[Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net] Tu luyện trong gia đình và trong công việc giảng dạy



Tác giả: Bách Hợp, đệ tử Đại Pháp tại Canada

[ChanhKien.org]

Khi nhận được thông tri viết bài giao lưu cho Pháp hội sắp tới, suy nghĩ đầu tiên của tôi là sẽ viết bài, vì đó là một phần trong tu luyện của tôi và cũng là chứng thực Pháp. Trong một khoảng thời gian dài, tôi luôn cảm thấy mình đắc Pháp muộn, tu luyện không tốt và lo sợ bản thân mắc sai lầm. Sau này tôi nhận ra tất cả điều đó đều là do quan niệm hậu thiên tạo ra. Sư phụ giảng:

“Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử.” (Bài giảng thứ ba – Chuyển Pháp Luân)

“Chư vị chỉ cần tự mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự việc chân thực là do sư phụ làm giúp.” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ còn giảng:

“Hôm qua phóng viên hỏi tôi: rằng sự việc gì [khiến] ông cảm thấy vui mừng nhất trong cuộc đời, đương nhiên cả cuộc đời tôi là làm sự việc này, đối với những thứ của người thường tôi nói rằng tôi không thấy có gì vui mừng nhất cả, khi tôi nghe hoặc xem học viên nói về tâm đắc thể hội tôi thấy yên lòng nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999])

Tôi nhận ra Sư phụ đang điểm hóa mình viết bài chia sẻ và chứng thực Pháp. Tôi vô cùng xúc động, Sư phụ ở bên cạnh tôi, Sư phụ biết tôi nghĩ gì và Ngài đã dùng phương thức này để động viên tôi. Tôi đã xin Sư phụ gia trì để tôi viết bài chia sẻ.

Chúng ta thời thời khắc khắc đều đang trong tu luyện. Những sự việc chúng ta gặp phải, dù đó là việc lớn hay việc nhỏ, đều là tu luyện. Có những lúc chúng ta cảm thấy tu luyện đề cao lên chậm, ngộ Đạo chậm, chưa tìm ra chấp trước căn bản của bản thân, nên cầu xin Sư phụ điểm hóa bởi vì Sư phụ thời thời khắc khắc luôn ở bên trông nom các đệ tử.

Loại bỏ tính nóng vội

Gần đây, con tôi rất biếng ăn nên không thích những món tôi nấu. Bọn trẻ luôn hỏi xem tôi có dùng loại nguyên liệu nào đó hay tôi có làm theo đúng chỉ dẫn trong sách nấu ăn hay không. Tôi không nhận ra đó là để tôi trừ bỏ tâm nóng vội, tính áp đặt và không muốn bị người khác chỉ trích. Tôi gắt lên: “Cứ ăn đi! Sao các con kén chọn thế? Các con thật hư quá”. Càng nói tôi càng giận, càng nghĩ lại càng cáu. May mắn thay, sau đó tôi nhận ra chính là mình đã sai. Tại sao tôi lại lớn tiếng với các con mà không nói chuyện với chúng một cách hòa ái? Trong khảo nghiệm, tôi đã quên mất mình là một người tu luyện và lũ trẻ đang giúp tôi trừ bỏ ma tính. Sư phụ giảng:

“Tất nhiên, những khó khăn và mâu thuẫn sẽ không được báo trước cho chư vị; [nếu] nói cho chư vị biết hết, thì chư vị còn tu gì nữa? Chúng sẽ không có tác dụng. Thông thường chúng đột nhiên xuất hiện, [như thế] mới có thể khảo nghiệm tâm tính con người, mới có thể làm cho tâm tính con người thật sự đề cao lên, coi xem có thể giữ vững tâm tính hay không, vậy mới có thể xem rõ được; do đó những mâu thuẫn xảy đến không hề tồn tại ngẫu nhiên. ” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đọc lại đoạn Pháp này, tôi đột nhiên ngộ ra và loại bỏ những tâm bất hảo này.

Cải biến quan niệm người thường

Từ lâu chồng tôi đã muốn chuyển đến một nơi ở mới, nhưng tôi không đồng ý vì tôi sợ mất đi môi trường học Pháp chung nơi sở tại. Điều này khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Sư phụ dạy chúng ta tu luyện thành một sinh mệnh vị tha. Vì sao tôi lại coi những thứ của bản thân quan trọng đến thế? Nếu như trong đời của chồng tôi có an bài như vậy, thì sao tôi lại ngăn cản anh ấy? Chồng tôi đã làm việc vất vả hơn mười năm nay, anh ấy xứng đáng sống cuộc sống mà anh mong muốn. Sau đó tâm tôi trở nên nhẹ nhàng, tôi nói với chồng: “Anh hãy làm những gì anh muốn”.

Nhờ sự thay đổi tích cực của tôi, con trai lớn của tôi đã có thể hoà thuận với cha nó. Hơn nữa, cháu còn chủ động trò chuyện với chúng tôi và phụ giúp công việc nhà. Nhìn lại quãng thời gian sáu năm qua, sự vị tư ích kỷ của tôi khiến gia đình khó xử. Chồng tôi hỏi: “Điều gì đã khiến em thay đổi vậy?” Vì tôi đã đối xử đặc biệt tốt với anh, anh thấy thật khó tin trước sự thay đổi tích cực của tôi.

Trước đây tôi luôn có suy nghĩ rằng các con tôi bước vào học Pháp muộn hơn những người khác. Sau đó tôi nhận ra quan niệm này không đúng. Tôi chia sẻ vấn đề này với các con để chúng cũng cải biến quan niệm ấy. Tôi bảo chúng: “Tuy rằng các con bắt đầu học Pháp hơi muộn một chút, nhưng đừng sốt ruột. Các con chỉ cần chuyên tâm học Pháp và nghiêm túc đối đãi mọi việc”. Trước đây tôi từng cho rằng miễn là các con tôi học Pháp thì mọi việc sẽ được giải quyết suôn sẻ. Tôi đã sai khi xem Đại Pháp như chiếc ô bảo hộ. Sư phụ giảng:

“Có người trong tay cầm cuốn sách của tôi, trên đường phố lớn vừa đi vừa hét to lên rằng: ‘Có Lý Sư phụ bảo hộ thì không sợ xe hơi đâm’” (Bài giảng thứ ba – Chuyển Pháp Luân)

Vậy nên, chúng tôi cần phải chính lại bản thân mình dựa trên Pháp.

Sư phụ cho tôi cơ hội trau dồi chuyên môn

Tôi đã từng theo học thanh nhạc và vũ đạo, nhưng sau khi định cư ở nước ngoài, việc thực hành chuyên ngành này đã bị ngưng lại. Thay vào đó, tôi đăng ký khoá học sư phạm mầm non một năm. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm giáo viên mầm non. Một đồng nghiệp nghe thấy tiếng hát của tôi và gợi ý tôi nên tham gia vào dàn đồng ca địa phương. Nhưng tôi đã không làm theo lời khuyên ấy. Sau đó, tôi đi dạy học tại một trường mầm non trong ba năm. Sau khi sinh bé thứ hai, tôi mở một trường mầm non tại nhà. Do đó tôi có thể dạy bọn trẻ hát và chơi piano. Năm 2020, tôi được biết rằng có một đồng tu đã hướng dẫn một số tiểu đồng tu học Pháp sau khi virus corona bùng phát và họ cũng có dự định học hát. Vì có chuyên môn về thanh nhạc nên tôi cảm thấy rất vui khi nhận công việc giảng dạy này.

Thật bất ngờ, đêm hôm đó tôi có một giấc mơ. Trong mơ, tôi nhìn thấy một nhóm trẻ em cùng với ba người lớn đều mặc váy trắng. Tôi có thể nhìn thấy nội y của mình. Ngày hôm sau, tôi nói với bạn đồng tu rằng tôi không thể đảm nhận việc dạy hát cho bọn trẻ. Tôi có một giấc mơ xấu vì trong mơ tôi nhìn thấy nội y của mình, điều đó có lẽ cho thấy rằng tôi vẫn còn tâm sắc dục. Tuy nhiên ngay khi đồng tu này nghe thấy thế, cô liền nói với tôi: “Ba người lớn trong mơ là ý chỉ ba người chúng ta dạy học cho bọn trẻ. Những thiên thần nhỏ đại diện cho những tiểu đệ tử. Bạn có thể nhìn thấy nội y của mình nghĩa là bạn có thể hướng nội. Bạn đang làm đúng đấy”.

Gần đây, tôi tình cờ gặp một bạn đồng tu khi đang mua sắm. Cô ấy hào hứng kể với tôi rằng cô đã có một giấc mơ, trong mơ cô thấy Sư phụ đang trao một bằng khen danh dự cho tôi. Cô ngộ ra Sư phụ hài lòng với việc tôi dạy hát cho các tiểu đồng tu.

Loại bỏ tâm oán hận và thực hành sự từ bi

Hồi tôi dạy ở trường mẫu giáo, có một cô bé không chịu ngủ trưa mà cứ nghịch tấm ga trải giường. Tôi càng thấy khó chịu thì cô bé lại càng không muốn ngủ. Kết quả là, thay vì hướng nội thì tôi đã dùng giọng điệu đe doạ cô bé. Vấn đề này cứ kéo dài trong nửa năm.

May mắn là trong quá trình học Pháp, tôi đã nhận ra khi tôi mất bình tĩnh với cô bé, tôi đã hoàn toàn không có sự bao dung chứ đừng nói đến việc thực hành lòng từ bi. Mỗi khi có tiểu đồng tu nào học Pháp không nghiêm túc, tâm oán trách của tôi lại nổi lên và tôi ra lệnh bé phải học Pháp nghiêm túc ngay lập tức. Tôi giải thích một cách nóng nảy mỗi khi các bé gặp phải những chữ cái mà chúng không biết. Kỳ thực đó đều là những cơ hội để tôi đề cao tâm tính, nhưng tôi đã không xem mình là một người tu luyện, tôi cứ mãi nhìn vào khuyết điểm của người khác.

Có lần, khi tôi đang cao giọng với một em nhỏ vì không thể nhớ các con chữ thì một bé khác nhắn tin cho tôi: “Xin cô đừng hét vào micro nữa ạ”. Tôi biết rằng tôi đã sai nên tôi đi sang một phòng khác để tĩnh tâm xuống. Tại sao tôi lại nóng tính như vậy nhỉ? Là vì tôi muốn loại bỏ mọi can nhiễu đối với bọn trẻ khi học Pháp. Sau đó tôi nhẹ nhàng nói chuyện với cậu bé ấy và em đã cảm thấy thoải mái hơn. Một lúc sau, cậu bé ấy bị đau bụng, nhưng em không đi vệ sinh vì sợ bỏ lỡ phần học thuộc Pháp, vậy nên em đã cố gắng chịu đựng. Trong khi đó, tôi phát chính niệm hỗ trợ em thanh trừ những nhân tố can nhiễu. Kết quả là sau khi học Pháp xong em ấy không còn đau bụng nữa.

Sự kỳ diệu của Đại Pháp

Trong đại dịch Covid 19, một tiểu đồng tu bị nghiện game. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã cùng các tiểu đồng tu học Pháp:

“Hỏi: Trạng thái tu luyện lúc tốt lúc xấu, có lúc chấp trước những gì mình thích, xem máy tính, đánh game, chơi điện thoại, và tu luyện bị nhãng đi. Làm sao có thể khống chế bản thân, bảo trì tinh tấn?

Sư phụ: Người ta nói [đó là] ‘trúng độc’; tôi bảo mọi người tại sao gọi là ‘trúng độc’. Theo y học người ta nhìn nhận rằng thần kinh gây nghiện bị kích thích rồi, khi rất phát triển thì là trúng độc; kỳ thực không phải. [Vậy] là gì? Trong thân thể chư vị, qua thời gian lâu, tích lũy một ‘chư vị’ mà trông giống hệt cùng dạng với chư vị, nhưng mà là do thứ kia cấu thành, [nó] khống chế chư vị. Bởi vì nó là hình tượng chư vị do chấp trước rất mạnh mẽ cấu thành, cho nên nó có thể khống chế tâm chư vị mạnh như vậy, vì nó là do cái tâm rất mạnh hình thành. Ngay cả hút hít ma túy cũng thế. Mà dùng ma túy có người nói không sao, rằng ‘Tôi hút hít vài cái chả sao cả’. Đúng, cảm thấy vẫn tốt mà, [nhưng] hút lần nữa? Không sao, lại lần nữa? Vậy xong rồi, khống chế không nổi nữa. Tại sao? Vật chất ấy sau khi hút vào bèn hình thành trong thân thể chư vị một cái ‘chư vị’ mong manh mờ nhạt; một lần là có thể [hình thành], vì độc tính của nó lớn; đến khi hút lại lần thứ hai, thì cái ‘chư vị’ mỏng mờ rất nhàn nhạt ấy trở thành đậm hơn một chút; lại hút nữa thì nó đậm hơn, càng hút càng đậm đặc, nó sẽ càng cường tráng. Ngay cả toàn bộ kết cấu thân thể chư vị thì nó cũng có, cả tư duy thì nó cũng có; đã hoàn toàn là một ‘chư vị ma tính’ từ chất độc kia cấu thành. Tất nhiên nó không biết làm gì khác, nó chỉ nhất định đòi hút hít ma túy thôi. Không có, không hút thì không được. Tại sao? Vì nó đã sống rồi. Sau khi sống thì sao? Mọi người biết đó, chư vị mà không hút [tiếp], thì [vì] thân thể chư vị là [tiếp tục] tân trần đại tạ, nó cũng sẽ ngày càng nhạt đi, mờ nhạt dần đi, nó sẽ chết. Nó không muốn chết, cho nên nó đòi chư vị nhất định phải hút, để nó mạnh khỏe hơn. Chơi máy tính, đánh game ấy, cũng khởi tác dụng đồng dạng, cùng một đạo lý. ‘Ngươi cai bỏ đi, ngươi cai bỏ đi để ta chết à? Không được, ta nhất định cứ khiến ngươi xem. Không xem? [Thì] không cho ngươi làm việc, không để ngươi học tập, chính là khiến tư tưởng của ngươi muốn chơi nó; [ngươi] không xem thì ta khiến ngươi chơi cả trong mơ’.

Con người ấy, tôi vẫn luôn nghĩ rằng, con người rất dễ bị các thứ ngoại lai khống chế. Thân xác thịt của người, nó chỉ là bộ y bát do ngũ cốc lương thực, cha mẹ ban cho. Ăn ngũ cốc lương thực để nó lớn lên, yếu đuối lắm thay, ai cũng có thể khống chế nó. Những thứ hình thành trong không gian khác đều có linh tính, tuy là linh [tầng thứ] thấp, nhưng cũng có thể khống chế, bởi vì thân thể người là yếu đuối.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Các tiểu đồng tu cũng phát chính niệm hàng ngày để thanh trừ con ma game trong trường không gian của cậu bé. Hiển nhiên, việc la hét, mất bình tĩnh và ném chuột là biểu hiện ma tính của con người. Hơn nữa, cậu bé cũng không thể ngồi yên và tập trung khi học Pháp. Tôi đã nói chuyện với em vài lần, nhưng em không nghe.

Cùng với sự giúp đỡ của các đồng tu, tôi đã được chứng kiến sự kỳ diệu của Đại Pháp. Nhờ chúng tôi kiên trì cùng nhau học Pháp và phát chính niệm, chỉ sau một tuần cậu bé đã thoát khỏi việc nghiện chơi game. Hiện tại, em tham gia luyện công buổi sáng và học Pháp nhóm trực tuyến hàng ngày rất đúng giờ. Em cũng đạt được kết quả học tập tốt ở trường. Hơn nữa, em còn sẵn sàng làm việc nhà và nhẫn chịu khổ. Một lần nọ, khi luyện bài công pháp số hai, tay của em đau nhưng em đã không hạ tay xuống. Em chỉ thầm niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và đã hoàn thành hết bài công pháp số hai trong 30 phút.

Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, xin hãy chỉ chính.

Dịch từ:
https://www.zhengjian.org/node/267074
http://www.pureinsight.org/node/7722



Ngày đăng: 06-04-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.