Tại sao nói kinh Phật ngày nay đã hoàn toàn thay đổi diện mạo?



Tác giả: Đới Lục

[ChanhKien.org]

Phật giáo đã trải qua quá trình phát triển từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo đã qua cải tổ, rồi đến thời kỳ Phật giáo mạt pháp, kinh Phật ngày nay căn bản không thể so sánh với những lời nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tại sao lại như vậy? Phật Thích Ca Mâu Ni khi đó giảng Pháp bằng tiếng Phạn, mà tiếng Phạn có sự phân chia giữa ngôn ngữ tao nhã và ngôn ngữ bình dân. Những người Bà-la-môn thuộc tầng lớp cao quý nói ngôn ngữ tao nhã, vô cùng trang nhã và quy củ, trong khi những tầng lớp thấp hơn dùng ngôn ngữ bình dân, không chuẩn mực và còn pha trộn với tiếng địa phương. Điều này tương tự như sự phân biệt giữa văn cổ và bạch thoại trong tiếng Hán. Vì để truyền Pháp độ nhân và tách biệt với Bà La Môn giáo đã suy đồi, Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng Pháp bằng ngôn ngữ bình dân, tức là dùng những lời rất dễ hiểu để giảng. Bậc Giác Giả không hề có bất kỳ chấp trước nào đối với sự giàu sang phú quý, bao gồm cả ngôn ngữ. Vì để độ nhân, Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ vương vị tôn quý, đi khất thực giữa những người dân thường và nói thứ ngôn ngữ của họ, đồng thời trải qua vô số khổ ải. (Trong thời kỳ mạt pháp, một số kẻ bại hoại trong Phật giáo không chiểu theo Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni thực tu, từ đó từ bỏ mọi chấp trước thế gian, mà ngược lại, họ lợi dụng danh nghĩa của Đức Phật để lừa gạt, tuyên truyền rằng Phật Tổ của họ xuất thân cao quý sinh ra ở hoàng cung… mượn cớ đó để bôi nhọ Đại Pháp và Sư phụ Đại Pháp. Điều này chẳng phải đáng cười sao? Lão Tử giảng, Thánh nhân tuy bên ngoài chỉ khoác tấm áo vải giản dị nhưng bên trong mang theo viên ngọc quý. Chẳng lẽ Chúa Giêsu, Lão Tử, Khổng Tử đều sinh ra trong gia đình quyền quý sao? Logic của những kẻ bôi nhọ thật hoang đường và lố bịch).

Việc giảng Pháp bằng ngôn ngữ bình dân đã gây ra một vấn đề, đó là vào thời điểm đó không có hệ thống chữ viết nào thích hợp để ghi chép lại một cách chân thực những lời nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi vì tiếng Phạn tương đương với văn cổ của Trung Quốc, chỉ có thể diễn đạt ngôn ngữ tao nhã. Còn văn bạch thoại của Trung Quốc mãi đến sau này mới xuất hiện. Vậy nếu buộc phải ghi lại bằng tiếng Phạn, thì phải chỉnh sửa lời nguyên gốc của Phật, điều này tương đương với hành vi làm loạn Pháp, và không thể chấp nhận được. Vậy nên Phật giáo nguyên thủy đã áp dụng phương thức truyền thừa bằng cách truyền miệng, gọi là kết tập, hay còn gọi là tập Pháp Tạng, bao gồm việc đồng tụng, hợp tụng và hội tụng. (Thủ đoạn bẩn thỉu của một số kẻ thoái hóa trong Phật giáo, cố ý lừa gạt người khác, đã được các đệ tử Đại Pháp phơi bày trong các bài viết chuyên sâu. Lên mạng internet tra cứu là có thể biết). Truyền miệng như vậy trong 500 năm, nội dung khó tránh khỏi sai sót.

Vậy kinh Phật đã xuất hiện như thế nào? Khi Phật giáo nguyên thủy phát triển đến cực thịnh, Phật giáo được tầng lớp xã hội thượng lưu tiếp thu rộng rãi, và giới quý tộc cũng bắt đầu nói ngôn ngữ bình dân. Lúc này, tiếng Gandhari (Kharosthi)* đã ra đời, cũng tương đương với bạch thoại ngày nay, có thể diễn đạt ngôn ngữ bình dân và phương ngữ trong tiếng Phạn. Ngoài ra, Gandhari là một loại chữ viết không phát triển thêm về sau, vì vậy cách viết của nó cũng khác với chữ Phạn hiện nay, giống như sự khác biệt giữa triện thư và khải thư. Chữ Gandhari đã cung cấp một phương tiện để ghi chép kinh Phật, cộng thêm sự ủng hộ của chính quyền, nó không những trở thành ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ thời đó mà còn theo đà truyền bá của Phật giáo lan rộng sang Tây Vực và các khu vực xung quanh. Những kinh Phật đầu tiên du nhập vào Trung Quốc cũng được viết bằng chữ Gandhari. Khi đó, chưa có kỹ thuật làm giấy và in ấn, việc biên soạn và sao chép kinh Phật trên quy mô lớn rất khó khăn, và trong quá trình sao chép nhiều lần, khó tránh khỏi việc bị sai lệch.

Tuy nhiên cực thịnh rồi lại suy tàn, sau này kinh Phật không còn được viết bằng tiếng Gandhari nữa, mà thay vào đó là tiếng Phạn của Bà La Môn giáo. Tiếng Gandhari biến mất ở Ấn Độ đầu tiên và cuối cùng hoàn toàn không còn xuất hiện ở Tây Vực. Cũng có nghĩa là từ đó kinh Phật trong Phật giáo không còn thể hiện đúng nguyên bản lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni. Tại sao lại thế? Bởi vì Phật giáo nguyên thủy bắt đầu biến chất, trở nên quý tộc hóa, và thậm chí là Bà La Môn hóa. Các nhà sư bắt đầu làm loạn Pháp, kinh Phật không còn giảng những lời nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni, mà trộn lẫn thêm những thứ của các nhà sư, và giảng theo cách riêng của họ, thậm chí còn pha trộn cả những thứ của Bà La Môn giáo. Tiếng Phạn được cho là rất hoa mỹ, rất có văn hóa. Kinh Phật liên tục được làm ra rất nhiều, nhưng thực chất rất nhiều thứ trong đó đều do các nhà sư tự biên soạn và sáng tạo ra.

Khi Phật giáo cải tổ được lưu truyền đến Trung Quốc, thì bắt buộc phải phiên dịch kinh Phật để thuận tiện cho việc người Hán tiếp nhận tôn giáo ngoại lai. Trong giai đoạn đầu, những người phiên dịch và biên soạn đã dấy lên một làn sóng sáng tác thêm lần nữa. Có người dịch kinh Phật thành thơ luật, có người sắp xếp lại các chương mục của kinh Phật, đồng thời sử dụng nhiều khái niệm và từ ngữ của vùng đất Hán (ví dụ như “kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội”, cũng có thể nói là “không biết lớn đến đâu, nhỏ đến mức không thấy đến tận cùng”, là chỉ chân lý của vũ trụ rộng lớn tinh thâm, việc cầu Đạo là không có điểm dừng, khiến người ta có cảm giác bất tận. Thông thường khi người Trung Quốc nghiên cứu học thuật thường thích trích dẫn câu này. Nhưng những kẻ bại hoại trong Phật giáo đã dùi vào kẽ hở của việc văn hóa truyền thống bị phá hủy, bịa đặt rằng Phật Thích Ca Mâu Ni nói Pháp của Ngài là Pháp tối cao, bịa đặt ra việc cầu Đạo không có điểm dừng thì phải nói “kỳ đại hữu ngoại, kỳ tiểu hữu nội”. Những thuật ngữ và khái niệm cố định của văn hóa truyền thống làm sao có thể để vài kẻ xấu ăn nói bừa bãi được! Từ đó, liên tưởng đến “Mai hoa thi” dự đoán về Đại Pháp, những kẻ phá hoại Phật giáo tức giận gọi nó là “yêu thi”. Vậy rốt cuộc ai mới thực sự là yêu quái? Là Thiệu Khang Tiết vang danh bốn biển, hay là vài kẻ phá hoại dưới phe cánh của ĐCSTQ?).

Những người phiên dịch cũng thừa nhận rằng việc làm như vậy giống như nhai nát cơm rồi đút cho người khác, khiến ý nghĩa gốc bị mất đi. Đến khi Phật giáo ở vùng đất người Hán bị bản địa hóa, đã xuất hiện rất nhiều sách do các nhà sư Trung Quốc tự viết, luận điệu qua lại, khiến người ta hoa mắt chóng mặt. Không những không nhận ra rằng mình đang làm loạn Pháp, mà họ còn cho rằng mình đang giải thích và truyền bá Pháp. Kinh Phật nghiêm túc đã trở thành môn Phật học mà ai cũng có thể tham gia tranh luận. Khi Phật giáo rơi vào tay ĐCSTQ, do sự phá hủy văn hóa truyền thống và sự đàn áp các tôn giáo chính thống của ĐCSTQ, rất ít nhà sư có thể hiểu được kinh Phật bằng ngôn ngữ cổ. Các cán bộ vô thần của ĐCSTQ cùng với những kẻ phá hoại Phật giáo đã cùng nhau quản lý và thao túng Phật giáo, truyền bá “Phật học” giả cho các nhà sư, lừa dối chúng sinh thế gian. Kinh Phật không còn được các nhà sư thực hành và tôn trọng, chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa mà thôi.

Ghi chú:

(*) Chữ Kharosthi còn được gọi là chữ Gandhari, là một hệ thống chữ viết cổ đại được sử dụng chủ yếu trong khu vực Tây Bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan từ thế kỷ thứ 4 TCN đến thế kỷ thứ 3 SCN. Hệ thống chữ viết này được sử dụng để ghi lại các văn bản Phật giáo và các tài liệu hành chính.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/54156



Ngày đăng: 15-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.