Sự khác biệt duy nhất giữa người thường và người tu luyện
Tác giả: Lục Văn
[ChanhKien.org]
1. Khác biệt cơ bản
Người thường và người tu luyện, trên bề mặt thì khác biệt không lớn, vậy khác biệt cơ bản giữa người tu luyện và người thường là gì?
Sư phụ giảng:
“Chỗ khác biệt ấy giữa người tu luyện và người thường, từ bề mặt nhìn không có khác biệt gì. [Tôi] không nói rằng đã tu Đại Pháp, thì hôm nay chư vị chính là như Thần rồi. Về hình dáng là không có thay đổi. Chư vị đi trên con đường [thành] Thần, thì thay đổi duy nhất chính là giữa chư vị và người thường là khác nhau về phương thức suy xét các vấn đề. Có những người mà về tu luyện xem ra rất tinh tấn, cũng đang học Pháp, cũng đang luyện công, nhưng, không hướng nội tìm, không hướng nội tìm ấy, mọi người nghĩ xem, đó chẳng phải chính là người thường mà”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Nhận thức hiện giờ của tôi là: Hàng ngày đều cầm Kinh sách để học Pháp, thức khuya dậy sớm để luyện công, đông qua hạ đến đều giảng chân tướng, tự xưng là đệ tử Đại Pháp, tự cho rằng bản thân tinh tấn thực tu, kì thực không hẳn như vậy. Đệ tử Đại Pháp là có tiêu chuẩn, chỉ khi làm được hướng nội tìm vô điều kiện, đó mới là đệ tử Đại Pháp.
Lý giải cá nhân: Tích cực bận rộn và tinh tấn thực tu, nhìn bằng mắt thường thì không có sự khác biệt, khác biệt chân chính là nằm ở nội tâm, liệu có hướng nội tìm hay không. Cũng chính là nói, làm việc không phải là tu luyện, bận rộn không phải là tinh tấn, tích cực không phải là thực tu. Biểu hiện của nhiệt tình, nỗ lực, phó xuất và chịu đựng, đều không phải là tu; không đùn đẩy khó khăn, không che giấu khuyết điểm, hướng nội tìm, tu bản thân, đó mới là tu. Sư phụ giảng:
“Có những người mà về tu luyện xem ra rất tinh tấn, cũng đang học Pháp, cũng đang luyện công, nhưng, không hướng nội tìm, không hướng nội tìm ấy, mọi người nghĩ xem, đó chẳng phải chính là người thường mà”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015).
“Kiến miếu bái Thần sự chân mang
Khởi tri hữu vi không nhất trường
Ngu mê vọng tưởng Tây thiên lộ
Hạt mô dạ tẩu lao nguyệt lượng”.Diễn nghĩa:
Lập dựng miếu cúng bái Thần, những việc quả là bận rộn
Nào biết được hữu vi cũng sẽ thành không cả (uổng công)
Mê muội mong cầu viển vông đường Tây thiên
[Cũng như] tù mù đi đêm mò vớt trăng đáy nước vậy. (Hữu Vi – Hồng Ngâm).
Là bận việc hay là tu tâm, nếu là bận việc, thì dù có làm nhiều bao nhiêu, chịu khổ lớn đến đâu, thì cũng có thể là: Người ta bận những việc của người thường, chỉ là bận rộn, vất vả nhưng không có công lao.
2. Hướng nội tìm và làm ba việc
Hướng nội tìm và làm ba việc, đều là những việc Sư phụ yêu cầu. Vậy thì, giữa hai việc đó có mối quan hệ như thế nào? Có thể lấy danh nghĩa làm ba việc, mà không hướng nội tìm ở bản thân thì có được không? Mối quan hệ giữa hai cái này không phải là mối quan hệ có thể thay thế hoặc lựa chọn một thứ, mà là trong hai cái không thể thiếu một。
Có người rất bận rộn, chạy ngược xuôi làm ba việc, một khi tức giận liền nổi trận lôi đình. Họ nghĩ rằng bản thân đang làm điều đúng đắn, tức giận một chút cũng không sao. Lấy danh nghĩa làm ba việc mà không hướng nội tìm, không phải là không sao, mà là một sai lầm hết sức to lớn. Mang theo ma tính, đó không phải tu luyện, giảng chân tướng không tốt, không thể cứu người.
“Thực ra, những quan mà chư vị vượt qua, chính là để trừ bỏ ma tính của chư vị! Nhưng chư vị hết lần này lần khác dùng các loại cớ hoặc dùng Đại Pháp để che đậy đi, tâm tính không đạt được đề cao, bỏ lỡ cơ hội hết lần này lần khác”. (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Nhận Thức Tiếp Nữa).
Việc hướng nội tìm của người tu luyện nên làm được ở khắp mọi nơi, xuyên qua từng thời từng khắc, trong mỗi sự việc. Tìm ở bản thân là việc vô điều kiện, là việc không cần có lý do, là việc không theo sở thích. Một chút trách móc, oán giận, tức khí, bất bình đều là hướng ngoại tìm, đều là làm qua loa lấy lệ, che đậy, phóng túng ma tính, đều là lừa gạt bản thân, từ chối việc đề cao, đi theo an bài của cựu thế lực.
Kì thực, trong khi làm ba việc, hướng nội tìm, tu tâm tính, trọng đức hạnh, đó mới là người tu luyện một cách vững chắc nhất, đề cao nhanh nhất. Trong khi làm ba việc mà không trọng đức, không giữ tâm tính, không hướng nội tìm, thì chính là người thường. Lấy cái cớ làm ba việc mà không hướng nội tìm, thì cũng là duy hộ ma tính, che đậy chấp trước, trường kỳ như vậy thì cực kỳ nguy hiểm.
3. Không hướng nội tìm thì cực kỳ nguy hiểm
Sư phụ giảng:
“Tu luyện chính là hướng nội mà tìm, dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình; tu chính là tu bỏ cái tâm con người. [Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles 2006).
Bởi vậy, không hướng nội tìm, thì nghĩa là chưa tu luyện.
Không hướng nội tìm, thì tâm tính sẽ ở nguyên vị trí ban đầu, sẽ không nhìn thấy được Pháp lý ở tầng cao hơn. Quá trình đó sẽ là: hướng nội tìm – Đề cao tâm tính – Nhìn thấy được Pháp lý tầng cao hơn, lại tiếp tục hướng nội tìm – Đề cao tâm tính – Nhìn thấy Pháp lý ở tầng cao hơn nữa.
Còn nữa, nếu không hướng nội tìm, tâm tính cứ ở nguyên chỗ cũ, không tích lũy đức, không bột đố gột nên hồ, công cũng không thể tự động tăng lên được.
Không hướng nội tìm, thì không đắc được Pháp; không hướng nội tìm thì tâm tính không đề cao; không hướng nội tìm thì không tăng công; không hướng nội tìm thì cực kỳ nguy hiểm.
Người trường kỳ liên tục chỉ có làm việc, không hướng nội tìm, không tu bản thân, thì chính là người thường. Có thể nếu không có sự bảo hộ của Pháp thân của Sư phụ, không có sự coi sóc của Thiên binh Thiên tướng, thì nghiệp lực, ma chướng và cựu thế lực sẽ rất dễ thừa cơ bức hại. Do đó không hướng nội tìm là rất nguy hiểm.
4. Kết luận
Chúng ta mỗi ngày đều cần làm rất nhiều việc, rất phức tạp, rất khổ cực và rất vất vả. Nhưng bất kể là bận rộn như thế nào, mỗi thời mỗi khắc đều không thể rời khỏi tu luyện, không thể rời khỏi việc hướng nội tìm, cần phải thường xuyên tự hỏi bản thân: Mình đã hướng nội tìm chưa? Mình đã tìm thấy được điều gì, mình đã sửa chữa được những gì, mình đã quy chính hay chưa? Giữ vững một niệm hướng nội tìm, đó mới là tu luyện.
“Chỉ có tu tốt bản thân, mới có thể hoàn thành tốt sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp”. (Lời chúc gửi Pháp hội Nam Mỹ)
Khi bận rộn trong thời gian dài, tinh thần căng thẳng và lo lắng, áp lực lớn, hiệu quả thấp; càng bận càng hỗn loạn, càng nóng vội lại càng cảm thấy lo lắng. Những điều đó đều là biểu hiện của trạng thái thấp kém, không phải là biểu hiện của tu luyện tốt. Nếu chúng ta hướng nội tìm và tu bản thân một cách chân chính, tâm sẽ ngày càng thanh tịnh, hiệu suất cũng ngày càng cao, hiệu quả cũng càng ngày càng tốt. Chỉ hướng nội tìm một cách kiên trì bền bỉ, mới có thể đạt được thần thái từ bi tường hòa, an nhiên trầm lặng, thoải mái tự tại.
Tu luyện cũng không chỉ là phó xuất nhiều hơn, chịu đựng nhiều hơn, chịu khổ nhiều hơn, mà là đề cao tâm tính một cách chân chính. Dựa vào cảm giác của bản thân, dựa vào cách nghĩ của bản thân, cứ cho rằng làm việc thì đương nhiên là đủ tốt rồi, thì cũng giống như “người mù cưỡi ngựa mù, nửa đêm đến ao sâu” (thành ngữ: chỉ hành động mù quáng), đó là việc rất nguy hiểm, bởi vì đó không phải là trợ Sư chính Pháp mà là làm theo ý của bản thân mình.
Trên đây là chút hiểu biết nông cạn của cá nhân, có điều gì chưa phù hợp xin từ bi chỉ rõ.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/271454
Ngày đăng: 10-02-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.