Nội hàm chân thực của câu ngạn ngữ “Đại nạn không chết, tất có hậu phúc”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lý

[ChanhKien.org]

Thông thường sau khi một người gặp đại nạn và thoát khỏi nó, mọi người hay dùng câu: “Đại nạn không chết, tất có hậu phúc” như một lời chúc phúc. Vậy thì câu nói này có thực sự ứng nghiệm không? Thực ra câu nói này không hề đơn giản như vậy.

Khi một người gặp tai nạn xe hơi, lũ lụt hoặc động đất, xác thực là có một số người may mắn thoát khỏi. Sau đó, một số người sẽ gặp lại tai nạn tương tự và có thể thoát khỏi nó, nhưng cũng có thể không may mắn như vậy. Bởi vì có một câu nói ngược lại đối ứng với câu này, đó là: “Tránh được mùng một nhưng không tránh được ngày rằm”.

Bất kể việc gì đều không phải ngẫu nhiên, loại “đại nạn không chết” này đều có nguyên nhân. Thứ nhất, nạn này xác thực là có, và thứ hai là nhất định có sự trợ giúp của Thần.

Khi một người gặp tai họa, nếu như hữu duyên với Thần, thì Thần sẽ giúp người đó vượt qua kiếp nạn. Lúc này cũng là đang khảo nghiệm tâm tính của người đó. Nếu như lúc đó người này trong tâm kính sợ Thần và biết ơn sự bảo hộ của Thần, thì có thể sau này họ sẽ thực sự không có cái nạn này. Có hậu phúc hay không, đó lại là chuyện khác. Có thể có, cũng có thể không.

Nếu như người này tự cho rằng bản thân mình may mắn và chỉ thế thôi, vậy thì tai họa còn giáng xuống và lần sau chưa chắc sẽ được may mắn như vậy nữa.

Ở nước ngoài có một diễn viên đóng thế, mỗi một lần đều có thể biến nguy thành an. Có một lần xuất hiện nguy hiểm rất lớn, nhưng anh ta lại xem thường, cho rằng mình là người may mắn. Kết quả là vài ngày sau lại xuất hiện vấn đề, liền mất mạng. Kỳ thực, lần đầu tiên xảy ra vấn đề, chính là Thần đang nhắc nhở anh ta, phải trân quý sinh mệnh của mình, nhưng anh ta lại không nghe; như vậy thì cũng không có cách nào, lần tiếp theo liền mất mạng.

Sự việc như vậy có rất nhiều. Một người hễ gặp phải đại nạn, họ phải hiểu hai điều. Thứ nhất là anh ta quả thực đang gặp nạn, thứ hai chính là đang nhắc nhở người này phải tín Thần, đồng thời phải chú ý đến sự an toàn và không được làm những việc nguy hiểm đó.

Một số đệ tử Đại Pháp gặp nguy hiểm khi phân phát tài liệu chân tướng, nhưng cuối cùng đã chuyển nguy thành an. Họ hiểu rằng Sư phụ đang bảo hộ họ. Nhưng nếu như anh ấy không minh bạch một khía cạnh khác, đó chính là lúc này làm như vậy không an toàn, vậy thì lần sau có thể sẽ gặp rắc rối. Không phải là Sư phụ không bảo hộ anh ấy, mà là anh ấy không coi trọng lời nhắc nhở của Sư phụ.

Vì vậy, đại nạn không chết, nhất định là có Thần đang bảo hộ. Nhưng sẽ có phúc hay không thì không nhất định. Dù thế nào đi nữa, lúc này đều nên chú ý đến lời nói và việc làm của mình xem có phù hợp hay không. Đặc biệt là những người thích mạo hiểm, bản thân không coi trọng mạng sống của mình, bản thân không trân quý sinh mệnh của chính mình, quả thực rất sai lầm. Nếu như không nghe theo lời nhắc nhở của Thần, thì lần sau sẽ không được may mắn như vậy.

“Đại nạn không chết, tất có hậu phúc”, chính là một lời nhắc nhở của Thần. Phải biết ơn sự che chở của Thần, tôn kính và nghe theo lời nhắc nhở của Thần, chúng ta mới có thể tránh được kiếp nạn.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291639



Ngày đăng: 10-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.