Tu luyện không cần “oanh động”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Gần đây, khi giao lưu cùng với các đồng tu, tôi đều có chung một cảm giác: hàng ngày đều đang học Pháp, đều đang luyện công, cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, chớp mắt đã nửa năm, thế nhưng dường như không có đề cao gì lớn, có chỗ vẫn còn buông lơi, không được sôi nổi, “oanh động”, mạnh mẽ như thời gian đầu mới đắc Pháp, động lực đó đã mất đi đâu rồi? Chính Pháp đến cuối cùng rồi, không nên có loại trạng thái này chứ?

Tôi cảm giác, loại nhận thức này chính là “quan niệm” của người thường, cái quan niệm này được hình thành dưới sự tẩy não của văn hóa đảng, tà đảng quen thực hiện các phong trào, mỗi lần vận động đều diễn ra rầm rộ, dù là cuộc vận động lớn hay nhỏ, mỗi năm đều tổ chức vài cuộc, những gì là “Trăm ngày càn quét tội phạm”, “Trăm ngày đánh bại hàng giả”, “ngày này”, “ngày đó” khiến người dân sục sôi bầu nhiệt huyết, “rầm rầm rộ rộ, oanh oanh động động” đã trở thành khuôn mẫu trong suy nghĩ của người dân Đại Lục. Người tu luyện không được có dấu tích của loại quan niệm này, dường như làm một số việc dễ hiển thị, dễ khiến người khác chú ý thì đề cao mới nhanh, không phải là như vậy. Chính sự nhiệt tình dâng trào thời đầu khi đắc Pháp, cũng là biểu hiện của nhận thức cảm tính bề mặt của con người, chứ không phải là hành vi trầm ổn. Trong văn hóa tu luyện mà Thần lưu lại cho con người không có nội hàm này, Sư phụ chưa bao giờ dạy chúng ta phải đề cao một cách “oanh động” thì tu mới nhanh, mà Sư phụ dạy chúng ta phải bình tĩnh và lý trí. Tu luyện Đại Pháp là bình thường và đơn giản, là tu luyện trong người thường mà không cần phải “đao to búa lớn”, không cần biểu hiện ra ngoài. Kể cả khi làm ba việc, chúng ta cũng không cần phải làm một cách rầm rộ mà cần lý trí, thanh tỉnh, không phải là kinh thiên động địa thì đề cao mới nhanh, không phải là “oanh động” thì mới có uy đức, không phải là như vậy. Chúng ta đang tu luyện giữa những người bình thường, có rất ít nhiễu loạn, cho dù có nhiễu loạn thì cũng không liên quan gì đến chúng ta, chúng ta chính là đang tu tâm cứu độ chúng sinh và thành tựu chính mình.

Sư phụ giảng:

“Nhưng tôi nói với chư vị, những gì mà biểu hiện càng bình thường ở phía người thường nơi đây, thì có thể là biểu hiện ở cảnh giới mà chư vị tu luyện tới [nhưng] chư vị không nhìn thấy được lại là hết sức oanh động, (vỗ tay) nói một cách khác, chư vị chớ nên coi công tác [Đại Pháp] của chư vị là quá đơn giản thế”. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân).

Sư phụ giảng “oanh động” không phải chỉ ở nơi con người đây, mà là chỉ không gian khác, ở nơi con người đây thì phù hợp với trạng thái người thường, chịu sự tẻ nhạt, chịu đựng cô đơn, nhẫn nại, kiên trì từng bước thực hiện ba việc mỗi ngày, không ngừng tìm kiếm, thanh lọc bản thân, đạt đến tiêu chuẩn viên mãn.

Đôi khi bản thân tôi cảm thấy mình không có đam mê hay hứng thú làm gì, thậm chí là lười biếng, cảm giác như mục tiêu mù mờ, có lúc tôi cũng từng hỏi các đồng tu: “Chính Pháp đều đang quá độ tại nhân gian, sao vẫn chưa thấy dấu hiệu kết thúc?”. Sau này tôi mới ý thức ra rằng, đây là lậu, là chấp trước vào thời gian, thời cổ đại người tu luyện đến bước cuối cùng vẫn còn có khảo nghiệm, biết được thời gian kết thúc thì có còn được tính là tu không? Không chấp trước vào thời gian kết thúc, bảo trì trạng thái tinh tấn mới được tính là ngộ tính tốt. Đừng nghĩ đến hoàn cảnh xã hội như thế nào? Điều kiện tự nhiên thế nào? Tình hình dịch bệnh ra sao? Tình hình Chính Pháp thế nào… Đừng nhìn vào bất cứ điều gì, mà hãy nhìn xem tâm của mình, niệm của mình, trong ba việc cần làm, việc nào làm chưa tốt? Tự mình tìm xem, loại niệm đầu nào còn chưa tu bỏ sạch sẽ? Tìm ra rồi thì tự mình nhanh chóng tu bỏ đi! Đặc biệt là khi nghĩ đến người khác, cần nhanh chóng tu xuất ra. Đối với người nhà, bạn bè, người thân, việc mua sắm, chăm sóc con cái… Mọi phương diện đều ở trạng thái của người tu luyện, từng chút từng chút nỗ lực đề cao phẩm chất đạo đức. Đề cao phẩm chất đạo đức là căn bản, là quan trọng, là không có giới hạn, tầng thứ cảnh giới đều ở đó. Trước khi đi ngủ, bạn cũng nên tự mình suy nghĩ xem hôm nay có việc gì mình làm chưa tốt? Có nói lời nào làm tổn thương người khác không, có quên phát chính niệm không? Nếu bạn luôn duy trì trạng thái này, thì đã đang tinh tấn rồi, tâm trạng thật sự sẽ vui vẻ thoải mái, sẽ không có cảm giác thất vọng, như thế, bạn có cần phải “oanh động” nữa không?

Một chút thiển ngộ ở tầng thứ hiện tại, mong các đồng tu chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276726



Ngày đăng: 12-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.