Võ thuật và võ đức
Tác giả: Thanh Phong
[ChanhKien.org]
Võ thuật Trung Hoa có nguồn gốc lịch sử vô cùng lâu đời, các môn phái cũng rất đa dạng. Võ thuật được mệnh danh là một trong tứ đại quốc túy của Trung Quốc và cũng được rất nhiều dân tộc yêu thích, mến mộ. Ban đầu võ thuật được dùng trong huấn luyện quân sự, nó có mối liên hệ mật thiết với quân sự thời cổ đại và có tác dụng hết sức rõ rệt trong thời đại vũ khí lạnh (tên gọi chung các vũ khí chuyên dùng để đánh giáp lá cà, để đâm, chém như gươm, mã tấu, giáo mác, dao găm, lưỡi lê,…). Trên thực tế, mục đích của võ thuật là gây sát thương nhằm khuất phục đối thủ, võ thuật thường sử dụng các phương pháp tấn công hiệu quả nhất để buộc đối phương mất khả năng phản kháng.
Nhìn từ góc độ tu luyện, con người sống vì danh – lợi – tình, nói cách khác xã hội nhân loại vĩnh viễn tồn tại sự tranh đấu trong danh – lợi – tình, trong quá trình này việc sử dụng vũ lực là điều khó tránh khỏi, đây chính là cơ sở sinh ra võ thuật. Nếu không bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài của các loại môn phái võ thuật, các phương pháp tập luyện, danh từ hay khái niệm khác nhau, thì chúng ta sẽ thấy rằng các chức năng cơ bản của võ thuật là kiện thân, hộ thể, phòng địch, chế thắng (chế phục đối phương để giành chiến thắng). Kỳ thực đây là biểu hiện ở tầng thấp nhất của võ thuật, là những điều ở tầng thứ người thường, lấy căn bản là giúp thân thể khỏe mạnh, nó cũng chỉ là một loại công cụ để cầu danh cầu lợi mà thôi. Chữ “thuật” trong võ thuật đã nói rõ ràng rằng luyện võ đơn thuần cũng chỉ là một loại “kỹ thuật” mà thôi, cái gọi là môn “đấm bốc” ở phương Tây cũng như vậy.
Võ thuật chân chính nên được gọi là võ học, kỳ thực nó đã vượt xa khỏi phạm trù “kỹ thuật”, nó là một phương pháp tu Đạo, đằng sau nó có nhân tố của Thần. Chúng ta đều biết rằng trong võ thuật chân chính người ta đều nhấn mạnh võ đức, người luyện võ trước tiên phải học làm người, rất nhiều người không lý giải được điều này, bởi vì họ thấy có nhiều người trong giới võ thuật phẩm hạnh không tốt mà võ công lại rất cao cường. Kỳ thực đó đều là những thứ thuộc về tầng thứ người thường, võ thuật tại tầng thứ này chỉ là kỹ năng người thường mà thôi và hoàn toàn không liên quan đến phẩm hạnh. Cho nên nó không có tầng thứ, hoàn toàn không thể đánh đồng nó với võ học chân chính. Một khi võ thuật vượt qua tầng thứ kỹ năng người thường thì nó chính là một loại phương pháp tu luyện, như thế phương pháp tu luyện chính là có quan hệ mật thiết với tâm tính. Tu luyện chú trọng căn cơ, cũng chính là nhìn xem thành phần đức của người đó nhiều hay ít, trong võ thuật chân chính mọi người đều biết điểm này, cho nên mới nói võ đức, bởi vì thực sự nói về võ đức nghĩa là trong toàn bộ quá trình tập võ, những chấp trước đối với danh, lợi, tình sẽ càng ngày càng coi nhẹ, thì thành phần của chất đức mới có thể lớn hơn, tu được vậy mới có thể đề cao tầng thứ của bản thân, tăng công lên cao.
Có rất nhiều cao nhân khi sống nơi thế tục cơ bản không xuất thủ. Người bình thường không hiểu được, công phu cao như vậy vì sao không dùng mà tranh đoạt danh lợi, nếu không thì công phu cao như thế hỏi có tác dụng gì? Người thường ở tầng thứ của người thường không lý giải nổi những điều mà các cao thủ chân chính xem nhẹ, điều mà họ theo đuổi là “Đạo”, là thứ siêu xuất khỏi tầng thứ của người thường. Tôi nhớ vài năm trước từng xem một bài ký sự kể về một vị đại gia võ thuật chân chính, ông ấy dường như không có danh tiếng gì, cũng rất hiếm khi biểu diễn võ nghệ, nhưng có vài người thường tự cho mình là cao thủ muốn đấu với ông thì không chịu nổi một đòn, đệ tử của ông cảm thán rằng: “Sư phụ đúng là đệ nhất thiên hạ”, ông liền nói rằng: “Vì sao các trò còn hứng thú với việc đứng nhất, đứng nhì này. Võ thuật chỉ là một bộ phận rất nhỏ của Đạo, dù có đứng đầu thiên hạ cũng không có nghĩa lý gì”. Những điều ông ấy nói quả không sai, nhưng người tu luyện luyện võ thường có tâm tranh đấu mạnh rất khó trừ bỏ, vậy nên số người luyện võ mà cuối cùng có thể tu thành được thì rất ít.
Người thật sự có công phu cao khi giao đấu đều sử dụng công năng, nó di chuyển ở không gian khác, cho nên những người luyện võ đơn thuần trong người thường cho dù có giỏi đến đâu cũng không thể đấu được với họ.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/270270
Ngày đăng: 29-12-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.