Nội hàm vô hạn đằng sau sự giản đơn
Tác giả: Tiêm Tiêm
[ChanhKien.org]
Những nghệ thuật mà chúng ta công nhận thực ra đều đến từ Thiên thượng, đều là Thần truyền thụ và cấp cho chúng ta. Hội họa chính là một trong số đó. Rất nhiều tác phẩm hội họa có một đặc điểm, đó là rất giàu vận vị và nội hàm, cảm thấy khó phân biệt thật giả, giống như thật mà lại tựa như giả. Thậm chí xem xong có cảm giác như thân ở trong cảnh. Bài thơ “Trúc mực của Kha Kính Trung” của thi nhân triều Minh là Lý Đông Dương có tổng cộng 28 chữ:
“Mạc tướng họa trúc luận nan dị,
Cương đạo phồn nan giản cánh nan.
Quân khán tiêu tiêu chỉ số diệp,
Mãn đường phong vũ bất thắng hàn”.
Tạm dịch nghĩa:
“Chớ lấy việc vẽ trúc mà bàn luận khó dễ,
Phức tạp khó, nhưng đơn giản lại càng khó hơn.
Ngài xem vài lá trúc lay trong gió,
Mà tưởng chừng mưa gió lạnh cả gian phòng”.
“Chớ lấy việc vẽ trúc mà bàn luận khó dễ, Phức tạp khó, nhưng đơn giản lại càng khó hơn”. Trúc nhìn có vẻ đơn giản, kỳ thực lá của trúc rất nhiều và dày đặc. Để vẽ được trúc một cách sống động, chân thực là điều cực kỳ khó. Tuy nhiên, trong lời thơ của thi nhân, những chi tiết phức tạp này lại không phải là điều khó nhất. Ngược lại, những chỗ đơn giản mới là thử thách lớn nhất. Thực ra, điều này rất có ý tứ, vì con người ngày nay, tại sao khi họ sáng tác hoặc vẽ tranh, đều thích tạo nên những thứ bất thường, không tưởng (hoặc là rất xấu, hoặc là rất quái dị), bởi vì họ muốn biến những thứ đơn giản thành những thứ đặc sắc, nhưng để từ những thứ đơn giản mà vẽ ra được phong vận của nó, đó mới là điều khó nhất.
“Ngài xem vài lá trúc lay trong gió, Mà tưởng chừng mưa gió lạnh cả gian phòng”. Chúng ta thường nói “Một chiếc lá rụng mà biết mùa thu”, từ một vài chiếc lá, cảm nhận được cái lạnh của gió mưa sắp tới, là một điều cực kỳ khó. Lá cây có lẽ rất nhiều người đều biết vẽ, nó là một trong những thứ đơn giản nhất. Nhưng từ trong đó mà vẽ ra được phong vận, thần thái thì không đơn giản như vậy. Kỳ thực, đó chính là vẽ ra được nội hàm đằng sau. Hội họa Trung Quốc luôn chú trọng đến nội hàm, bởi những yếu tố ẩn phía sau mới thể hiện được ý nghĩa thực sự của tác phẩm.
Ý mà thi nhân muốn biểu đạt chính là, phàm là những thứ càng đơn giản, dường như nội hàm đằng sau càng sâu sắc. Suy nghĩ một chút sẽ thấy điều này cũng rất có đạo lý. Ví dụ như nụ cười của chúng ta, gần như tất cả mọi người trên thế giới đều có thể cười. Tuy nhiên, nội hàm đằng sau lại khác nhau rất nhiều, có người cười thiện lương, có người cười vui vẻ, cũng có người cười gượng gạo, kỳ thực còn có cả nụ cười nham hiểm nữa,… đều là không giống nhau. Nụ cười là thứ giản đơn nhất, nhưng lại cũng là thứ khó biểu đạt nhất. Bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng nội hàm lại hoàn toàn khác biệt.
Kỳ thực, đối với các đệ tử Đại Pháp mà nói, trong mắt của người đời cũng là rất thiện lương. Loại thiện lương này nhìn có vẻ không khác biệt nhiều so với loại thiện lương của người thường. Nhưng nếu suy xét sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng loại kiên nhẫn và từ bi trong mắt họ tuyệt đối không đồng đẳng với loại thiện lương của con người.
Thiện lương trong nội tâm mới là thiện lương thực sự. Đằng sau sự đơn giản có nội hàm vô hạn.
Dịch: https://www.zhengjian.org/node/287751
Ngày đăng: 13-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.