Tu bỏ kiêu ngạo, tu xuất cung kính



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Liên

[ChanhKien.org]

Đã rất nhiều năm rồi, tôi cảm giác trạng thái tu luyện của bản thân cứ ở mãi trong một tầng thứ, không có đột phá mới. Có lúc cùng chồng là đồng tu giao lưu: Lúc đầu chúng ta là vì tìm kiếm một con đường tu luyện nên đã đọc rất nhiều sách liên quan tới phương diện tu luyện, cuối cùng tìm được Đại Pháp, hơn nữa mục đích lúc bước vào Đại Pháp cũng rất chính xác rõ ràng, chính là vì tu luyện, không hề có suy nghĩ nào khác. Sau khi cuộc bức hại xảy ra, dù nhiều lần trải qua ma nạn và khảo nghiệm, nhưng tâm kiên định chưa từng thay đổi, thế mà vì sao đi tới hôm nay, càng tu càng lười biếng chểnh mảng, tâm tính cũng trì trệ không tiến lên nữa vậy?

Cuối cùng có một hôm, tôi nhận thức được nguyên nhân khiến tu luyện đi tới hôm nay biến thành trì trệ là do sâu trong tâm của chúng tôi trước nay chưa từng thực sự phát ra một niệm như thế này: chính là chúng tôi cần vô điều kiện, trăm phần trăm đồng hóa với Đại Pháp.

Bởi vì đối với một sinh mệnh mà nói, suy nghĩ muốn tu luyện mà tiến vào Đại Pháp và phát nguyện muốn vô điều kiện đồng hóa với Đại Pháp, cơ bản là hai việc khác nhau. Suy nghĩ muốn tu luyện, nghĩ muốn nhảy thoát khỏi tầng thứ người thường này, thì đó chỉ là một nguyện vọng cá nhân, từ người thường mà nói thì cũng tương đối siêu thoát người thường rồi, ban đầu chúng tôi bước vào Đại Pháp cũng là vì Đại Pháp phù hợp với nguyện vọng này của chúng tôi, từ việc phù hợp với cách nghĩ của bản thân mà bước vào, về lý tính có thể nhận thức Đại Pháp là gì, Sư phụ là ai, rốt cuộc nên dùng tâm thái như thế nào đối đãi với Sư phụ, với Đại Pháp, lại còn tu luyện cá nhân, đó là điều một đệ tử chân tu Đại Pháp cần phải minh xác, cũng là một vấn đề vô cùng trọng yếu và nghiêm túc.

Khi đang dần dần ngộ ra điều đó, tôi không khỏi nghĩ đến một vị đồng tu đã từng tặng tôi một bộ Pháp tượng của Sư tôn, vì nơi ở trước đây không thích hợp để treo nên tôi đã tìm chỗ để cất đi, giữ chúng ở đó trong vài năm. Hiện tại, tôi đã dọn sang nhà mới rồi, đã sắp xếp một gian phòng nhỏ dành cho Sư phụ và kinh sách Đại Pháp, cũng muốn nhờ đồng tu chồng thỉnh bộ Pháp tượng về.

Đồng tu chồng thỉnh Pháp tượng về rồi, tôi nhìn thấy Pháp tượng của Sư phụ cuộn lại ở đó, trên mặt phủ một lớp dày bụi bặm màu đen, tôi mở ra, nhìn thấy phần viền của Pháp tượng, chính là những chỗ trước đó đồng tu dùng keo dính dán lên tường đều biến thành màu đen rất dơ, viền của Pháp tượng đều bị hỏng hết cả rồi.

Tôi quá đau lòng, vội vàng lau sạch bụi phủ bên trên, việc này cũng đơn giản thôi, nhưng những chỗ đã dính keo dán bị biến chất thì dù lau thế nào cũng không sạch, một lớp keo dày lại còn dính bụi bẩn dày cộm, dùng xăng pha sơn hay các loại dung môi khác đều không được. Làm sao đây, tôi cảm giác những thứ dơ bẩn ngoan cố này giống những thứ ngoan cố đen bẩn bại hoại mấy năm qua tích lũy trong tư tưởng của tôi vậy.

Năm đó, chỉ có khoảng mươi bộ Pháp tượng và đồ hình Pháp Luân như vậy tại địa phương. Sau khi chúng tôi bị bắt cóc tuyên án, các thứ đều bị cướp đi hết, khi quay về, đồng tu đã đem bộ Pháp tượng và đồ hình Pháp Luân quý giá này tặng cho chúng tôi, biết bao là tín nhiệm, vậy mà hiện nay tôi lại bảo quản Pháp tượng của Sư phụ thành dạng như thế này, lúc này tâm tình của tôi thật không lời biểu đạt.

Lúc này, trong đầu có một âm thanh đang hỏi: “Cô có là đệ tử của Sư phụ không? Mấy năm nay cô đã làm gì đây? Làm sao cô có thể bảo quản Pháp tượng của Sư phụ thành như thế này?” Đúng vậy, là đệ tử của Sư phụ, mấy năm nay tôi đang làm gì vậy? Đây cũng chỉ là một biểu hiện cho trạng thái tu luyện hiện tại của tôi! Phải, mấy năm trước công việc và điều kiện sống khá gian nan, nhưng mà bất luận là gian nan như thế nào, nếu như thật sự làm một đệ tử Đại Pháp đặt Sư phụ và Đại Pháp vào vị trí thứ nhất, thì sao có thể khiến Pháp tượng của Sư phụ phủ bụi như thế này chứ?

Tôi nhốt mình trong một gian phòng nhỏ, quỳ gối trước Pháp tượng của Sư phụ, rơi nước mắt hối hận, tôi xin lỗi Sư phụ vì đã không bảo quản tốt Pháp tượng của Ngài, rằng tôi nhất sẽ thanh lý can tịnh Pháp tượng của Ngài, xin Sư phụ cấp cho đệ tử một cơ hội, bất luận khó khăn thế nào thì tôi cũng nghĩ biện pháp để thanh lý sạch sẽ những chỗ bụi bẩn này.

Sau khi thử tới thử lui, tôi phát hiện dùng lưỡi dao rọc giấy cạo từng chút từng chút mới được, tuy rằng mất công nhưng cuối cùng thì đã có hy vọng làm sạch được rồi. Tôi quỳ ở đó, nhẹ nhàng cẩn trọng cạo đi keo bẩn, dành trọn bốn giờ thì chỗ dơ bẩn ở phần viền của bốn bức tranh Pháp tượng đã được loại bỏ hoàn toàn, chỗ rìa cũng được sửa lại. Trong suốt bốn giờ này, tôi khóc không ngừng, nước mắt giống như châu sa không ngừng trên Pháp tượng của Sư phụ, tôi cứ lau rồi lại lau. Tư tưởng của tôi cũng không ngừng lại, trong cả quá trình thanh tẩy, toàn bộ tâm thân của tôi cũng lần nữa được thanh tẩy lại mới, tôi hiểu rằng Sư phụ từ bi đã gia trì chính niệm cho tôi, lần nữa khơi dậy cái tâm tôn trọng và kính ngưỡng vô biên đối với Sư phụ và Đại Pháp, chủ nguyên thần của tôi như bừng tỉnh.

Tôi đã hiểu rõ rằng tôi là đệ tử của Phật chủ. Đệ tử là gì? Cần phải làm như thế nào? Đó nhất định là những người tu luyện chân chính nghe theo lời Sư phụ, nghĩ những gì Sư phụ nghĩ, làm điều Sư phụ muốn làm, lúc nào cũng đặt Sư phụ và Pháp vào vị trí thứ nhất, thay vì thường xuyên đặt nhu cầu và suy nghĩ của bản thân ở vị trí thứ nhất, thậm chí còn bị dẫn động bởi dục vọng không buông bỏ được của bản thân, trầm mê trong cuộc sống người thường.

Tôi đã hiểu rõ rằng tôi là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp lúc còn trên thiên thượng đã bất chấp nguy cơ một đi không trở lại, nghiêm túc phát thệ nguyện theo Sáng Thế Chủ hạ thế Chính Pháp cứu người, xoay chuyển trăm ngàn năm, cuối cùng có may mắn nhập thế đắc Pháp đến nay, sao có thể không trân quý cơ duyên vạn cổ cuối cùng này?

Tôi đã hiểu rõ rằng những ma nạn bản thân gặp phải mấy năm này đều là vì không nghe lời Sư phụ, không dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân, không làm được việc tận lực từ bỏ chấp trước của chính mình, không chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp một cách vô điều kiện để làm các việc mà tạo thành.

Đào sâu hơn nữa, điều thực sự không buông bỏ và quy chính chính là sự kiêu ngạo, phóng túng và tự đại trong xương cốt của sinh mệnh.

Vậy mới nói, tôi đã hiểu rằng, giữa suy nghĩ muốn tu luyện và quyết tâm triệt để đồng hóa với Đại Pháp là sự khác biệt về bản chất. Nếu không minh bạch lý này, không ở điểm mấu chốt này mà tận hạ quyết tâm, thì không cách nào trừ bỏ đi chấp trước căn bản của bản thân, cũng không cách nào thực sự đồng hóa Đại Pháp, đề cao lên trên hướng về viên mãn.

Sư phụ yêu cầu chúng ta chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm, những kẻ tự coi là sinh mệnh không thuận theo yêu cầu của Đại Pháp ấy lại còn nói: “Tôi làm thế này cũng là viên dung Pháp”; con người toàn thế giới đều là thân nhân của Sư phụ, đều cần cứu, những sinh mệnh chấp trước vào quan niệm cá nhân đó ôm giữ cái nhìn xoi mói nhưng lại nói: “Có một số người quá ác, không thể cứu!” Pháp yêu cầu những đệ tử Đại Pháp chúng ta cần trân quý duyên phận với nhau, cần hướng nội mà tìm, nhưng trong mâu thuẫn khi bị động tới cái tôi riêng tư thì từ đầu tới cuối vẫn không thể buông bỏ, ghi hận những chỗ không tốt của đồng tu, ghi hận những lỗi lầm của đồng tu, ghi hận các chủng loại tình tiết đồng tu làm “tổn thương” họ ra sao, không biết rằng tâm ghi hận vừa đúng lại là chướng ngại lớn nhất ngăn trở bản thân hồi thăng, cũng là trở ngại phối hợp chỉnh thể, là nhân tố trở ngại Chính Pháp của Sư phụ; năm bài công pháp cần hoàn thành trong một lần, những sinh mệnh lười biếng lại nói: hai ngày, ba ngày luyện hoàn chỉnh một lần cũng được rồi, dù gì thì cũng đã luyện rồi, trước sau không thể buông bỏ an nhàn cá nhân, sáng sớm không dậy nổi để luyện công. Việc giảng chân tướng cần làm đủ mười phần, những sinh mệnh đó láu cá nói rằng: “Không cần nghiêm khắc đến thế, tám phần cũng được!” Còn có lúc, biết rõ ràng rằng làm thế là sai, cũng biết rằng như vậy sẽ không có kết quả, nhưng vẫn không thể quyết đoán kịp thời, không hạ quyết tâm, vẫn còn phóng túng tự ngã và ma tính, ngây ngô dại dột thuận theo nước chảy bèo trôi…

Tôi cảm giác bản thân trong quá khứ, có lúc giống như một đứa trẻ ngỗ nghịch ham chơi, không biết không sợ, có lúc còn tự cho mình thông minh, không nghe lời cha mẹ, kết quả té dập đầu chảy máu, thương tích đầy mình, cuối cùng khổ sở bò dậy. Nhưng là Sư phụ thay tôi chịu nhận, đã phó xuất không biết bao nhiêu để tôi mới có thể quay lại được! Nếu dựa vào chính mình thì có quay lại được không?

Tôi lại nghĩ: Nhờ sự từ bi vô thượng của Sư phụ mà tôi đã vấp ngã lại có thể đứng dậy rồi, nếu như chấp trước quá nặng, tạo thành nghiệp lớn, thì liệu có thể đứng dậy được không? Tu luyện là việc vô cùng nghiêm túc, thời gian cấp bách, một khi qua đi sẽ không lại có bất kì cơ hội nào nữa đâu! Đối đãi như thế nào với sự từ bi cứu độ của Sư phụ; đối đãi thế nào với sứ mệnh của mình; đối đãi thế nào với hy vọng và ký thác của chúng sinh thế giới! Nước mắt của tôi cứ không ngừng chảy.

“Nghe theo lời Sư phụ”, là một câu nói xem chừng đơn giản, nhưng lại có vô hạn nội hàm bên trong. Đó cũng là sự khác biệt cơ bản giữa việc bạn đang làm điều bạn muốn hay bạn đang làm điều Sư phụ muốn. Nói trắng ra, chính là bạn đang chiểu theo tiêu chuẩn của bản thân mà tu hay là chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp mà tu. Có lúc những sinh mệnh đó còn che đậy mà nói: “Tôi là chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà tu”, nhưng mà chúng ngược lại là muốn bạn chiểu theo tiêu chuẩn mà chúng thể ngộ được trong Đại Pháp mà tu, chứ không trăm phần trăm chiểu theo tiêu chuẩn của những gì Đại Pháp nói mà tu. Biểu hiện ra chính là: Đại Pháp phù hợp với yêu cầu và cách nghĩ của bản thân thì mới nguyện ý đi làm, không phù hợp với chấp trước và cách nghĩ của bản thân, thì cho dù Pháp lý đã giảng rất rõ ràng rồi, cũng vẫn ôm giữ không buông hoặc cầm cự bất động, thậm chí tìm đủ các loại lý do để thoái thác, đây chính là chấp trước cơ bản không bỏ. Những lúc như vậy tuy rằng biểu hiện cũng đang học Pháp, nhưng từ căn bản vẫn bảo lưu “tư ngã” của cựu vũ trụ. Không thể xả tận cái tôi riêng cá nhân (tư ngã), vô điều kiện chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm, đó chính là ranh giới của việc có thể thật sự là một lạp tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp hay không. Vượt qua nó thì sẽ là một bước nhảy vọt về bản chất.

Tôi càng hiểu rõ hơn là: Sư phụ là Chủ tối cao của vũ trụ, là người Chính Pháp giải cứu vũ trụ lần này khỏi nguy hiểm; tất cả sinh mệnh cần lấy lòng cung kính vô hạn, ngũ thể đầu địa [1] thần phục, quỳ bái dưới chân Sư phụ, xả tận hết thảy tự ngã và kiêu ngạo…

Sau khi nội tâm của tôi khởi lên sự thành kính vô hạn đối với Sư phụ, đối với Đại Pháp, tôi phát hiện: trong thế giới tư tưởng của tôi, những thứ ma tính bình thường vẫn quấy nhiễu tôi, tâm lý than phiền, oán hận, coi thường người khác, bạo lực v.v… ngay trong nháy mắt đã không còn, chỉ cảm thấy được sự thanh tịnh và tường hòa vô tận; đồng thời, đối với vạn sự vạn vật trong vũ trụ, trên thế giới đều mang tâm tôn trọng (ngoại trừ những kẻ phá hoại Đại Pháp), bởi vì tôi biết rằng, đó là hóa thành của sự từ bi uy nghiêm của Sáng Thế Chủ, có lòng trân quý, thương tiếc đối với mỗi cành cây ngọn cỏ; với đồng tu (gồm cả những tiểu đệ tử trong nhà) cũng không dám có suy nghĩ coi thường hoặc tức giận nữa, bởi vì đều là đệ tử mà Sáng Thế Chủ đích thân tuyển chọn, đều là mang theo can đảm to lớn hạ thế trợ Sư Chính Pháp, đều là một tay Sư phụ vớt lên từ địa ngục, không có ai cao ai thấp, khinh thường đồng tu là vì nghi ngờ sự lựa chọn của Sư phụ, đó cũng là bất kính với Sư phụ; tổn hại đồng tu cũng là tổn hại Sư phụ, bởi vì sau lưng mỗi đồng tu đều có phó xuất và tâm huyết vô hạn của Sư phụ; cũng vậy, nóng giận xung đột với đồng tu cũng chính là xung đột với Sư phụ, bởi vì mỗi một đồng tu đều được Pháp thân của Sư phụ bảo hộ. Đặc điểm của các sinh mệnh là không giống nhau, nên tôn trọng và trân quý lẫn nhau, nếu có vấn đề cũng cần thiện ý đi viên dung, giải quyết; đối với người và việc xung quanh không nên lại phàn nàn, vì đó đều là dung hòa trong sự dày công an bài của Sư phụ, là vì sự đề cao, viên mãn hồi quy của đệ tử mà làm, hướng nội tu tâm là căn bản, phàn nàn khổ nạn cũng giống như phàn nàn Sư phụ sao lại an bài như thế; không nên lại có tâm phân biệt chúng sinh, bởi vì tất cả đều từng là người thân của Sư phụ, đều là các sinh mệnh do Sáng Thế Chủ và Đại Pháp vũ trụ tạo ra, cũng là những sinh mệnh mà Sư phụ muốn cứu độ…

Sau khi một loạt các Pháp lý này xuất hiện trong tư tưởng của tôi, tôi bị chấn động sâu sắc, mấy ngày đó, tôi vẫn liên tục rơi lệ, tôi đã hiểu rõ vị trí của Sư phụ, Đại Pháp, vũ trụ và bản thân, các chủng tự ngã và kiêu ngạo của sinh mệnh trong cựu vũ trụ trong phút chốc sụp đổ tan tành. Trước mặt của Sáng Thế Chủ vĩ đại, những sinh mệnh nhỏ bé không thể nhỏ bé hơn chỉ có thể lấy lòng sùng bái và tôn kính vô hạn để cảm ân sinh thành và cứu độ của Sáng Thế Chủ; hạ mình khiêm tốn như bụi đất mà ngưỡng vọng uy đức của Sáng Thế Chủ, cảm ân hết thảy những thống khổ, những buồn vui được ban cho, hết thảy đều là vì bạn cần đồng hóa Đại Pháp.

Lòng cung kính từ đâu mà đến? Quỳ bái Sư phụ, không chỉ đơn thuần là từ bề mặt thân thể mà thôi, cần phải nhìn vào tâm của bạn, xem có phải đã thật sự buông bỏ hết thảy kiêu ngạo và tự ngã mà thành kính quỳ trước mặt Sư phụ hay không. Từ đó phát tâm dũng mãnh to lớn, nguyện vì Sư phụ và Chính Pháp mà xả tận hết thảy, từ gốc rễ sẵn lòng cải biến hết thảy những thứ không muốn cải biến của bản thân, không viện cớ bào chữa cho bất kỳ sự ích kỷ không dựa trên Pháp, thành thật, thiết thực chiểu theo yêu cầu của Sư phụ và Pháp mà làm, mà tu, đồng hóa vô điều kiện.

Nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Chú thích:

[1] Ngũ thể đầu địa: Nghi thức bái lạy mà đầu, hai tay và hai chân đều gieo sát đất, thể hiện lòng thành kính cao nhất.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/271525



Ngày đăng: 06-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.