đến buồn cười và ít ỏi một cách đáng thương ấy, vẫn được chắp vá với nhau, trở thành một sinh vật đã từng thực sự tồn tại xuất hiện trong sách giáo khoa.
Lập luận phía trên đã phân tích cách nói người là do vượn người tiến hóa thành không chỉ sơ hở mà còn đầy rẫy lỗ hổng; mặt khác, thật ra rất nhiều phát hiện của các nhà khảo cổ học đều trực tiếp phản bác lại luận điểm của người ủng hộ thuyết tiến hóa. Ví như nhiều nhà khảo cổ từ các nơi trên thế giới đã lần lượt phát hiện ra bằng chứng trực tiếp về người của những thời kỳ cổ đại khác nhau, từ những dấu chân người hàng chục đến hàng trăm triệu năm trước cho đến các hóa thạch xương người. Dưới đây kể ra một phần những phát hiện đã được chứng thực:
Dấu giày của con người từ 540 triệu đến 250 triệu năm trước
Bọ ba thùy là sinh vật sống từ 540 triệu đến 250 triệu năm trước, đã tuyệt chủng từ lâu. Nhà khoa học người Mỹ William J. Meister đã phát hiện một dấu chân người lớn đi dép dẫm lên và một dấu chân trẻ em trong lớp đá trầm tích thời kỳ Cambri tại suối Antelope, bang Utah, dài khoảng 10,25 inch (26cm), rộng khoảng 3,5 inch (8,9cm), in hằn sâu trong lớp đá, trên mặt hóa thạch bọ ba thùy. Theo giám định của nhà hóa học nổi tiếng Melvin A. Cook thuộc Đại học Utah, đây đúng là dấu giày của con người.
Dấu chân người từ 270 triệu năm trước
Năm 1817, nhà khảo cổ Henry R. Schoolcraft và Thomas H. Benton đã phát hiện hai dấu chân người dài khoảng 10,5 inch (27cm) trên một tấm đá vôi gần bờ Tây sông Mississippi ở Mỹ, các ngón chân tách rời nhau, lòng bàn chân đặt phẳng, giống với dấu chân quen không đi giày lâu ngày. Bước chân mạnh mẽ vững chắc, dấu chân tự nhiên. Những dấu vết sau khi khai quật đều cho thấy: vết lõm đó là do giẫm lên khi tấm đá còn rất mềm. Theo kết quả giám định, tấm đá vôi đã tồn tại 270 triệu năm.
Dấu chân người từ 235 triệu năm trước
Người ta phát hiện bốn dấu chân người trên một phiến đá thuộc kỷ Tam Điệp tại huyện Phú Nguyên, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo nghiên cứu khảo chứng, phiến đá này đã có lịch sử 235 triệu năm.
Dấu chân, hóa thạch tay người và cây búa sắt từ Kỷ Phấn Trắng (từ 145 triệu năm đến 65 triệu năm trước)
Dưới lòng sông Paluxy ở Glen Rose, bang Texas, phát hiện được dấu chân khủng long từ kỷ Phấn Trắng, các nhà khảo cổ cũng vô cùng kinh ngạc khi phát hiện bên cạnh hóa thạch dấu chân khủng long khoảng 18 inch rưỡi, đồng thời có 12 hóa thạch dấu chân người, thậm chí còn có dấu chân một người chồng lên dấu chân khủng long ba ngón. Sau khi cắt đôi mẫu hóa thạch, người ta phát hiện mặt cắt bên dưới dấu chân có vết nén, là điều không thể mô phỏng được, nên tất nhiên không phải đồ giả. Hơn nữa, tại cùng tầng đất đá gần đó, người ta còn phát hiện hóa thạch ngón tay người và một chiếc búa sắt do con người tạo ra, có một đoạn cán gỗ vẫn gắn chặt trên đầu búa. Phần đầu của chiếc búa này chứa 96,6% sắt, 0,74% lưu huỳnh và 2,6% clo. Đây là một loại hợp kim vô cùng kỳ lạ, chất lượng rất tốt, hiện nay vẫn chưa thể tổng hợp được loại muối kim loại từ sắt và clo giống vậy. Phần cán còn lại của chiếc búa đã biến thành than. Để nó biến thành than trong một thời gian ngắn, thì không chỉ toàn bộ tầng địa chất phải chịu một áp suất lớn, mà còn phải sinh ra nhiệt lượng đủ lớn. Nếu chiếc búa bị rơi vào trong khe đá, thì vì không đủ áp suất và nhiệt lượng, sẽ không thể tồn tại quá trình cán búa biến thành than. Điều này cho thấy khi tầng nham thạch đang đông cứng và hóa rắn, chiếc búa đã ở trong đó. Tầng đất đá phát hiện ra công cụ kia và tầng đá có dấu chân khủng long là cùng một tầng, mà những tầng địa chất khác đều không có dấu chân khủng long hay công cụ nhân tạo nào. Điều này cho thấy con người và khủng long thật sự đã từng sống trong cùng một thời kỳ.
Từ năm 1969, Stan Taylor bắt đầu khai quật tại sông Paluxy, sau khi di dời vài tấn đá vôi, ông đã phát hiện dấu chân giống của con người trên địa tầng kỷ Phấn Trắng. (Nguồn ảnh: Dr. Don Patton)
Vào mùa khô năm 1999, người ta đã chụp lại được hình ảnh dấu chân người và dấu chân khủng long ba ngón đan xen rõ ràng trên lòng sông. Trong bức ảnh, các dấu chân dẫn đến chỗ người đứng là của con người, còn các dấu chân hướng về bên phải thì thuộc về khủng long ba ngón. (Nguồn ảnh: Dr. Don Patton)
Một chiếc búa sắt do con người tạo cũng được tìm thấy trong tầng địa chất kỷ Phấn Trắng ở Texas. (Nguồn ảnh: Dr. Don Patton)
Theo phân tích, độ thuần khiết của chiếc búa sắt rất cao và ổn định, vượt xa kỹ thuật luyện ngày nay. (Nguồn ảnh: Creation Evidence Museum)
Phần màu đen trên cán búa bị hóa thành than, cho thấy khi tầng đất đá hóa rắn thì chiếc búa đã ở đó rồi. (Nguồn ảnh: Creation Evidence Museum)
Hóa thạch ngón tay người trong tầng đá cổ xưa. (Nguồn ảnh: Dr. Don Patton)
Sau khi cắt lớp hóa thạch ngón tay, quan sát thấy hóa thạch cũng có cấu trúc xốp giống như mô xương của con người. (Nguồn ảnh: Dr. Don Patton)
Dr. Dale Peterson dùng máy tính quét để quan sát các khớp và mô khác của hóa thạch ngón tay. (Nguồn ảnh: Dr. Don Patton)
Hóa thạch phần trên của xương cánh tay người bốn triệu năm trước
Năm 1965, nhà khảo cổ Bryan Patterson và W.W.Howells đã phát hiện một hóa thạch xương cánh tay của con người được giám định có từ bốn triệu năm trước tại Kanapoi, Kenya, châu Phi. Giáo sư Henry M. McHenry và Robert S. Corruccini của Đại học California, Hoa Kỳ cho biết, xương cánh tay này gần như giống hệt xương cánh tay của người hiện đại.
Hóa thạch xương đùi của con người hai triệu năm trước
Năm 1972, người ta đã phát hiện hóa thạch xương đùi giống hệt với xương của người hiện đại tại hồ Turkana ở Kenya, ước tính có niên đại từ hai triệu năm trước.
Dấu chân người có niên đại 3,4 triệu đến 3,8 triệu năm
Năm 1976, nhà khảo cổ nổi tiếng Mary D. Leakey đã dẫn dắt một nhóm nghiên cứu hoạt động tại Bắc Tanzania (châu Phi), thung lũng tách giãn lớn. Tại một nơi có tên là Laetoli, họ đã phát hiện một nhóm dấu chân người có đặc trưng giống hệt người hiện đại, những dấu chân này được in trên lớp nham thạch trầm tích từ tro núi lửa. Theo đo đạc phóng xạ, lớp nham thạch trầm tích này có niên đại khoảng 3,4 đến 3,8 triệu năm. Có hai hàng dấu chân, song song cạnh nhau, kéo dài khoảng 27 mét. Từ những vết tích trên có thể thấy rõ, đặc trưng giải phẫu mô mềm rõ ràng khác loài vượn. Trọng lực truyền từ gót chân, qua cạnh ngoài của lòng bàn chân và phần đệm ngón cái, cuối cùng truyền đến ngón chân cái, ngón chân cái duỗi thẳng về phía trước. Còn khi tinh tinh và các loài vượn cổ phương Nam (Australopithecus) đi đứng thẳng, trọng lực được truyền từ gót chân, nhưng thông qua rìa ngoài bàn chân truyền đến ngón giữa, hơn nữa ngón chân cái duỗi hướng qua mặt bên.
Khung xương người một triệu năm trước
Năm 1913, nhà khoa học người Đức Hans Reck đã phát hiện được một bộ xương người hiện đại hoàn chỉnh tại hẻm núi Olduvai ở Tanzania, châu Phi, thuộc tầng địa chất có niên đại khoảng một triệu năm trước.
Hóa thạch xương chậu và xương đùi người 300 nghìn năm trước
Các nhà cổ sinh vật học Tây Ban Nha thuộc vùng núi Atapuerca, tỉnh Burgos, miền Bắc nước này, đã phát hiện hóa thạch xương chậu, xương đùi của người cùng một số công cụ đồ đá từ 300 nghìn năm trước.
135 bộ xương người từ 26 nghìn năm trước
Tháng 05 năm 1998, Tạp chí uy tín “Science” (Khoa học) của Mỹ đã đưa tin rằng, tại khu vực gần hồ Mungo và hồ Willandra ở New South Wales, Úc, người ta đã khai quật được 135 bộ xương người, các cổ vật thời tiền sử như lò sưởi từ 26 nghìn năm trước. Ngoài ra, tại hồ Mungo III, người ta còn khai quật được hóa thạch một bộ xương đàn ông hoàn chỉnh từ 30 nghìn năm trước. Trên cơ thể người này được bôi thuốc nhuộm màu đất son, hai cánh tay bắt chéo trước ngực và được chôn cất theo đúng các nghi thức tang lễ.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20969