Thưởng thức thơ Đường: Thần du tiên cảnh
Tác giả: Lý Hiểu Quỳ
[Chanhkien.org] Trong các áng thơ Đường ẩn hiện những khoảnh khắc tuyệt mỹ trong một giai đoạn thần tiên. Chúng mang độc giả tới những chuyến chu du thần tiên. Với sự kinh ngạc của mình, tôi thường nắm được những khoảnh khắc về thiên giới khi tôi đọc những áng thơ Đường bất hủ.
Không gian mỹ diệu và những cảnh giới siêu thường luôn được khao khát. Các nhà thơ Đường đã dùng ngòi bút của mình để phác họa lại văn hoá để nó được truyền xuyên suốt thời gian và không gian. Văn hoá nhà Đường bảo tồn một thông điệp siêu phàm để truyền cho các thế hệ sau. Hàm ý trong các áng thơ này bộc lộ một sự khát khao mong mỏi về một thiên giới vô lượng vô biên, một mong ước không thể diễn tả.
Thiên giới không tồn tại trong không gian của chúng ta và nó không thể được nhìn thấy bởi thường nhân. Nó được nhìn thấy bởi phó nguyên thần của con người, cái mà không nằm trong Tam giới. Phó nguyên thần tới từ một không gian rất cao và không gian đó được cảm nhận bởi chủ nguyên thần trong một hoàn cảnh đặc biệt hay dưới những điều kiện nhất định, chẳng hạn trong những giấc mơ hoặc khi mà chủ nguyên thần không tỉnh táo. Những cảnh tượng và trải nghiệm được ghi lại bằng ngôn ngữ của con người và vì thế nó đã trở thành một phần của văn hoá nhân loại. Những cảnh tượng như thế được diễn tả trong bốn bài thơ sau:
Trường tương tư 1
Tác giả: Lý Bạch
Trường tương tư,
Tại Trường An.
Lạc vĩ thu đề kim tỉnh lan,
Vi sương thê thê điệm sắc hàn.
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt,
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán.
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan,
Thượng hữu thanh minh chi cao thiên,
Hạ hữu lục thuỷ chi ba lan.
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ,
Mộng hồn bất đáo quan san nan.
Trường tương tư,
Tồi tâm can.Tạm dịch:
Lòng tôi đang nhớ em miên man
Một người lưu lạc nơi
Tràng An bên thành giếng vàng thu ran tiếng
Sương mỏng giăng giăng pha sắc hàn
Bóng đèn lẻ loi hiu hắt ánh
Vén rèm thưởng nguyệt thở dài than
Bóng hoa tuyệt sắc sau mây lạnh
Trời cao thăm thẳm rộng thênh thang
Nước hồ biêng biếc sóng sóng lan
Trời cao đất rộng hồn bay nhọc
Mộng hồn khó tới được quan san
Nhớ nhau hoài tưởng sầu tâm khảm
Tương tư mà cực cả tâm can.Trường tương tư 2:
Tác giả: Lý Bạch
Nhật sắc dục tận hoa hàm yên,
Nguyệt minh như tố sầu bất miên.
Triệu sắt sơ đình phụng hoàng trụ,
Thục cầm dục tấu uyên ương huyền.
Thử khúc hữu ý vô nhân truyền,
Nguyện tuỳ xân phong ký Yên Nhiên.
Ức quân thiều thiều cách thanh thiên,
Tích thì hoành ba mục,
Kim tác lưu lệ tuyền.
Bất tín thiếp trường đoạn,
Qui lai khán thủ minh kính tiền.Tạm dịch:
Ánh dương sắp lặn khói lồng hoa
Nỗi buồn như tỏ dưới trăng ngàn
Đàn Triệu dứt tiếng trên cung phượng
Thục cầm dục tấu phím uyên ương
Ý nhạc chẳng ai cất tiếng ca
Gửi núi Yên Nhiên gió xuân nhà
Nỗi nhớ tới chàng vượt xa cách
Mắt xưa sóng gợn, giọt lệ sa
Nếu chàng chẳng tin lòng thiếp khổ
Xin hãy về ngắm tấm gương nhà.Mộc lan hoa
Tác giả: Yến Thù
Thiên nhai địa giác hữu cùng thì,
Chỉ hữu tương tư vô tẫn xử.Tạm dịch:
Góc bể chân trời thường hữu hạn,
Chỉ có tương tư lại vô bờ.Rét sớm nhớ trên sông
Tác giả: Mạnh Hạo Nhiên
Mộc lạc nhạn nam độ,
Bắc phong giao thượng hàn.
Ngã gia Tương thuỷ khúc,
Dao cách Sở vân đoan.
Hương lệ khách trung tận,
Cô phàm thiên tế khan.
Mê tân dục hữu vấn,
Bình hải tịch man man.Dịch thơ: Hải Đà
Lá rụng nhạn lìa bay
Gió bấc sông lạnh tày
Bến Tương nơi ta ở
Cách Sở mấy đường mây
Lệ sầu vơi đất khách
Thuyền trôi dạt ai hay
Mịt mùng quê, hỏi lối
Biển lặng bóng đêm dầy.
Tất cả những bài thơ này đều diễn tả cảm xúc về tình yêu và sự khát khao, nhưng bằng một cách mà chúng không phải thật sự giành cho bất kỳ người phụ nữ nào trên Trái đất. Hơn nữa, chúng diễn tả sự mong mỏi và khát khao được trở về thiên giới, nơi cội nguồn của tất cả sinh linh. Ngôi nhà này ở rất xa và được tưởng nhớ sâu sắc đến nỗi mà nó được nhìn nhận như không thể nào với tới được. Các nhà thơ đang hoài tưởng sau một hồi ức mơ hồ.
Các áng thơ Đường cũng là một ghi chép về điều nhân loại hiểu và nhớ về thiên giới như thế nào. Hồi ức về thiên giới là được lưu lại vĩnh viễn trong tâm trí của nhân loại, duy trì nguyên vẹn qua vạn kiếp luân hồi của họ trên Trái Đất. Hậu nhân xúc động sâu sắc khi đọc các áng thơ Đường, và qua chúng có thể khơi lại vẻ đẹp của thiên giới.
Mộng lên trời
Tác giả: Lý Hạ
…
Hoàng trần thanh thuỷ tam sơn hạ,
Cánh biến thiên niên như tẩu mã.
Dao vọng Tề Châu cửu điểm yên,
Nhất hoằng hải thuỷ bôi trung tả.Tạm dịch:
Bụi vàng nước thẳm dưới Tam Sơn,
Dâu bể nghìn năm, tựa ngựa phi,
Nhìn lại Tề Châu, mây chín điểm
Biển cả rót vào cái chén con.
Bài thơ mô tả chuyến viếng thăm của tác giả tới thiên giới trong những giấc mơ của ông. Ông chu du qua vô lượng không gian của vũ trụ. Từ không gian xa xôi, ông nhìn lại ba ngọn núi Bồng Lai, Phương Trượng, và Doanh Châu. Quan sát từ một khoảng cách xa, nhà thơ thấy nhân thế trở thành một hình ảnh thu nhỏ.
Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt
Tác giả: Lý Bạch
…Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt
Nhất dạ phi độ kính hồ nguyệt
Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh
Tống ngã chí diệm khê
Tạ công túc xử kim thượng tại
Lục thủy đãng dạng thanh viên đề
Cước trứ tạ công kịch
Thân đăng thanh vân thê
Bán bích kiến hải nhật
Không trung văn thiên kê
Thiên nham vạn hác lộ bất định
Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ minh
Hùng bào long ngâm ân nham tuyền
Lật thâm lâm hề kinh tằng điên
Vân thanh thanh hề dục vũ
Thủy đạm đạm hề sanh yên
Liệt khuyết phích lịch
Khâu loan băng tồi
Đỗng thiên thạch phi
Hoanh nhiên trung khai
Thanh minh hạo đãng bất kiến để
Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân thai
Nghê vi y hề phong vi mã
Vân chi quân hề phân phân nhi lai hạ
Hổ cổ sắt hề loan hồi xa
Tiên chi nhân hề liệt như ma
…Dịch thơ: Khương Hữu Dụng
…
Ta muốn nhân đây mộng Ngô Việt,
Một đêm nương trăng Kinh Hồ vượt.
Trăng hồ rọi bóng ta,
Đưa ta đến Diễm Khê.
Tạ công chốn cũ nay còn đó,
Trong veo tiếng vượn, nước xanh lè.
Xỏ chân dép họ Tạ,
Cất mình thay mây đi.
Vừng đông, nửa vách thấy,
Gà trời, giữa lừng nghe.
Núi ngàn ngoắt ngoéo đường lắm hướng,
Mê hoa tựa đá bỗng tối om.
Beo gầm rồng kêu núi khe dồn,
Run rừng sâu hề rợn từng non.
Mây xanh xanh hề mừa chớm,
Nước mờ mờ hề khói hun.
Sét đánh chớp lòa,
Gò nhào cồn tan.
Động trời cửa đá,
Ầm ầm mở toang.
Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy,
Ánh trời ánh trăng ngấn bạc vàng.
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió,
Thần trong mây hề bời bời bay xuống đó.
Hổ đánh đàn hề loan đẩy xe,
Người tiên đông hề đông gớm ghê.
…
Trong bài thơ này, cảnh đẹp của thiên giới như hiển hiện trước tác giả qua những khe núi và vách đá cheo leo trên mây. Lên cao hơn, tác giả có thể nhìn thấy các vương chủ trên mây – hàng hàng lớp lớp tiên nhân.
Thiên thượng dao
Tác giả: Lý Hạ
Thiên hà dạ chuyển phiêu hồi tinh,
Ngân phổ lưu vân học thủy thanh.
Ngọc cung quế thụ hoa vị lạc,
Tiên thiếp thải hương thùy bội anh.
Tần phi quyển liêm bắc song hiểu,
Song tiền thực đồng thanh phượng tiểu.
Vương tử xuy sanh nga quản trường,
Hô long canh yên chủng dao thảo.
Phấn hà hồng thụ ngẫu ti quần,
Thanh Châu bộ thập lan điều xuân.
Đông chỉ hi hòa năng tẩu mã,
Hải trần tân sanh thạch san hạ.Tạm dịch:
Thiên hà chuyển động cuộn sao đêm
Bến bạc, mây trôi thật êm đềm
Quế thụ nguyệt cung hoa quên rụng
Tiên nữ lượm hương giắt lưng thanh
Tần phi vén rèm xem cửa bắc
Cửa trước trồng cây vông nhỏ xanh
Vương tử thổi sáo nơi cung quản
Hô rồng rẽ sương trồng cỏ xanh
Áng hồng mây sớm như thao lụa
Thanh Châu tảo bộ nhặt lan cành
Đông chỉ Hi Hoàng, khiển ngựa hay
Đại lục tân sanh núi hạ nhanh.
Tiên giới mà tác giả miêu tả trong bài thơ này rất phi phàm: cây quế nở hoa tại Nguyệt Cung, Hoàng tử đang thổi sáo, tiên nữ nhặt hoa phong lan… Tất cả lột tả sự mỹ diệu của thiên giới. Cổ nhân chu du tiên cảnh đã cảm thụ một tiên giới an nhàn và tự tại. Sự hài hoà của ánh sáng, hạnh phúc và vui sướng của thiên nhân, sự hoà ái và tịch mịch của thời không, tất cả chứng thực câu ngạn ngữ:
“Thiên giới qua một ngày, Hạ giới đã trăm năm”.
Hạo ca
Tác giả: Lý Hạ
Nam phong xuy san tác bình địa,
Đế khiển thiên ngô di hải thủy.
Vương mẫu đào hoa thiên biến hồng,
Bành tổ vu hàm kỉ hồi tử?Tạm dịch:
Gió nam thổi núi thành bình địa
Thiên đế lệnh cho biển di dời
Vương Mẫu đào hoa nở ngàn lượt
Bành Tổ đã chết lại bao lần?
Thông qua sự khắc họa tình tiết thần thoại trong bài thơ này, tác giả đã diễn đạt nhận thức của chính mình về Thiên giới và Nhân gian sau khi chu du xuyên qua các thời không. Khi cây mận của Vương Mẫu Nương Nương đang nở hoa một ngàn lần, một người thường có tên Bành Tổ, người sống lâu nhất tại nhân gian, đã chết đi sống lại nhiều lần. Nó chỉ ra rằng cuộc sống của nhân loại thật là ngắn ngủi và không thể so sánh được với sự bất tử của thiên nhân. Bài thơ này diễn tả cùng hàm ý với bài thơ sau:
Thất tịch
Tác giả: Trương Liên Khê
Đỗng lí tiên nhân phương thất nhật,
Thiên niên dĩ quá kỉ đa thì.Tạm dịch:
Tiên tại thiên giới bảy hôm,
Nhân gian đã vụt trôi muôn vạn ngày.
Ngoài việc cố gắng lý giải thiên cung, hoài niệm hướng thiên đình, người dân Đường triều luôn coi việc đắc đạo thành Phật là mục tiêu. Người thời đó truy cầu luyện Đan cầu Đạo, khiêu xuất tam giới, nhưng những bài thơ sau mô tả:
Hạ đồ quy thạch môn cựu cư
Tác giả: Lý Bạch
Mộng trung vãng vãng du tiên san,
Hà đương thoát tỉ tạ thì khứ.
Hồ trung biệt hữu nhật nguyệt thiên,
Phủ ngưỡng nhân gian dịch điêu hủ.Tạm dịch:
Chu du trong mộng tới núi tiên,
Có một không gian hiện nhãn tiền.
Ngoái đầu nhìn lại nơi nhân thế,
Mục nát, héo tàn thật hiển nhiên.Núi Linh Khư
Tác giả: Lý Bạch
Đinh lệnh từ thế nhân,
Phất y hướng tiên lộ.
Phục luyện cửu đan thành,
Phương tùy ngũ vân khứ.
Tùng la tế u đỗng,
Đào hạnh thâm ẩn xử.…
Tạm dịch:
Núi Linh Khư
Người rời bỏ thế nhân,
Phất áo hướng tiên lộ.
Phục luyện thành cửu đan,
Theo mây về thiên giới.
Động tiên núp rừng thông,
Ẩn hiện giữa hoa đào.…
Thơ Đường đã minh chứng cho ta thấy làm người trên thế gian không phải là mục đích chủ yếu của cuộc sống. Người dân Đường triều đã hiểu rằng đạt tới hạnh phúc của thiên giới qua tu luyện và Viên Mãn là mục đích cần thực hiện. Đây là thông điệp nổi bật mà các áng thơ Đường gửi gắm cho chúng ta
Tham khảo:
Bài “Trường tương tư 1” và “Trường tương tư 2” của Lý Bạch.
Bài “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” của Lý Bạch.
Cuốn “Tuyển tập các bài thơ Đường“, 1999, Tạp chí Văn học Trung Quốc.
Bài “Thiên thượng dao” của Lý Hạ.
Bài “Tảo hàn giang thượng hữu hoài” của Mạnh Hạo Nhiên.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/27/16950.html
http://www.pureinsight.org/node/918
Ngày đăng: 26-10-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.