Thiển ngộ về tâm tật đố
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Trong sách “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ có giảng:
“Nó có thể dẫn đến tâm tật đố: người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm. Nó sẽ xuất hiện vấn đề này”.
Khi tôi học đến đoạn Pháp này, trong tâm cảm thấy chấn động, tôi cảm thấy Pháp của Sư phụ giảng chính là đang nhắc đến chính mình, đối chiếu với tâm thái của mình, tôi phát hiện ra khi người khác nếu có điều gì tốt, thì tự mình không cảm thấy vui cho họ, mà trong lòng cảm thấy chua chát, trong sâu thẳm tư tưởng có một vật chất bất hảo, đó là mong cho người khác đừng đạt được điều gì tốt, người khác đạt được điều gì tốt thì nghĩ đó không phải sự thật, không muốn tin cái hiện thực này, đôi khi còn tự dối mình dối người để tìm ra một số lý do đánh lừa bản thân, từ đó tìm ra được cái gọi là sự cân bằng trong lòng.
Vốn dĩ không phải là tôi không biết tâm tật đố của mình mạnh mẽ đến như vậy, đáng sợ là, hôm nay, đoạn giảng Pháp này của Sư phụ đã cảnh tỉnh tôi sâu sắc, câu Pháp mà Sư phụ giảng “thay vì cảm thấy mừng cho họ” (Chuyển Pháp Luân), mỗi một chữ đều có sức nặng rất lớn, mỗi một chữ đều nhắm vào cái tâm của tôi. Đối chiếu với Pháp thấy bản thân mình thật là bất thiện, tâm thái đã biến chất như vậy, tôi còn không bằng một người thường, thật không xứng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp, đã khiến các vị Thần trên trời phải chê cười.
“Tâm” là chiếc thuyền buồm chở biết bao nhiêu chúng sinh, tâm của bạn hẹp hòi như vậy, làm sao có thể chở hết được chúng sinh sang bờ bên kia chứ? Tôi suy nghĩ lại một chút về đối nhân xử thế của mình trong cuộc sống, không biết vì sao mà giữa người thân, giữa bạn bè luôn có những chỗ không hòa hợp với nhau như vậy, vì điều này tôi đã khổ sở một thời gian dài, nhưng cũng chưa tìm ra được nguyên nhân, vậy nên lại sinh ra tâm oán hận, oán hận cả con người ngày nay tại sao lại khó sống đến như vậy, đối với hoàn cảnh của mình cảm thấy bất công, cảm thấy người khác đối xử không tốt với mình, v.v.
Trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền”, Sư phụ có giảng:
“Đệ tử: Bắc Kinh thời gian gần đây trong chỉnh thể xuất hiện tranh cãi [giữa] các đồng tu, rốt cuộc làm thế nào mới là thuần chính nhất, là tốt hơn cho chỉnh thể? Phải chăng có vấn đề tâm tật đố trường kỳ [mà] ảnh hưởng phối hợp chỉnh thể?
Sư phụ: Cái tâm tật đố ấy thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, thứ đó ghê gớm lắm, nó sẽ khiến tất cả tu luyện của chư vị đều biến thành lỏng lẻo, huỷ chư vị. Không được có tâm tật đố”.
Theo thể ngộ ở tầng thứ hiện tại, tôi nhận ra rằng, tâm tật đố sẽ làm cho tất cả những tâm tu luyện được tốt rồi sẽ trở nên yếu nhược, mặt khác, tôi nhìn lại bản thân, nhiều lần khi bị tâm tật đố xuất hiện đã kéo theo ma tính bộc phát, đồng thời khi ma tính bộc phát thì cảm thấy toàn bộ cơ thể bị trượt dốc, tu luyện không đạt yêu cầu của trạng thái cần phải có, rơi vào trạng thái tận cùng của con người rồi. Những tâm đã tu luyện được tốt dường như đã quay trở lại điểm ban đầu, lúc này tôi lại càng cảm thấy suy sụp và chán nản hơn, đôi khi tôi còn có niệm đầu suy nghĩ không muốn tiếp tục tu luyện nữa, bây giờ nhìn lại thấy chúng đều là kết quả do tâm tật đố dẫn đến.
Đối với tâm tật đố, bản thân tôi cũng biết là cần phải bỏ đi, nhưng dường như chỉ là lời nói bên ngoài, còn thực chất thì lại không thực sự chú ý đến nó, cũng không xem trọng nó, không đối đãi nghiêm túc với nó. Sư phụ giảng: “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc), nhưng tôi đã không làm được điều đó, mà còn phạm sai lầm nhiều lần, sau khi làm sai thì lại hối hận, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế, cứ mãi loanh quanh ở một chỗ như vậy, không thể nào thoát ra được, mãi cứ ở trong vòng xoáy như vậy mà lăn qua lăn lại.
Tôi nhận thấy tất cả là do bản thân mình chưa hề muốn bỏ đi cái tâm tật đố này, bởi vì tâm tật đố là một loại tâm cực đoan, tự tư và hiểm ác, sở dĩ bạn ghen tị với người khác là vì bản thân bạn không có được, hoặc là người nhà của bạn không có được nhiều, không đạt được tốt như người khác. Đây là cái lý của người thường, không dùng chính niệm để đối đãi, được và mất của người thường là căn cứ theo nghiệp lực của họ mà an bài, thiên lý đo lường tất cả, không chút sai lệch. Nếu tu luyện không tốt, không bỏ được chấp trước, sẽ sinh ra tà niệm, sẽ vì lợi mà tranh mà đấu, như vậy sẽ nuôi dưỡng cho tâm tật đố ngày càng phát triển lên.
Đặc tính của cựu vũ trụ là tự tư, tự ngã, nguồn gốc của tâm tật đố chính là tư, như vậy chẳng phải tâm tật đố tồn tại được là do trường không gian của bản thân có tồn tại nhân tố biến dị của cựu vũ trụ hay sao. Hơn nữa, tâm tật đố khác với các tâm chấp trước khác, tâm tật đố mang theo ác niệm mạnh mẽ, vì có nhân tố ác này, nên lòng dạ trở nên cực kỳ hẹp hòi. Để duy trì cho nhân tố “tư” tồn tại, bề mặt này của con người liền không ngừng biểu diễn ra sự tự tư, vì tật đố mà phát khùng lên. Trên chiến trường “mịt mù khói súng” này, cái “tư” biến dị của cựu vũ trụ, chính là đang hút những màn khói khuếch tán này, thu hoạch “chiến lợi phẩm” trên chiến trường, mà phần con người bị dẫn động để biểu diễn lại không cảm giác đến được điểm này, chỉ cảm giác thấy bộc phát ra toàn là ma tính, tâm tính càng thêm bất hảo, trạng thái cũng không tốt, tự mình sẽ có được thể hội về phương diện này. Không phải nói rằng cứ giải phóng khỏi tâm oán hận là đã xong, mà ngược lại, bạn lại có cảm giác lún sâu thêm một bước vào vũng lầy, vô hình chung, bạn cảm thấy như có một loại vật chất đang cám dỗ bạn, không ngừng tuôn ra khiến bạn có ảo tưởng đố kỵ, bạn sẽ liên tục bị lừa.
Tâm tật đố có thể sống trong trường không gian này, là do học Pháp không tốt, không chân chính ngộ Đạo, lại còn dùng lý của người thường để đối đãi với những ảo giác trước mắt. Chúng ta so sánh cõi người với một khách sạn tạm bợ, ở trong khách sạn tạm bợ này, bạn có muốn trở về nhà không? Ở trong khách sạn, mọi người như thế nào cũng không có quan hệ gì với bạn, tâm của bạn cũng sẽ không bị dẫn động, bởi vì bạn đã hiểu rõ rằng mục đích làm người là quay trở về ngôi nhà tiên thiên của mình, tất cả những gì trước mắt đều là huyễn tượng. Hết thảy đều là để cho bạn từ trong huyễn tượng đó mà ngộ ra, tu tiếp lên, nếu tâm luôn đặt ở trong Pháp, vậy thì bạn đã đắc Pháp phá mê rồi, lúc đó tâm tật đố nào cũng không còn tồn tại được nữa, bởi vì bạn đã siêu thoát khỏi nó, tật đố chỉ là sản vật của tầng không gian này, vì thế tu tốt bản thân, đề cao bản thân từ trong Pháp là tốt nhất.
Tìm thấy được một cái tâm, cũng giống như thanh lý được một khối vật chất bại hoại ở không gian này, nội tâm sẽ trở nên thanh tịnh, bình hòa. Nhìn thế giới bên ngoài cũng thấy thật tươi sáng, từ đó thể hội được sự mỹ diệu của việc tu luyện, sự thần kỳ của việc hướng nội tìm.
Trên đây là một chút thể hội trong tu luyện của bản thân, có chỗ nào chưa phù hợp, xin được các đồng tu từ bi chỉ chính!
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285986
Ngày đăng: 31-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.