Thiển ngộ về tâm tật đố



Tác giả: Cập Quán

[ChanhKien.org]

Gần đây trong lúc học Pháp nhóm, khi đọc đến mục “Tâm tật đố” (Chuyển Pháp Luân), tôi bỗng nhiên nghĩ đến một vấn đề mà bản thân trước giờ cứ mãi không minh bạch, vì sao Sư tôn lại nói:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược” (Chuyển Pháp Luân)

Vậy nội hàm của tâm tật đố là thế nào? Sư tôn từ bi ngay lập tức đã khai sáng cho tôi.

Tâm tật đố là biểu hiện của việc không tín Sư

Sư tôn nói:

“Chư vị thấy rằng mình làm gì cũng được, [nhưng] mệnh của chư vị không có [nó]; anh ta làm gì cũng không nên, [nhưng] mệnh của anh ta có [nó], nên anh ta sẽ làm lãnh đạo.” (Chuyển Pháp Luân).

Với người thường mà nói, tâm tật đố biểu hiện ra là không tin vào số mệnh, muốn chối bỏ sự an bài của Thần. Sư tôn huấn thị:

“… những người tu luyện chúng ta giảng ‘tùy kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.”

“.. Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được.” (Chuyển Pháp Luân).

Đối với đệ tử Đại Pháp mà nói, tâm tật đố chính là biểu hiện của việc không tín Sư, một đệ tử mà không tin Sư phụ có thể tu thành sao?

Tâm tật đố là biểu hiện của không tín Pháp

Sư tôn đã giảng:

“Tu thành được hay không là tùy vào cái tâm này mà tu, đều như nhau, kém một chút là không được.” (Chuyển Pháp Luân).

Một số học viên đang ở trong trạng thái tiệm ngộ, khi có nhìn nhận mới về một vài vấn đề nào đó, thì có đồng tu lập tức tỏ thái độ không thèm để ý, không “dĩ Pháp vi Sư”, mà lại tìm trong Pháp những Pháp lý để phê phán đồng tu, nhắm thẳng vào đó mà phê phán. Trên thực tế, chúng ta chỉ cần “dĩ Pháp vi Sư” thì sẽ không gặp phải can nhiễu, cũng sẽ không bị đi sai đường. Bất kể cách nghĩ của đồng tu ở trạng thái tiệm ngộ có chính xác không, thì các đồng tu chỉ nên coi đó là một ý kiến để giao lưu và tham khảo, nếu có cách nghĩ khác thì cần dùng thiện ý chia sẻ. Nếu không giữ vững “dĩ Pháp vi Sư” chẳng phải là biểu hiện của việc không tín Pháp sao? Tâm tật đố bản thân không dễ phát hiện ra

Tôi thường cho rằng tâm tật đố của mình rất nhẹ, thậm chí bản thân không có tâm tật đố. Khi học Pháp, đọc đến đoạn Sư phụ giảng:

“Cứ muốn rằng bình quân, [nhưng] trong đời của họ không có [thứ ấy], thì bình quân sao đây? [Người ta là] khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân).

Trong cuộc sống, tôi vẫn luôn tuân theo “mình có cái gì thì tận lực chia sẻ cho người khác”. Bỗng nhiên tôi cảm thấy, thật ra bên trong đó cũng tiềm ẩn tâm tật đố, là cũng hy vọng người khác cũng đối xử như vậy với mình. Nếu người khác không đối xử như vậy, bản thân liền có cảm giác mất mát, thậm chí đôi lúc tức giận bất bình, đây chẳng phải tâm tật đố sao? Tại nơi làm việc, bản thân cảm thấy rằng đệ tử Đại Pháp nên kiên trì chính nghĩa, không sợ những thứ tà môn oai đạo, thường xuyên nỗ lực vì lợi ích của đồng nghiệp và cấp dưới. Khi không đạt được điều đó, bản thân liền nổi cơn tam bành, căm phẫn bất bình và cảm thấy cấp trên có vấn đề. Thật ra hướng nội sâu suy nghĩ một chút, Sư tôn nói:

“mỗi người đều có vận mệnh của mình chứ”. (Chuyển Pháp Luân).

Tôi đã quá cố chấp và trong đó cũng ẩn giấu tâm tật đố.

Tâm tật đố chính là biểu hiện của sự không tín Sư, không tín Pháp, điều đó đáng sợ nhường nào. Sư tôn nói:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không.” (Chuyển Pháp Luân).

Là đệ tử Đại Pháp cần phải có một nền tảng tu luyện vững chắc, cảnh giác với tâm tật đố của bản thân, không thể kiến lập việc tu luyện của bản thân trên nền móng yếu nhược và không ổn định.

Trên đây là thiển ngộ của cá nhân, xin các đồng tu chỉ cho chỗ thiếu sót.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/137054



Ngày đăng: 04-03-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.