Tâm công lợi nguy hại vô cùng
Tác giả: Tiệm Bạch
[ChanhKien.org]
Trong phần “Phật và Đạo” của quyển “Chuyển Pháp Luân (Quyển 2)”, Sư phụ giảng rằng:
“Đạo giảng Thanh Tu, vậy nên nó hoàn toàn không có nguyện vọng phổ độ chúng sinh. Sau khi tu thành thì chính là du Thần tản Tiên. Thiên thượng cũng có non nước, họ ở trên thiên thượng là ngụ ở những núi ấy. Thực ra Đạo giáo xuất hiện cũng là do chủng tâm chấp trước ấy của người thường tạo thành. Người ta rất muốn tạo những khối quyền lực, lập ra những nhóm người, người ta có cái loại tâm công lợi ấy; nên rất dễ làm ra những thứ đó”.
“Thực ra Đạo giáo là không tồn tại. Họ dạy đồ đệ là tu đơn độc. Tuy lập ra Đạo giáo với rất nhiều đệ tử, cũng đều không được chân truyền. Thấy đệ tử nào tốt, họ tìm lấy một [vị] để chân truyền; không có đồ đệ tốt thì họ tự do tự tại, muốn làm gì thì làm. Vì họ đắc Đạo rồi nên chính là đại tự tại”. (“Phật và Đạo”, Chuyển Pháp Luân quyển 2)
Tôi đã chú ý đến việc tu bỏ “tâm công lợi” này trong thời gian tu luyện chính thường của mình trước năm 1999, bởi vì vào thời điểm đó, vì để hồng Pháp và chứng thực Đại Pháp, tôi luôn phải điều chỉnh tâm thái của mình, làm các việc xuất phát từ tâm từ bi mà không phải là để làm thỏa mãn và thổi phồng cái tâm công lợi của mình. Lúc đó, tôi hiểu rõ rằng những gì Sư phụ vô tình đề cập đến thường là chìa khóa để đề cao trong tu luyện.
Trong kinh văn “Lý Tính” đăng ngày 9 tháng 8 năm 2000 có đề cập rằng “dùng lòng từ bi để hồng pháp và cứu độ thế nhân”. (Tinh Tấn Yếu Chỉ II – Lý Tính)
Điều đáng mừng là khi bạn làm các việc với tâm thái không có cái tâm công lợi thì tâm của bạn rất thuần tịnh, luôn luôn có thể cảm nhận được điều gì đó giống như lòng từ bi, nhưng lại không phân biệt được rõ, lo sợ rằng cái tình của con người đang khởi tác dụng, mà không cân nhắc thử xem liệu có phải vấn đề tâm từ bi hay không. Chỉ là tôi luôn hỏi trong tâm, tại sao chúng ta là nhóm người đầu tiên đắc Pháp? Tại sao chúng ta lại đồng tại cùng thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ?
Nằm trong số những người đầu tiên đắc Pháp có nghĩa là việc bạn đắc Pháp sẽ khiến cho nhiều người đắc Pháp hơn, nếu không thì sẽ không bao giờ xứng đáng đắc Pháp trước, nghĩa là phải làm được “vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” thì mới xứng được đắc Pháp trước.
Tại sao bạn lại đồng tại cùng thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ? Thật là tuyệt vời khi được đồng tại cùng thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ. Nó có nghĩa là vứt bỏ mọi suy nghĩ của người thường và không để bản thân chết trong bất kỳ quan niệm người thường nào. (Lý giải của tôi ở một góc độ nào đó, thì việc bị một niệm của người thường ràng buộc là tương đương với việc Thần chết ở nơi đây, bản thân mình thực sự – Thần – chết ở trong con người rồi. Vừa đau buồn vừa nhục nhã. Buồn vì mình mất hết tất cả mọi thứ của Thần và mê trong con người! Nhục nhã vì sứ mệnh trên vai bị bỏ dở giữa chừng!)
Hãy nhìn những người tu hành “chết” vì cái tâm công lợi khắp nơi. Tâm công lợi khiến mỗi một niệm của bản thân đều trở thành suy nghĩ của một thương nhân, “khẩu thiện tâm ma”, tỏ ra thiện và vị tha nhưng thực chất lại tính toán lợi ích cho bản thân.
Những người bước sang phía phản diện phần lớn là những người không buông bỏ cái tâm này, ngược lại, họ oán Sư phụ oán giận Pháp, coi việc tu hành như một công việc kinh doanh! Những kẻ hùa theo cũng là do chưa trừ sạch cái tâm này, không đặt việc cứu độ chúng sinh lên hàng đầu, mặc cho trí huệ và sinh mệnh của mình bị tình cảm con người bóp nghẹt và vứt bỏ chân mệnh của mình!
Ngày đăng: 25-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.