Đại Pháp là từ bi và uy nghiêm
Tác giả: Triển Hồng
[ChanhKien.org]
Cảnh giới tu luyện không giống nhau sẽ có những lý giải đối với Pháp Luân Đại Pháp khác nhau.
Trong quá trình tu luyện của mình, tôi đã trải qua sự khoan dung và nhường nhịn đến từ sự từ bi và uy nghiêm của một người tu luyện, dùng cái thiện của việc lấy đức báo oán; lại thể ngộ đến được không chấp trước vào thiện ác và đạt đến cảnh giới Đại Đạo vô hình, tùy tâm sở dục, tùy tâm mà hành động nhưng không vượt qua khuôn phép của sự uy nghiêm.
Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Đại Pháp, lý lẽ và lời nói đều rõ ràng, minh bạch, nhưng lại giảng ra Pháp khác nhau tại các cảnh giới khác nhau. Sư phụ giảng:
“Còn nội hàm bác đại tinh thâm của Ông là chỉ những người tu luyện tại các tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể thể ngộ và triển hiện ra được, mới có thể thật sự thấy Pháp là gì”. (Rộng lớn – Tinh tấn yếu chỉ).
Điều này cũng chính là nói một người không chân tu thì sẽ không nhìn thấy được “Pháp” từ mặt chữ ở trong sách. Sư phụ Lý Hồng Chí giảng rằng lý của vũ trụ là “Chân Thiện Nhẫn”, hướng lên tầng thứ cao hơn lại giảng:
“Không ‘thiện’ không ‘ác’, vượt khỏi [khái niệm] các cực” (Vô – Hồng Ngâm II).
Sư phụ Lý Hồng Chí giảng người tu luyện cần phải đạt đến được từ bi, nhưng lại giảng:
“Phật từ bi với con người là chỉ Phật ở gần trái đất, họ giảng từ bi. Thần tại tầng thứ cực cao: Từ bi là gì? Họ phát hiện từ bi cũng đều là chấp trước. Nói họ có từ bi hay không từ bi? Họ cũng từ bi. Nhưng cảnh giới từ bi của họ, khái niệm là không giống, chính như điều tôi giảng, đến tư duy cũng không giống. Từ bi của họ là với chúng sinh gần họ nhất, họ coi những Thần rất thấp cũng giống như người thường”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc).
Tôi còn nhớ trong buổi diễu hành lớn phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại khu người Hoa ở quận Brooklyn, Mỹ quốc. Sau khi buổi diễu hành kết thúc, vỉa hè vốn đã rất đông đúc lại càng thêm chen chúc hơn. Lúc này tôi đang mặc áo Đại Pháp đột nhiên bị vấp ngã loạng choạng, cảm thấy kỳ lạ nên tôi quay đầu nhìn xung quanh thì phát hiện một người đàn ông thấp bé người Phúc Kiến Trung Quốc cố ý thò chân ra để tôi bị vấp, anh ta còn nói với tôi một cách khiêu khích: “Tôi là như vậy đấy! Tôi là như vậy đấy!…” Tôi thẫn người ra một lúc mới hiểu ý của anh ta là: tôi ngáng đường cô như vậy đấy, cô có thể làm được gì nào?! Thì ra anh ta đang thị uy với Pháp Luân Công?
Tôi tiếp tục đi đường của tôi, nhưng trong tâm thì bình thản nghĩ rằng: anh muốn làm như vậy (chỉ người thò chân ra kia) thì cứ làm như vậy đi. Nhưng vì tôi hiếu kỳ nên mặc dù đã đi khá xa rồi vẫn quay đầu lại nhìn xem người đàn ông nhỏ bé kia còn đó không. Nhìn xuyên qua đám đông, khó khăn lắm tôi cũng đã nhìn thấy người đàn ông nhỏ bé đó, anh ta vẫn giữ điệu bộ ngáng chân tôi như lúc nãy chỉ là cơ thể bị vẹo một cách kỳ lạ. Anh ta bám chặt vào một hàng rào bên cạnh để giữ thăng bằng, đồng thời cũng nhìn lên nhìn xuống trong đám đông để tìm kiếm tôi. Tôi nghĩ rằng tư thế như thế này quá nguy hiểm, nếu chân đang ngáng đó không nhanh chóng thu lại sẽ dễ bị những người cao to giẫm lên thì gãy mắt cá chân mất. Tôi vừa đi vừa nghĩ như vậy, lại đi một đoạn khá xa nữa tôi mới đột nhiên ý thức rằng anh ta không thể thu chân lại được. Có lẽ là do một niệm sơ ý của tôi đã định trụ lại anh ta chăng?
Còn có một lần tôi đang phát tài liệu cho người đi bộ trên vỉa hè tại Flushing, thì bị một người đàn ông mắng chửi với những lời lẽ dơ bẩn tà ác, anh ta công kích đệ tử Đại Pháp một cách ác độc. Anh ta vặn ngón tay thành hình con bọ ngựa, vừa liên tục trỏ vào mắt tôi, vừa liên tục thốt ra những lời lẽ tục tĩu. Tôi từng bước lùi về phí sau, anh ta lại từng bước tiến tới đến khi ép tôi vào bức tường không còn đường nào để thoái lui nữa. Tôi mặc dù là phụ nữ mềm yếu, nhưng không hề sợ hãi. Lúc này tôi nhìn chằm chằm vào mắt anh ta và nói một cách nghiêm nghị: “Bỏ tay của anh xuống!”, kết quả là anh ta không hề thu tay lại. Lần thứ hai tôi lại nói nghiêm nghị hơn: “Bỏ tay của anh xuống!”, nhưng anh ta vẫn không hề thu tay của mình lại. Lần thứ ba tôi nói càng thêm nghiêm nghị hơn: “Hãy bỏ tay của anh xuống!”, đồng thời dùng tài liệu mà tôi đang cầm trên tay để gạt bàn tay đang trỏ vào mắt tôi của anh ta ra.
Tay của anh ta đột nhiên buông thõng xuống, anh ta muốn nâng tay lên mấy lần nhưng không được, anh ta tiếp tục không ngừng chửi bới những lời dơ bẩn khó nghe. Lúc này tôi lớn tiếng niệm khẩu quyết Chính Pháp “Pháp chính càn khôn tà ác toàn diệt, Pháp chính thiên địa hiện thế hiện báo, diệt!”, anh ta cũng niệm chữ “diệt” theo tôi. Tôi lại tiếp tục nghiêm nghị niệm “Tà Ác Toàn Diệt!”, lần này anh ta hoàn toàn mất ý thức, thái độ quá khích lúc ban đầu đã không còn nữa. Sau khi choáng váng một lúc, đầu và vai rủ xuống, anh ta quay người rồi loạng choạng bước đi. Những người không minh bạch chân tướng, cực đoan thù hận Pháp Luân Công như vậy thì dưới chính niệm của đệ tử Đại Pháp những người đó chẳng là gì cả. Những người đi ngang qua thấy cảnh tượng này vẻ mặt của ai cũng biểu hiện ra rất nghiêm túc, đây chính là sức mạnh chấn nhiếp của Đại Pháp.
Những sự việc như thế này tôi đã trải qua rất nhiều, đây chính là uy nghiêm của Đại Pháp đã chặn đứng tà ác và tiêu diệt tà khí của bọn họ.
Sư phụ Lý Hồng Chí đã cấp cho đệ tử Đại Pháp một năng lực siêu thường, chúng ta nên dùng năng lực này để ngăn chặn bức hại tà ác, đặc biệt là những kẻ gây rắc rối cho Sư phụ Lý Hồng Chí, trực tiếp phá hoại nhắm vào Pháp của vũ trụ, đây là cuộc bức hại đối với chúng sinh; điều này khác với sự tu luyện cá nhân của chúng ta, đây là điều mà đệ tử Đại Pháp chân chính không được để phát sinh và phải triệt để tiêu hủy nó.
Đừng quên rằng đệ tử Đại Pháp là Thần hộ Pháp, đồng thời gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294106
Ngày đăng: 02-02-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.