Lý giải của người xưa về bệnh tật



Tác giả: Vân Trung

[ChanhKien.org]

Con người ngày nay cứ hễ dạ dày hơi khó chịu một tí đã coi là mắc bệnh, hắt hơi sổ mũi cũng cho rằng bị bệnh, và còn có cả khái niệm Á kiện khang để nói về tình trạng sức khỏe không tốt. Thế nhưng người xưa lại không cho rằng như vậy.

Trong “Thuyết văn giải tự” có nói rằng: bệnh, tật gia dã. Chữ bệnh có bộ Nạch “疒” biểu nghĩa, chữ Bính “丙” biểu âm. “Tật gia” chính là thêm tật, thêm bệnh, ý nghĩa là bệnh tật trở nên nặng hơn.

Cổ nhân cho rằng khi gặp phải vấn đề cực kì nghiêm trọng mới gọi là bệnh, còn những hiện tượng thông thường như đau đầu, nóng đầu không phải là bệnh, bởi vậy không cần phải uống thuốc. Nhiều nhất cũng chỉ xông cho ra mồ hôi, uống ít nước gừng… Tại sao lại như vậy?

Sư tôn trong “Bài giảng thứ bảy” của cuốn Chuyển Pháp Luân có nói cho chúng ta rằng:

“Người ta mọc khối u chỗ này, phát viêm chỗ kia, có gai xương ở chỗ nào đó, v.v., nơi không gian khác thì có một con linh thể nằm chính tại chỗ đó, có một con linh thể tại không gian rất thâm sâu”.

Thực ra người ta khi có chút khó chịu, đó chẳng qua là nghiệp lực đến đòi bạn đó thôi, chứ không hề có loại linh thể đó. Vì vậy không cần phải uống thuốc. Chỉ khi mắc bệnh nghiêm trọng mới bắt buộc phải uống thuốc.

Tất nhiên đệ tử Đại Pháp càng trở nên đặc biệt hơn, không hề có loại linh thể đó tồn tại, bởi vậy càng không cần uống thuốc.

Mục đích của uống thuốc thực ra là thanh trừ đi sự tồn tại của linh thể. Một khi uống thuốc sẽ ức chế linh thể đó đi, thì biểu hiện bệnh trên bề mặt của con người cũng hết.

Trong mắt của người xưa, chịu chút khổ cũng là việc tốt, vì thế chỉ khi bệnh nặng mới uống thuốc, bình thường sẽ không uống thuốc.

Con người ngày nay không muốn chịu khổ, cứ hễ khó chịu là liền uống thuốc, cuối cùng bệnh nhẹ cũng thành bệnh nặng. Nghiệp lực không tiêu đi, ắt sẽ mang lại kết quả như vậy.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293542



Ngày đăng: 23-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.