Người đàn ông học cách bay bổng
Tác giả: Bình Liên
[Chanhkien.org] Vào triều đại nhà Minh (1368 đến 1644 SCN), có một người đàn ông muốn học bay bổng lên như chim. Ông ta đã leo lên một ngọn núi cao và đã tìm thấy một vị sư phụ dạy ông ta bay như thế nào. Vị sư phụ dạy ông ta một phương pháp và nói rằng, chừng nào người này đi theo những gì ông ta chỉ dạy và đặt tâm của mình vào, thì ông ta sớm sẽ bay được. Người đàn ông này nhanh chóng nắm được phương cách. Tuy nhiên, trong suốt thời gian tập luyện, ông ta bỏ hết thời gian nhìn sự bay lượn của những con chim và khen những sự thành công và nổi bật của những đồng môn của ông ta. Ông ta thường theo đuổi sự tưởng tượng làm sao ông ta có thể bay tốt như họ. Thời gian trôi qua và người đàn ông này đã không thể bay. Ông ta vui thích dạy những người mới đến về những gì mà ông ta đã được chỉ dạy bởi sư phụ. Khi những người mới tất cả đã có thể bay, ông ta vẫn cứ theo đuổi những sự tưởng tượng của mình. Nhìn thấy họ bay lên từ vách núi, nhặt hái những trái cây tươi, nếm mùi vị của chúng trong không trung, và rải trái cây và hoa từ trên bầu trời, người đàn ông này đã rất ghen tị. Ông ta cũng thắc mắc tại sao mình đã không thể bay lên. Thật ra, phương pháp bay của tầng thứ cao được trông nom bởi một con chim vàng tại thế giới của Phật. Chỉ khi học viên có thể luyện tập với sự chú tâm hoàn toàn, thì con chim vàng sẽ mở những cái khóa trên học viên và giúp anh ta bay. Tuy nhiên, chim vàng đã thấy người đàn ông bỏ thời gian về những việc khác hơn là luyện tập tính chất của phương pháp bay; vì thế chim vàng đã không mở khóa cho anh ta. Người đàn ông cảm thấy thật xấu hổ khi thấy tất cả các môn đệ đều đã có thể bay nhưng anh ta thì không, vì thế anh ta xuống núi, mua một miếng đất yên tĩnh và trú ngụ.
Một ngày nọ, người đàn thấy người ta vẫy lúa. Ông ta trở nên thích thú và cũng muốn thử. Ông ta đã nâng cái chày nặng và làm việc cực nhọc. Ông đã đổ mồ hôi khắp cả người trong phút chốc. Mặc dầu ông đã bị đau lưng vì sự cố gắng của mình, nhưng ông đã cảm thấy một sự vui mừng không thể tả từ trong tâm của mình. Sau đó, ông đã bắt đầu làm việc trên những cánh đồng và làm tất cả mọi việc từ trồng trọt, gieo, gặt, tưới, hái và sàn sẩy. Mỗi bước đều rất khó, nhưng ông đã cảm thấy thật vui từ những việc làm này và trở nên rất hân hoan. Vài năm sau đó, một ngày kia, trong khi đang làm việc trên cánh đồng, ông ta đột nhiên thấy mình có thể bay. Ông đã có thể bước đi trên những ruộng lúa thật nhanh và bay trên không một cách tự do. Ông đã cảm thấy thật tuyệt vời. Vào lúc đó, ông ta cũng đột nhiên hiểu ra nguyên nhân tại sao mà ông đã không thể bay trước đây.
Ông đã mở trường dạy sự tinh hoa của việc bay. Đòi hỏi của ông ta rất là đơn giản: là làm việc với ông ta trên cánh đồng mỗi ngày. Khi nhà vua nghe được tin này bèn gọi ông vào cung, thưởng cho ông ta 100 lạng (đơn vị đo lường bạc và vàng) vàng và ra lệnh ông ta dạy nhà vua cách biết bay. Người đàn ông này từ chối một cách tử tế. Ông ta đã cảm thấy từng miếng vàng là những thứ lăng mạ lại tính chất của việc bay, bởi vì một người chỉ có thể đạt được những thứ ngoài thế giới này bằng cách bỏ đi vật chất. Người đàn ông bảo nhà vua rằng ông ta sẽ chỉ dạy mà không lấy công, nhưng nhà vua phải làm việc với ông ta trên đồng ruộng. Nhà vua đồng ý và đã làm việc với ông ta trên đồng. Sau một thời gian, nhà vua đã nói một cách lo lắng, “Ta là vua của một nước. Ta không thể ở mãi trên cánh đồng. Ta phải lo việc nước. ” Ông ta đã hy vọng người đàn ông có thể dạy ông ta bay một cách nhanh chóng. Người đàn ông đã suy nghĩ một đỗi và nhìn nhà vua. Ông ta đã đẩy năng lượng vào thân thể nhà vua và nhà vua đã bay bổng lên. Nhưng ngay sau khi người đàn ông bỏ đi, nhà vua lại trở nên không bay được. Nhà vua phải từ bỏ ý định bay và tự mình thở dài, “Số phận tôi là để trông coi quốc gia. Tôi e rằng bay bổng không phải là việc mà thiên đình muốn tôi làm. ” Và ông ta bỏ đi. Người đàn ông đó là tôi trong một đời khác. So sánh mình trong câu chuyện với tôi trong việc tu luyện bây giờ. Tôi tìm thấy nhiều điều tương tự. Từ lúc bắt đầu cho đến hôm nay, tôi đã đặc biệt “quan tâm” đến những thứ của người khác. Mắt và tâm của tôi chú trọng vào sự tu luyện của người khác, tôi đã mù quáng theo đuổi trong sự tưởng tưởng tôi trở thành một vị Phật tương lai, quên đi ý nghĩa thật sự của sự tu luyện. Lúc đầu khi chúng ta quyết định theo Phật, Sư Phụ từ bi của chúng ta đã khắc vào tâm của chúng ta một vật chất như là gieo hạt, tốt hơn cuộc đời của chúng ta từ nguyên thủy, mà sẽ mở ra những tinh huệ và ngộ tính của chúng ta. Trong khi sự luân hồi của chúng ta vào thế giới này, vật chất này đã nói những suy nghĩ của tất cả đệ tử Đại Pháp với nhau tại một tầng thứ thật vi mô đến độ nó không thể bị động đến bởi sự sắp xếp của thế lực cũ. Khi tôi nghĩ về điều này, tôi có một sự hiểu biết mới trong việc theo sự giảng dạy trong Chuyển Pháp Luân, “Sự tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta là tránh dùng đường lối này, nghĩa là một mạch lôi cuốn tất cả các mạch. Chúng ta đòi hỏi hằng trăm mạch đồng thời khai mở di chuyển ngay từ lúc mới bắt đầu, tất cả cùng một lúc, chúng ta sẽ tu luyện ở một cấp rất cao và tránh những điều ở cấp thấp. ” (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ tám)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/22/47904.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4870
Ngày đăng: 18-09-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.