Chút cảm nghĩ khi đọc thơ
Tác giả: Tiêm Tiêm
[ChanhKien.org]
Văn hóa Trung Hoa thuộc về văn hóa Thần truyền, vì vậy ngôn từ trong thơ ca mới vô cùng đẹp đẽ. Từ vận luật đến nội hàm đều là những điều mà các ngôn ngữ khác khó có thể sánh được. Câu thơ nào trong bài thơ mang nội hàm sâu sắc nhất, đáng để nghiền ngẫm nhất? Kỳ thực không có một quy tắc rập khuôn cố định nào. Nếu có cũng chỉ là quan điểm của bản thân người đọc.
Nếu chúng ta chú ý thêm một chút đến những câu thơ không gieo vần, ta có thể thu hoạch được những thứ không ngờ đến. Chính vì không gieo vần, nên chúng dễ phát huy hơn, tự do hơn, dễ dàng biểu đạt tâm cảnh của thi nhân hơn.
Chúng ta hãy cùng xem bài thơ “Tảo phát Bạch Đế thành” của nhà thơ Lý Bạch:
“Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san”.
Tạm dịch:
“Sáng từ Bạch Đế trong làn mây rực rỡ,
Nghìn dặm Giang Lăng, một ngày tới nơi.
Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt,
Thuyền nhẹ đã quá vạn trùng san”.
Câu thứ ba trong bài thơ: “Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú” (Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt) thực sự rất thú vị. Thi nhân bị chèn ép trong triều đình, cũng giống như tiếng vượn hai bên bờ sông này vậy, vẫn cứ vang lên không ngừng. Nhưng nhà thơ dù trong hoàn cảnh ấy, vẫn giữ được thái độ lạc quan, có lẽ đó chính là tâm thái của ông lúc bấy giờ. Mà các đệ tử Đại Pháp ngày nay cũng vậy, cuộc bức hại vẫn luôn không dừng lại. Trong hoàn cảnh này, việc chứng thực Pháp cũng không hề dễ dàng.
Trong bài thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên có viết:
“Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu”.
Tạm dịch:
“Say sưa giấc xuân trời bất giác sáng,
Khắp nơi vang lên tiếng chim hót.
Đêm qua có tiếng gió và mưa,
Hoa rơi rụng không biết bao nhiêu”.
Câu thứ ba: “Dạ lai phong vũ thanh” (Đêm qua có tiếng gió và mưa) thoạt nhìn có vẻ không mang nhiều ý nghĩa, nhưng thực ra không phải vậy. Tiếng gió mưa này chính là thứ đã phá hủy cái đẹp. Chỉ sau một đêm, biết bao điều tươi đẹp (hoa) đã bị tàn phá. Chính Pháp ngày hôm nay cũng là như vậy. Sau khi hồng thế Chính Pháp qua đi, biết bao sinh mệnh vì đi theo cựu thế lực, vì bức hại Đại Pháp mà bị giải thể – đó cũng là điều bất đắc dĩ không thể làm khác được.
Cuối cùng, chúng ta cùng xem bài thơ “Hạ nhật tuyệt cú” của Lý Thanh Chiếu:
“Sinh đương tác nhân kiệt,
Tử diệc vi quỷ hùng.
Chí kim tư Hạng Vũ,
Bất khẳng quá Giang Đông”
Tạm dịch:
“Khi sống làm hào kiệt,
Chết cũng hóa anh hùng.
Nay nhớ về Hạng Vũ.
Không chịu về Giang Đông”
Ở đây, câu thơ thứ ba “Chí kim tư Hạng Vũ” (Nay nhớ về Hạng Vũ) thoạt nhìn không có ý nghĩa gì lớn lao, nhưng kỳ thực lại là câu quan trọng nhất. Nó vừa thể hiện nỗi tiếc nuối của thi nhân vì không sinh ra là đấng nam nhi, cũng bộc lộ nỗi thất vọng của thi nhân đối với phu quân Triệu Minh Thành. Đây chính là tâm trạng chân thực mà thi nhân muốn giãi bày.
Câu thơ này khi đặt trong bối cảnh ngày nay kỳ thực cũng rất có ý nghĩa, đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay chứng thực Pháp không phân biệt nam nữ, già trẻ, toàn bộ cánh cửa mở rộng, chỉ xét nhân tâm – đó chính là sự từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ.
Trên đây chỉ là chút suy nghĩ của cá nhân, không đại biểu cho người khác. Xin được viết ra chia sẻ với đồng tu! Nếu có chỗ nào chưa đúng, xin được chỉ giáo.
Ngày đăng: 02-02-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.