Thanh lọc hoàn cảnh của chúng ta – buông bỏ cái tình của con người
Tác giả: Hiểu Minh
[ChanhKien.org]
Một lần, tôi đến thăm một đồng tu xuất hiện trạng thái không tốt trên thân thể, chồng của cô ấy cũng là đồng tu, còn có hai vị đồng tu mà tôi quen biết cũng đến thăm cô ấy, chúng tôi giao lưu một lúc rồi cáo từ. Khi tôi về tới nhà, tôi đột nhiên đau đầu mà không có triệu chứng gì trước đó, đồng thời, tôi nhìn thấy những sinh mệnh tà ác từ không gian khác đang tụ tập về phía tôi. Cơn đau đầu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, tôi nhanh chóng lập chưởng phát chính niệm, đồng thời suy ngẫm lại về bản thân mình.
Nghĩ tới nghĩ lui, tôi nhận ra rằng cái tình mà bản thân đối với bốn vị đồng tu đó là quá nặng, chúng tôi đã thân quen với nhau hơn 10 năm rồi, chính tại lúc đó, tôi nhìn thấy tà ác ở trong trường không gian bắt đầu ít dần, càng ngày càng ít, tôi lại phát chính niệm một hồi nữa, cơn đau đầu đã hoàn toàn biến mất.
Sự việc này khiến tôi chú ý đến cái tình của con người giữa các đồng tu, trong nhiều năm tu luyện và phối hợp, sự tương tác thường xuyên giữa các đồng tu có thể dễ dàng sinh ra cái tình của con người, dẫn đến việc xa rời lệch khỏi Đại Pháp, cũng khiến tà ác dùi vào sơ hở. Tình là vật chất trong tam giới, là rác rưởi trong vũ trụ, đối với người tu luyện mà nói thì là gánh nặng vật chất, có tình sẽ dẫn đến việc cùng lôi kéo nhau xuống, gia tăng độ khó và ma nạn trong tu luyện. Tuy nhiên bởi vì tình có phía mặt ấm áp, mang tới cho con người lợi ích nhất định, khiến con người cảm thấy rất có ích, dễ dàng bị lẫn lộn với thiện lương, do đó nó mang theo tính mê hoặc rất lớn, điều này đòi hỏi chúng ta phải chú ý phân biệt.
Nghĩ lại về những gì bản thân đã trải qua và những biểu hiện của đồng tu ở xung quanh, tôi phát hiện cái tình của con người giữa các đồng tu có một số biểu hiện khá nổi bật:
Thứ nhất, ân tình. Bức hại của Trung Cộng khiến cho rất nhiều đồng tu rơi vào cảnh khó khăn, có đồng tu đã đưa tay giúp đỡ, sẵn sàng tương trợ, giúp các đồng tu ở trong ma nạn vượt qua khó khăn, điều này thường khiến cho người ta không bao giờ quên. Còn có đồng tu bị tà ác bức hại khiến thân thể xuất hiện trạng thái không đúng đắn, những đồng tu ở quanh đó đã vô tư trợ giúp,… đều sẽ khiến người ta cảm kích một đời. Có đồng tu còn từng nói, đồng tu còn thân thiết hơn người nhà của mình.
Người ta thường nói: Có ơn mà không báo thì không phải quân tử, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, con người có phía mặt trọng ân trọng nghĩa, do đó đối với “đại ân đại đức” này, có đồng tu nhớ mãi không quên, không buông xuống được, thường muốn báo đáp, từ cảm ân mà sinh ra cái tình, cũng tức là cái gọi là ân tình đã được sản sinh ra.
Có một đồng tu trong lúc nguy nan đã phải tới một nơi khác, và phải ở tạm tại nhà của một vị đồng tu, vị đồng tu đó đã giúp đỡ bà ấy rất nhiều, nhiều năm nay, vị đồng tu này vẫn luôn giữ sâu thẳm trong lòng một loại ân cứu mạng, khi giải quyết các công việc thường mang theo cái tình rất nặng, thường muốn báo đáp, thậm chí còn gọi những đứa trẻ trong nhà người ta là con, đủ để thấy mức độ thân thiết như thế nào.
Sự việc giúp đỡ loại này có lẽ là có ước định trong lịch sử, có lẽ là vì nhân duyên trong một đời nào đó, nhưng chúng ta biết rằng, hết thảy mọi thứ trong Chính Pháp đều là Sư tôn an bài, do đó ai cũng không thể tranh công đức của Trời, kỳ thực điều này cũng là thể hiện của Đại Pháp viên dung, là phối hợp chỉnh thể trong Chính Pháp, nhìn thì là hành vi cá nhân đơn giản của đồng tu, nhưng lại là có thiếu sót trong vấn đề tín Sư tín Pháp. Không được lấy cái tình của con người làm cơ sở, cũng không được lấy cái tình làm mục đích, càng không thể dùng cái tình của con người để báo đáp, phó xuất là để kiến lập uy đức của bản thân mình.
Thứ hai, tình cảm sùng bái, cảm kích. Ở Đại Lục, những đồng tu nhiều tuổi, những đồng tu có trình độ văn hóa thấp, những đồng tu không có điều kiện sinh hoạt tốt, gồm cả những đồng tu có năng lực có điều kiện nhưng lại không làm các việc chiếm một tỉ lệ lớn, nếu như không có ai cung cấp cho chúng ta tư liệu Đại Pháp làm sẵn và nhân lực kỹ thuật, họ quả thực là cái gì cũng không làm được, cho dù có tiền cũng vô dụng, bởi vì không mua được ở trên thị trường. Máy móc hỏng rồi thì cần người sửa chữa, nhưng không thể tùy tiện gọi ai đó tới sửa được, còn phải xét vấn đề an toàn.
Mà trong số đồng tu thì người biết về kỹ thuật, có thể làm tư liệu lại ít, có nơi quả thực là đếm trên đầu ngón tay, do đó trong tâm của một số đồng tu, đã sản sinh ra cái tình cảm sùng bái và cảm kích đối với những đồng tu cung cấp cho mình những trợ giúp kỹ thuật quý giá mà rất khó có được. Biểu hiện cảm tình đối với đồng tu ở điểm tư liệu và đồng tu kỹ thuật có quá nhiều: sùng bái, xu nịnh, ỷ lại, cảm kích, biếu xén,…
Chúng ta trân quý sự phó xuất gian khổ của đồng tu, do vậy cần phải thể hiện tại việc sử dụng hợp lý các điều kiện thuận lợi và tài nguyên Đại Pháp, để khiến nó phát huy tác dụng cần có trong tu luyện và Chính Pháp. Đây mới là điều mà những đồng tu giúp sức và trợ giúp kỹ thuật muốn thấy, chứ không phải là báo đáp đối với sự phó xuất của ai đó. Mọi người đều phát huy tác dụng của mình trong Chính Pháp, đều đang làm tròn thệ ước của mình, kiến lập uy đức của bản thân.
Thứ ba, tình bằng hữu, tình cảm trong khó nạn. Có một số đồng tu ở trong một số nhóm nhỏ, trong nhiều năm qua dưới hoàn cảnh khó khăn đã cùng nhau học Pháp, chứng thực Đại Pháp, giải cứu đồng tu, giảng chân tướng,… Họ đã ở bên nhau trong suốt chặng đường và trải qua bao nhiêu mưa gió, đã tin tưởng, giúp đỡ, phối hợp với nhau, từ quen biết đến hiểu nhau, đã nảy sinh tình cảm rất sâu sắc.
Còn có một số đồng tu từng ở trong hang ổ đen tối của tà ác, cùng chịu bức hại, cùng nhau phản bức hại, cùng nhau chịu khổ cực, giúp đỡ nhau, đồng cam cộng khổ, cùng trải qua hoạn nạn, trở thành “anh em trong hoạn nạn”, cho dù rời khỏi hoàn cảnh đó rồi vẫn còn muốn chia ngọt sẻ bùi, loại tình cảm trong hoạn nạn này cũng là điều hết sức thực tại.
Một số đồng tu đã hình thành nên một nhóm nhỏ, trong đó có một số anh chị em tốt, còn có cách nói ở trong nhóm, ngoài nhóm, những sự việc có quan hệ với ba việc hay không cũng đều trộn lẫn cả lại, mọi người đều cảm thấy rất tốt và vui vẻ trong đó, không ai muốn phá vỡ căn phòng ấm áp do tình cảm con người tạo ra, bởi vì ở một mức độ nhất định nào đấy nó có thể che chắn cái hiện thực lạnh lùng, lại còn cho rằng đó là đang hình thành chỉnh thể.
Có một số đồng tu thỉnh thoảng lại tụ tập một nhóm nhỏ với nhau, tập hợp mọi người thành một nhóm, cùng nhau ăn cơm, uống trà, nói chuyện vui cười, nói đó là giao lưu, nói chuyện với nhau cả nửa ngày trời, kỳ thực cũng chẳng có việc gì cần phải tụ tập cùng thương lượng và giải quyết, còn có nhiều yếu tố trong đó là duy hộ một chút cảm tình, tận hưởng bầu không khí ấm áp, hòa hợp, thân thiện và thoải mái được tạo ra giữa các đồng tu.
Thứ tư, tình cảm thương xót. Đệ tử Đại Pháp chân thành, thiện lương, giàu lòng thương cảm, nhìn thấy đồng tu gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc bị tà ác bức hại liền rất dễ dàng sinh ra lòng thương xót, không thể chịu nổi người khác gặp tội khổ, vẫn luôn thương xót, đồng tình, cho tặng, đây cũng là một loại tình: tình cảm thương xót.
Có một vị đồng tu nữ đã ly hôn, không có bất cứ công việc gì, kinh tế khó khăn, cô ấy bình thường hay hỗ trợ một số kỹ thuật cho các đồng tu, mọi người nhìn thấy cô rất đáng thương, lại hay giúp đỡ mọi người làm việc, nên thường hay cho cô ấy tiền và các loại vật dụng sinh hoạt, nhưng thời gian lâu rồi, vị đồng tu này khởi tâm tham, tâm lợi ích, thậm chí là tâm không thỏa mãn, cô ấy vẫn luôn lấy cớ để không làm việc, dần dần trong số các đồng tu xuất hiện các loại dị nghị đối với cô ấy, cuối cùng không nhìn mặt nhau, tâm tính đều bị kéo xuống.
Kỳ thực ma nạn đều không đơn giản như vậy, cũng không phải đều giống nhau, có ma nạn là có nguyên nhân nhất định, ngoại trừ bức hại của tà ác, ma nạn một mặt là để tiêu nghiệp, mặt khác cũng là để đề cao tâm tính, là bước thang để cảnh giới thăng hoa, nếu đều giúp bỏ đi hết, có thể là làm việc xấu rồi. Trừ một số việc cần giúp đỡ gấp về mặt vật chất, tốt hơn hết là bắt đầu từ việc đề cao tâm tính và nhận thức Pháp lý, chứ không phải đơn thuần là tặng cho cái gì đó hoặc giải quyết vấn đề. Sư phụ từng giảng:
“Các Đại Giác Giả nhìn [nhận] rằng, làm người không phải là mục đích, sinh mệnh người ta không phải vì để làm người, mà chính là để quay trở về. Con người chịu khổ bao nhiêu; [các Đại Giác Giả] cho rằng chịu khổ càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ thực sự nghĩ như thế”. (1)
Sư phụ còn từng giảng:
“Chuyên hành thiện sự hài thị vi”
Tạm dịch:
Chuyên làm về việc thiện vẫn là [hữu] vi) (“Vô vi”, Hồng Ngâm)
Do vậy nhìn thì có vẻ là đang làm việc tốt nhưng lại không nhất định là việc tốt.
Thứ năm, tình đồng tu. Nhân gian có tình thân, tình bạn, tình yêu, giữa các đệ tử Đại Pháp lại sinh ra tình đồng tu, chỉ cần là đồng tu thì có tình, cho dù là có xuất hiện cùng lúc hay không. Có một người nhà của đồng tu nói vị đệ tử Đại Pháp ở nhà anh ấy: “Thấy ai cũng đều thân quen”, câu nói này không chỉ là đối với người thường, là nói vị đồng tu đó thấy vị đệ tử Đại Pháp nào cũng đều đặc biệt thân thiết, cho dù có quen biết hay không. Có đồng tu nói, đệ tử Đại Pháp là người một nhà, lời nói trong đó biểu lộ ra dòng chảy “tình” cuồn cuộn, lẫn vào trong đó thành phần của tình thân. Có lẽ là chúng ta đã ở quá lâu trong cõi người, đã quen với việc dựa vào phía người để nhìn bất cứ việc gì, dường như chỉ có cách hình dung như này mới có thể dễ hình tượng, càng chuẩn xác, càng có thể thể hiện sự thân mật gần gũi của chúng ta, nhưng lại có chút thô tục hóa.
Nếu như là quan hệ người trong gia đình với nhau, thì nhiều giới hạn sẽ bị xóa nhòa, không còn rõ ràng. Người một nhà là không phân biệt trong ngoài bao nhiêu, việc cho và nhận giữa họ với nhau thường thường là miễn phí, không có mức độ và không cần nói lý, nhưng việc này ở trong gia đình đều là việc đương nhiên, và hợp lý, giữa thành viên trong gia đình với nhau thiếu đi tính độc lập, cần dùng tình để duy hộ quan hệ. Mà nguyên tắc của Đại Pháp không cho phép giữa các đệ tử Đại Pháp chúng ta làm như vậy, do đó có khác biệt từ căn bản, chỉnh thể đệ tử Đại Pháp đã siêu việt phạm trù của người thường trong gia đình rất xa rồi. Nhìn thì có vẻ là một câu nói đơn giản, nhưng lại mang những tín tức và nội hàm rất lớn, có ảnh hưởng ít nhiều đối với người khác.
Có vị đồng tu khi nhìn thấy ai gặp khó khăn liền mau chóng tới giúp đỡ, hôm nay ở nhà người này, ngày mai ở nhà người kia, vô cùng bận rộn, bản thân không thể bảo đảm việc học Pháp, thời gian dùng cho việc giảng chân tướng không còn được bao nhiêu, còn tự cho là chính đáng, nên làm, cường điệu một cách cực đoan “việc của đồng tu cũng là việc của mình”, làm người khác cảm thấy lúng túng, biểu hiện của tình đồng tu rất nặng.
Có vị đồng tu bởi vì tình đồng tu, khi thấy lợi ích người thường của đồng tu bị tổn thất, không biết phải làm sao, liền áp đặt tiêu chuẩn và quan niệm của mình lên đối phương, nhấn mạnh người khác phải làm thế này thế kia, đều là tư duy và phương pháp của người thường, mà không đo lường dựa trên Pháp, không biết rằng bản thân đang khởi tác dụng chỉ dẫn sai lầm cho đồng tu, lại còn cho rằng điều này là tốt, lúc này quả thực không còn lý trí nữa.
Nếu để cái tình này nhiều lên thì cái lý sẽ ít đi, cảm tính quá mạnh, sẽ ức chế lý tính của con người. Có một số người tuy rằng cũng học Pháp luyện công, nhưng sự việc làm ra lại không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện, thậm chí phá hoại nghiêm trọng Đại Pháp, tổn hại đến đệ tử Đại Pháp, bởi vì được dán cái nhãn là “đồng tu”, người có tình đồng tu nặng liền dễ nhìn người khác không dựa trên Pháp, nhìn vấn đề sẽ chính tà bất phân, lấy cái cớ “đều là đồng tu, người của mình”, mù quáng tin tưởng và phục tùng, mù quáng duy hộ, giúp đỡ niệm xấu và hành vi sai trái của họ, kết quả cùng theo họ lạc lối.
Thứ sáu, tình của con người có ấm áp cũng có lạnh lẽo. Sư phụ từng giảng:
“Vì con người có ‘tình’, nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’; vui thích làm điều [nào đó] là ‘tình’, không thích làm điều [nào đó] cũng là cái ‘tình’ ấy; thấy người này hay người kia dở, yêu thích làm gì đó hoặc chẳng yêu thích làm gì đó, hết thảy đều là ‘tình’; người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống”. (1)
Giữa đồng tu với nhau nhờ có tình mà có quan hệ tốt đẹp, cũng có cái không tốt, không vừa mắt, nhìn không thuận, không thích, không ưa, không phối hợp, ghét cái ác, ôm hận, tức giận, bất mãn, thích gì làm nấy, chỉ trích, ruồng bỏ, công kích, tranh đấu, đố kỵ, so sánh, kéo bè kết phái, mua danh trục lợi, vì tình mà bất hòa, vì tình mà sinh ra ác, sinh hận,… Những thứ này tạo thành mâu thuẫn, gián cách giữa các đệ tử Đại Pháp với nhau, không thể hình thành chỉnh thể, từ đó đã xuất hiện rất nhiều cục diện không tốt.
Bởi vì cái tình của con người, có đồng tu cho rằng đồng tu đương nhiên phải đối với anh ta như thế này thế này, khi không đúng theo ý muốn, các loại cảm xúc phụ diện liền sẽ nảy sinh, nếu như không thể kịp thời cảnh giác, thì sẽ bị tà ác phóng đại, gia cường, tạo thành mâu thuẫn trong các đồng tu; Khi một số phương diện nào đó của tu luyện không phù hợp với quan niệm của bản thân cũng sẽ sinh ra cảm xúc tiêu cực, kỳ thực mọi người đối với anh ta như thế nào không có quan hệ nào cả, đều là vì cái tình của con người, nên cứ muốn thiết lập một loại quan hệ nào đó với người khác.
Thứ bảy, các loại tình hỗn tạp của con người. Có rất nhiều đồng tu bởi vì cực kỳ hiểu rõ nhau, có người phù hợp với quan niệm và nhu cầu của bản thân, cũng có người không phù hợp quan niệm và nhu cầu của mình, do vậy sẽ đồng thời có nhiều loại cảm tình biểu hiện và hoán chuyển.
Có một nhóm nhỏ học Pháp, các đồng tu học Pháp cùng nhau, cùng nhau phối hợp làm việc hơn 10 năm rồi, trong đó có vị đồng tu làm tài liệu, nhưng trong nhiều năm qua, việc mua vật tư và sửa chữa máy móc đều là do đồng tu khác thực hiện, bởi vì bà ấy nhiều tuổi nhất, mọi người cùng nhau giúp đỡ, phối hợp, lý giải, bao dung, không oán trách, đều vui vẻ ở trong đó. Nhưng trong một lần cuối cùng, khi bà yêu cầu đồng tu khác sửa chữa máy móc, bởi vì một số nguyên nhân bề mặt nên mọi người không vừa ý với bà ấy, mà vị đồng tu này lại nhất quyết muốn sửa, sau đó liền xuất hiện mâu thuẫn rất lớn. Bởi vì bình thường đều là khiến bà ấy vừa lòng, bà cho rằng mọi người đều nên trợ giúp, làm vừa lòng bà ấy, huống chi bao nhiêu năm nay đều vậy, nhưng sự việc không như ý muốn, cái tình đồng tu, tâm ỷ lại, không lý giải, không giữ được cân bằng, tức giận, muốn gì làm nấy, tình thương cảm, oán hận,… toàn bộ đều biểu lộ ra. Mà đồng tu khác cũng có các loại cảm xúc như không thấu hiểu, sợ làm tổn thương hòa khí, ôm giữ oán hận, chỉ trích, ruồng bỏ,… Kết quả là cuối cùng dù máy đã được sửa chữa bằng phương pháp khác nhưng đồng tu đó không còn đến nhóm này để học Pháp nữa và đột ngột qua đời không lâu sau đó, chỉ vì sự việc này! Mặc dù có tà ác đứng đằng sau gây rắc rối và bức hại, nhưng tình của con người giữa các đồng tu mới là nguyên nhân căn bản.
Sau khi vén lên bức màn mê hoặc của tình, thực chất chúng ta sớm đã nhìn thấu nó, tình không có lý tính, là tự tư, dơ bẩn, nhỏ nhen, có phân biệt, có nặng nhẹ, có điều kiện, có mang theo diện mục là ngụy thiện, dung tục, yếu đuối, dễ dàng thay đổi, không đáng tin. Tình là Thần trong tam giới, có sinh mệnh và ý chí, chỉ cần có chút cơ hội, nó liền sẽ tự động vận dụng, dùng mọi cách để lan khắp thân thể người, nó còn có thể không chế ngược con người, khiến con người mất đi lý trí và Thần tính, về bản chất nó có tính tà.
Con người coi tình cảm là cao thượng, tốt đẹp và không thể thiếu, bởi vì con người yếu đuối, trống rỗng và tự tư. Con người cần sự hỗ trợ và cung cấp của tình cảm, cần thông qua tình để có được những thứ tốt và các loại lợi ích, để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Đệ tử Đại Pháp là xuất thế gian, siêu việt quan niệm thế tục, dùng tình để đối đãi là đã nhập vào cái lý của người thường rồi. Cái tình không bỏ đi sẽ là hữu lậu, có thiếu sót, sẽ bị tà ác dùi vào sơ hở tạo thành mâu thuẫn và bức hại, do vậy tình nhất định phải tu bỏ.
Sư phụ từng giảng:
“Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được”. (1)
“Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn”. (1)
Đào tận gốc và vứt bỏ đi các chủng loại tình của con người, dùng từ bi để đối đãi, tu xuất cảnh giới cao hơn, mới là trạng thái nên có của đệ tử Đại Pháp, hoàn cảnh của chúng ta mới thuần tịnh hơn, viên dung hơn nữa, chỉnh thể đệ tử Đại Pháp mới phát huy uy lực lớn mạnh hơn nữa.
Chú thích:
(1) Trích từ các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286894
Ngày đăng: 04-05-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.