Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Phân tích bình luận

Tản mạn về sự biến đổi của thơ ca Trung Quốc

25-05-2025

Tác giả: Lưu Tiểu Vũ

[ChanhKien.org]

(Một)

Thành, trụ, hoại, diệt là quy luật biến đổi của vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Thành, nghĩa là sinh ra, hình thành. Trụ, nghĩa là duy trì, bảo tồn trong một khoảng thời gian nhất định. Hoại, nghĩa là đi về hướng bại hoại. Diệt, nghĩa là không còn tồn tại nữa.

Trong nền văn minh lần này, quy luật thành, trụ, hoại, diệt cũng quyết định sự hưng suy thay đổi của các triều đại. Ví dụ như triều Đường: cha con họ Lý quét sạch quần hùng, kiến lập vương triều Đại Đường. Từ thời Trinh Quán chi trị đến thời Khai Nguyên thịnh thế, đất nước đã phát triển đến đỉnh cao. Sau đó xuất hiện loạn An Sử, các phiên trấn cát cứ, từ đó đất nước suy yếu không thể vực dậy, cuối cùng diệt vong.

Lại xem bốn mùa: mùa xuân, vạn vật khởi sắc, bừng bừng sức sống; mùa hạ, phát triển đến cực thịnh; mùa thu, lá cây bắt đầu rơi rụng; mùa đông, vạn vật điêu tàn.

Lại nhìn về cuộc đời con người: sinh ra, trưởng thành, già yếu, chết đi.

Nhân loại hiện đại đã phát hiện ra rằng, trước nền văn minh lần này, trên Trái Đất từng tồn tại các nền văn minh cổ đại, kim tự tháp Ai Cập chính là sản phẩm của thời tiền sử. Cũng tức là nói, lịch sử loài người cũng trải qua từng đợt, từng đợt, cũng có quá trình sinh sôi, phát triển, dần dần bại hoại và diệt vong.

(Hai)

Nghệ thuật của nhân loại cũng trải qua quá trình thành, trụ, hoại, diệt. Lấy thơ Đường làm ví dụ: thời sơ Đường, thơ hay chưa thấy nhiều là bởi vì đang ở giai đoạn khám phá. Đến thời thịnh Đường và trung Đường, hàng loạt nhà thơ xuất hiện như những vì sao, đẩy nghệ thuật thơ ca lên đến đỉnh cao của nền văn minh lần này, đến nay vẫn còn truyền tụng, không suy bại. Sau thời trung Đường, thơ ca bắt đầu suy tàn. “Thụ thụ giai thu sắc, sơn sơn duy lạc huy” (tạm dịch: Từng ngọn cây đều nhuốm sắc thu, khắp núi chỉ còn ánh chiều tàn - trích từ bài thơ “Dã Vọng” của Vương Tích), tràn ngập một dải thanh âm thương cảm, réo rắt.

Đến thời Tống, người ta cho rằng thơ ca hàm chứa “tinh hoa của trời đất dường như đã cạn kiệt”, không còn gì để khai thác nữa, dường như dù có viết thế nào cũng rất khó để đột phá tiền nhân, bèn chuyển sang sáng tác các bài từ, Tống từ tuy hay nhưng đã không thể sánh với thơ Đường. Đến thời Nguyên, việc viết các bài từ cũng không còn dễ dàng nữa, bèn chuyển sang viết khúc.

“Khô đằng lão thụ hôn nha,
Tiểu kiều lưu thuỷ nhân gia,
Cổ đạo Tây phong sấu mã.
Tịch dương Tây hạ,
Đoạn trường nhân tại thiên nhai”.

Tạm dịch:

Dây leo khô, cổ thụ, quạ chiều,
Cầu nhỏ, nước chảy, mái nhà dân,
Đường xưa, gió Tây, con ngựa gầy.
Mặt trời lặn về Tây,
Người đứt ruột ở nơi chân trời.

Nguyên khúc tuy đặc sắc nhưng đã kém hơn Tống từ. Đến thời Minh, phong trào tiền thất tử và hậu thất tử đã đưa thơ ca dẫn nhập vào lối sáo mòn, cổ hủ, giống như cành khô lá úa mùa thu; lúc ấy, ba anh em họ Viên xuất hiện với phong cách thơ “bộc lộ tính linh, không câu nệ khuôn sáo” mang đến cho thi đàn đang chết dần mòn một làn gió mới, hướng đi mà họ khởi xướng là tốt, nhưng ba anh em họ Viên không mang đến cho người đời những tác phẩm thực sự có thể kinh thiên động địa, làm chấn động quỷ thần, và rất nhanh sau đó đã bị làn sóng lịch sử nhấn chìm, rơi vào quên lãng. Dù sao thì đỉnh cao của thơ ca cũng đã qua rồi. Vào thời Dân Quốc, dòng chính của thơ ca cổ điển đã bị thơ bạch thoại thay thế, nhưng rốt cuộc cũng chỉ như đóa phù dung sớm nở tối tàn. Ngay từ đầu, nó đã pha trộn vào những thứ rác rưởi của phái hiện đại phương Tây đầy biến dị và bại hoại. Trong mấy chục năm sau đó, xu hướng của thơ ca ngày càng đi xuống, dần dần phai nhạt khỏi đời sống con người.

(Ba)

Kỳ thực, không chỉ từ thời sơ Đường mà ngay từ thời Thượng cổ, bắt đầu với Kinh Thi, thời gian đó tuy không thiếu những nhà thơ, bài thơ xuất sắc, nhưng nhìn tổng thể, thơ ca vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa trưởng thành. Một số tác phẩm mang đầy giai điệu, dư âm của nó vang vọng suốt bao năm, toát ra sức cuốn hút vô tận, như:

“Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu,
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu”.

(Kinh Thi)

“Xưa ta ra đi,
Liễu rủ thướt tha,
Nay ta trở lại,
Mưa tuyết rơi dày”.

(Kinh Thi),

“Sông Sắc Lặc,
Dưới núi Âm Sơn,
Trời như lều lớn,
Phủ trùm bốn bề.
Trời bao la, đồng bát ngát,
Gió thổi cỏ rạp, thấy đàn bò dê”.

(Dân ca Bắc Triều Sắc Lặc Xuyên)

“Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự.
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân,
Đãn kiến Trường Giang tống lưu thuỷ”.

Tạm dịch:

Trời sông một màu, không chút bụi,
Vầng trăng sáng cô độc giữa không trung.
Ai là người đầu tiên ngắm trăng bên sông?
Và trăng sông, chiếu rọi người từ thuở nào?
Nhân sinh đời đời nối tiếp chẳng dứt,
Mà trăng sông năm tháng vẫn tựa như xưa.
Không biết trăng sông đang đợi ai,
Chỉ thấy Trường Giang mãi cuốn dòng nước trôi.

(Xuân giang hoa nguyệt dạ)

Đến thời thịnh Đường, trung Đường, thơ ca đã hoàn toàn đạt đến độ trưởng thành. Những thi phẩm của các đại thi hào như Vương Duy, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Hạ, Lưu Vũ Tích lại càng muôn màu muôn vẻ.

Những bài thơ của Vương Duy giống như những bức tranh đẹp, toát lên khí chất mới mẻ, tự nhiên, thuần tịnh, mỗi bài thơ đều viết rất hay, thể hiện cảnh giới nhân sinh cao hơn người một bậc, đầy tài hoa của Vương Duy.

Thơ của Lý Bạch, đặc biệt là các bài thất ngôn tuyệt cú, nổi tiếng khắp nơi, như:

“Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”.

Tạm dịch nghĩa:

Sáng từ Bạch Đế trong làn mây rực rỡ,
Nghìn dặm Giang Lăng, một ngày tới nơi.
Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt,
Thuyền nhẹ đã quá vạn trùng san.

(Tảo phát Bạch Đế thành)

“Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa,
Tây vọng Trường An bất kiến gia.
Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch,
Giang Thành ngũ nguyệt ‘Lạc mai hoa’”.

Tạm dịch nghĩa:

Một lần làm khách di chuyển đến Trường Sa,
Nhìn về phía Tây thành Trường An chẳng thấy nhà.
Trong lầu Hoàng Hạc nghe tiếng thổi sáo ngọc,
Thành Giang Hạ năm tháng nghe khúc ‘Lạc mai hoa’.

(Dữ Sử lang trung khâm thính Hoàng Hạc lâu thượng xuy địch)

“Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.

Tạm dịch nghĩa:

Bạn cũ phía Tây từ giã Hoàng Hạc Lâu,
Hoa khói tháng ba xuống Dương Châu;
Bóng buồm đơn độc xanh thẳm khuất,
Chỉ thấy Trường Giang chảy tận chân trời.

(Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Những “câu thơ tuyệt mỹ” này có thể trở thành kiệt tác thiên cổ, xem ra cũng là chuyện đương nhiên.

Ngoài những bài tuyệt cú, các tác phẩm khác của Lý Bạch như “Thục đạo nan”, “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” cũng đều là những danh tác nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi.

Đọc đến bài “Xuân vọng” của Đỗ Phủ:

“Quốc phá sơn hà tại,
Thành xuân thảo mộc thâm.
Cảm thì hoa tiễn lệ,
Hận biệt điểu kinh tâm.
Phong hoả liên tam nguyệt,
Gia thư để vạn kim.
Bạch đầu tao cánh đoản,
Hồn dục bất thăng trâm”.

Tạm dịch nghĩa:

Nước mất, sông núi còn đó,
Thành xuân cây cỏ rậm rạp xanh tươi.
Lòng thương cảm hoa rơi lệ,
Hận cảnh chia ly, chim cũng đau lòng.
Lửa khói chiến tranh kéo dài suốt ba tháng,
Bức thư từ nhà quý giá như vạn vàng.
Đầu bạc gãi càng rụng thêm tóc,
Đến mức gần như không còn đủ tóc để cài trâm.

Bài thơ “Xuân vọng” này của Đỗ Phủ, đọc lên khiến người ta rơi lệ. Sở dĩ Đỗ Phủ được hậu nhân tôn xưng là “thi thánh” là bởi vì ông có tấm lòng của bậc thánh nhân, điều mà các nhà thơ khác không có. Từ xưa đến nay, phần lớn thi nhân chỉ tập trung vào cảnh trăng hoa gió tuyết, thương cảm sầu muộn, rất ít người giống như Đỗ Phủ thực sự lo cho nước lo cho dân. Như người đời sau từng nói: “Từ khi lão Đỗ có danh thơ, lo vua yêu nước hóa trò đùa”, ý nói thơ của các thi nhân đời sau tuy cũng có nói về lo cho vua, yêu nước, nhưng đều thiếu tình cảm chân thực, chẳng khác nào trò đùa.

Thơ của Lý Hạ có sức tưởng tượng kỳ lạ, câu chữ mới mẻ, ý cảnh tráng lệ, mang phong cách riêng biệt, khác hẳn người thường. Có thể nói:

“Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu,
Nhân gian năng đắc kỷ hồi văn”.

Tạm dịch:

Khúc nhạc này chỉ nên có ở trên Thiên Thượng,
Giữa trần gian nào ai nghe được mấy lần.
(Trích từ bài thơ Tặng Hoa Khanh của Đỗ Phủ).

Kỳ thực những nhà thơ này, không thể bàn được là ai cao ai thấp. Tác phẩm của họ đại diện cho những phong cách thơ khác nhau, giống như các loài hoa trên thế gian: hoa đào, hoa sen, hoa cúc, hoa mai, mỗi loài hoa nở vào các mùa khác nhau, mang đến cho con người những cảm nhận về cái đẹp khác nhau, không thể bàn luận bông nào là đẹp nhất. Có người thích hoa cúc, đó chỉ là sở thích cá nhân, chứ không thể nói hoa cúc là đẹp nhất.

(Bốn)

Đến thời vãn Đường, thơ ca đã không còn âm hưởng khoáng đạt, khí thế như thịnh Đường nữa. Thơ của Lý Thương Ẩn chủ yếu là những cảm thán bất lực về thân thế, tình yêu của cá nhân, nhiều bài viết rất mông lung, mơ hồ, thê lương, chính là kiến chứng của việc thơ ca đang dần suy tàn. Tống từ, Nguyên khúc, tuy có thay đổi diện mạo nhưng thực chất vẫn là thơ, thuộc về giai đoạn tiếp nối, thoái trào của thơ ca. Đến thời Minh Thanh, thơ ca đã mất vị thế chủ đạo trong văn đàn. Sau phong trào Ngũ Tứ, thơ mới bạch thoại tuy từng trải qua một thời phồn thịnh ngắn ngủi, nhưng đến năm 1949, thơ mới đã gần như rơi vào trạng thái tuyệt diệt. Một số văn nhân chân chính đã sang Đài Loan, số còn lại lần lượt bị chỉnh đốn; dưới sự đàn áp khốc liệt của ác đảng Trung Cộng, họ không còn phát ra được tiếng nói nào. Ngày nay, khi mở sách lịch sử văn học ra xem, người ta phát hiện trong giai đoạn đó không có tác phẩm văn học thực sự nào. Đến thập niên 1980, dù từng sôi nổi một thời, nhưng thơ ca đã bị làm cho biến dạng hoàn toàn. Ngay cả yêu cầu cơ bản nhất của thơ như gieo vần cũng không còn được coi trọng; “phản trữ tình”, “phản truyền thống,” “phản ý cảnh”, đó chính là thứ gọi là “thơ của phái hiện đại”.

Có một câu chuyện thế này: ở phương Tây, có một họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng rất nổi tiếng. Một ngày nọ, có một đám đông vây quanh một bức “tranh” của ông, hết lời khen ngợi, cho rằng thật tuyệt vời, đẹp đến mức không thể dùng lời diễn tả được. Sau đó, họ mới phát hiện tác phẩm “để đời” ấy thực ra chỉ là một miếng giẻ mà họa sĩ dùng để lau bút. Những bài “thơ thuộc phái hiện đại” kia cũng giống như thế: không ai hiểu nổi, chính tác giả cũng không hiểu. Nghe nói, chỉ khi làm thơ thành ra như thế mới được coi là xuất sắc nhất, có thể mang đến cho người ta “tưởng tượng” và “dư vị” vô tận.

Thơ ca phát triển đến bước này, đã là đi đến đường cùng. Sách của các thi nhân không còn bán được nữa, các tạp chí, báo chí về thơ cũng lần lượt buộc phải ngừng phát hành; không còn mấy ai viết thơ, cũng không còn mấy ai đọc thơ nữa.

Nhìn lại hành trình phát triển của thơ ca Trung Quốc suốt mấy nghìn năm, thơ ca đã đi trên một con đường từ không thành thục đến thành thục, rồi từ phồn thịnh đến dần dần suy tàn. Nói là thơ ca đã dần bại hoại, chẳng bằng nói là nghệ thuật dần bại hoại, các loại hình nghệ thuật khác chẳng phải cũng giống vậy sao? Mà nói là nghệ thuật dần bại hoại, chẳng bằng nói cả nhân loại đang đi về phía bại hoại. Nhân loại hiện nay, tư tưởng, quan niệm, tiêu chuẩn đánh giá cái tốt cái xấu đều đã hoàn toàn đảo ngược. Ngày trước, thơ ca coi sự thuần tịnh, bình hòa, hoàn mỹ là đẹp, coi trọng sự trôi chảy, hàm chứa thần vận; còn hiện nay, người ta lại coi những thứ mới lạ, quái dị, âm ám là đẹp, sùng bái sự bất quy phạm, rơi vào một loại trạng thái hỗn loạn, vô trật tự. Những thứ tao nhã, tốt đẹp thì ít người thưởng thức, còn những thứ tầm thường, dung tục lại được số đông phổ biến tiếp nhận. Nhân loại thực sự đã bước vào một thời kỳ điên cuồng và nguy hiểm vô cùng.

Quy luật diễn hóa thành, trụ, hoại, diệt của vũ trụ quyết định sự hưng suy, tồn vong của vạn vật. Trong thời kỳ tốt đẹp nhất của nhân loại, mọi phương diện đều vô cùng phồn thịnh, hoàn mỹ; còn trong thời kỳ suy bại nhất của nhân loại, mọi thứ đều trở nên vô cùng xấu ác. Triều Đường được ca ngợi là thời kỳ đỉnh cao trong lịch sử Trung Quốc, chúng ta thấy thơ của Vương Duy phần lớn ca ngợi vẻ đẹp của trời đất, tự nhiên, sơn thủy, biên cương, cũng như những lời ngâm nga về ẩn cư, tu Phật; thi nhân khi ấy thật thong dong, khoái lạc, tự tại biết bao. Ngược lại, trong thời kỳ ngày nay, khi ma giáo cộng sản nhất thống thiên hạ, những tác phẩm văn nghệ thể hiện ma đạo, tranh giành, tàn sát lẫn nhau vì tiền tài, mỹ nữ đã chiếm lĩnh toàn bộ sân khấu truyền hình.

Thơ ca Trung Quốc đã đi đến bước này, lẽ nào hoàn toàn không còn đường cứu vãn sao?

“Lý Đỗ thi thiên vạn khẩu truyền,
Chí kim dĩ giác bất tân tiên.
Giang sơn đại hữu tài nhân xuất,
Các lĩnh phong tao sổ bách niên”.

Tạm dịch nghĩa:

Thơ phú Lý Đỗ vạn người truyền,
Đến nay đã cảm thấy chẳng còn mới mẻ.
Giang sơn đời nào cũng có người tài xuất hiện,
Mỗi người lãnh đạo phong nhã vài trăm năm.

Kể từ sau thời Đường Tống, Trung Hoa hiếm khi xuất hiện những đại thi nhân đủ sức lãnh đạo phong nhã văn đàn trong mấy trăm năm nữa. Muốn phục hưng lại thời kỳ huy hoàng của thơ ca, trước tiên phải có sự ra đời của những đại thi nhân.

Thuận theo việc Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền khắp thế gian, những người tu luyện Đại Pháp có được nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ, về sinh mệnh; những đại thi nhân tương lai, những người có thể dẫn dắt thế nhân cùng tái thiết sự huy hoàng của thơ ca, tất sẽ sinh ra từ trong Đại Pháp. Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/42221

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài