Trung thu ngắm trăng



Tác giả: Khiên Khiên

[ChanhKien.org]

Người xưa đôi khi xem trọng Tết Trung thu hơn cả Tết Nguyên đán (đặc biệt là trong mắt một số văn nhân). Bài thơ “Trung thu” của thi nhân thời Đường Tư Không Đồ chỉ có vẻn vẹn 20 chữ:

Nhàn ngâm thu cảnh ngoại,
Vạn sự giác du du.
Thử dạ nhược vô nguyệt,
Nhất niên hư quá thu.

Diễn thơ:

Thong dong ngâm vịnh cảnh thu,
Thế gian muôn sự mây mù xa xăm.
Đêm này nếu lỡ vầng trăng.
Bằng như năm trọn lỡ làng mùa thu.

“Nhàn ngâm thu cảnh ngoại, vạn sự giác du du”. Chữ “nhàn” mở đầu câu thơ thứ nhất gợi cho ta tình cảnh tác giả đang sống nhàn hạ, không làm quan cũng không kinh doanh mà chỉ sống ẩn dật. “Cảnh thu” dễ khiến con người sầu muộn, cây cối đều úa tàn cả, mặt đất trông thật tiêu điều. Lúc này thi nhân dường như đã vào độ tuổi xế chiều nên tâm tư cũng hòa vào cảnh vật. Quay đầu nhìn lại một đời bỗng thấy rất nhiều sự việc giờ đã đổi khác, xa xôi ngoài tầm với. Khi còn trẻ có lẽ thi nhân cũng ôm giữ nhiều hoài bão nhưng giờ đây ông cảm thấy mọi thứ đều vô nghĩa.

“Thử dạ nhược vô nguyệt, nhất niên hư quá thu”. Vì sao thi nhân lại say mê ánh trăng đến vậy? Đại khái là người xưa đều có nguyện vọng của riêng mình. Người xưa có thói quen quan sát các vì sao vào ban đêm, bởi vì mọi thứ trên Thiên thượng đều đối ứng với hết thảy mọi thứ nơi thế gian con người chúng ta. Do vậy Mặt Trăng tự nhiên cũng trở nên rất có ý nghĩa, đặc biệt là có nhiều hiện tượng thiên tượng liên quan đến Mặt Trăng càng khiến con người đối với Mặt Trăng có một cảm giác thần bí. Ban đêm nhìn lên bầu trời, nếu không có Mặt Trăng bầu trời dường như không có chút sức sống.

Thật thú vị khi thi nhân cho rằng nếu không có trăng thì Tết Trung thu sẽ chẳng còn ý nghĩa. Trung thu là tết đoàn viên nên rất nhiều người sẽ về nhà đoàn tụ cùng gia đình vào dịp này. Tại sao người xưa đem Mặt Trăng liên tưởng tới sự đoàn tụ? Có lẽ họ muốn nhắc nhở mọi người rằng ngôi nhà thực sự của chúng ta là trên Thiên thượng. Nhìn lên bầu trời tức là đang ngước nhìn gia viên của mình, là đang tìm đường về nhà.

Khi bước sang tuổi xế chiều, con người đã nhìn thấu hết thảy danh lợi tình thù nên càng tưởng nhớ đến gia viên của mình hơn. Còn ngôi nhà ở nhân gian thường rất mong manh, mong manh đến mức chỉ qua một trận chiến hay một đợt thiên tai là vỡ nát. Ngôi nhà trên Thiên thượng mới là mỹ hảo nhất.

Sở dĩ các đệ tử Đại Pháp phải ở thế gian tu luyện và giảng chân tướng là vì để giúp con người tìm đường trở về nhà, và con đường đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Trung Cộng ngày nay không coi Tết Trung thu là ngày lễ, nó đang cắt đứt con đường trở về trời và kéo con người xuống địa ngục, điều đó thật đáng sợ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286263



Ngày đăng: 15-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.