Hướng ngoại tìm – một chướng ngại chí mạng



Tác giả: Lục Văn

[ChanhKien.org]

1. Nhược điểm chí mạng

Làm người tu luyện mà nói, điểm yếu chí mạng là gì? Chướng ngại lớn nhất nằm ở chỗ nào? Cần phải nhìn thẳng thắn gốc rễ của vấn đề này. Sư phụ giảng:

“Chúng ta thông thường khi đụng phải bất kể chuyện gì thì đều là hướng ngoại mà nhìn, tại sao anh lại đối với tôi như vậy? Trong tâm có một loại cảm giác bất công, không nghĩ về mình, đây chính là một chướng ngại lớn nhất, chí mạng của tất cả sinh mệnh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore năm 1998).

Đối với người thường mà nói, con mắt chỉ có thể hướng ra ngoài mà nhìn, tâm chỉ có thể hướng ra ngoài mà cảm nhận, điều đó không có gì đáng trách. Nhưng đối với người tu luyện mà nói, hướng ngoại tìm thì sẽ cho rằng vấn đề do nguyên nhân bên ngoài, từ đó mà từ bỏ việc tìm kiếm ở bản thân, từ bỏ việc đề cao, từ bỏ việc tu luyện. Trong tu luyện đó là vấn đề chí mạng, vấn đề căn bản.

2. Nguồn gốc của ma tính

Kỳ thực, tâm hướng ngoại tìm thường ẩn núp rất sâu, ví như: tranh đấu, tật đố, nổi nóng, đều có liên quan tới hướng ngoại tìm. Nếu như không hướng ngoại tìm ở người khác thì đối tượng của tranh đấu, tật đố, nổi nóng đều chẳng còn nữa, ma tính cũng không đánh mà tự diệt.

Tôi cũng từng thời gian dài hãm trong một trạng thái, ở nhà không được coi trọng; ở đơn vị thì bị ức hiếp chịu thiệt. Tôi một bên thì vứt bỏ tâm tật đố của mình, bên kia thì moi móc vấn đề sai lầm của người khác, canh cánh trong lòng, oán hận người khác, nên cảm thấy rối ren, mệt mỏi, khổ tâm. Hướng ngoại tìm thì sẽ không ở trong Pháp, lúc hướng ngoại tìm chính là khiến cho tà niệm bám vào, khiến cho ma tính tràn ngập.

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị tìm thấy nguyên nhân thực sự của bản thân, khi chư vị mà dám nhìn thẳng nó – thừa nhận nó, chư vị sẽ phát hiện lập tức sự việc đó liền thay đổi, mâu thuẫn cũng không có nữa, đối phương không biết vì sao đột nhiên với chư vị như chưa từng xảy ra chuyện gì, như thể mâu thuẫn nào cũng chưa hề phát sinh vậy.”(Giảng pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu năm 1998).

Hướng ngoại tìm là gốc rễ của ma tính, không trừ bỏ ma tính trong tâm thì không thể sinh ra Phật tính trong Pháp.

3. Điều đại kỵ trong chân tu

Sư phụ giảng:

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân).

Khi hướng ngoại tìm ở người khác thì khẳng định chưa hướng nội tìm, cũng chính là chưa tu luyện, chưa chính ngộ, chưa đề cao, chưa tinh tấn, chưa có công đức.

Có đồng tu trong lúc nghiệp bệnh, người khác chăm sóc thế nào cũng không vừa ý, trong lòng bực bội, cảm thấy bất công, phàn nàn suốt ngày, oán thán khắp nơi. Hướng ngoại tìm thì khí hận khó tiêu, thì vẫn còn ở trong ma chướng của ác giới.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ nóng giận mà tự thấy bất công” (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ).

Tu luyện tối kỵ tìm bên ngoài, càng tìm bên ngoài thì bản thân càng phiền não, ma nạn càng lớn, càng nguy hiểm.

4. Nguyên nhân không tăng công

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện, ‘ tìm bên trong ‘ là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009).

Pháp là bảo vật, hướng nội tìm là Pháp bảo, cũng chính là bảo vật trong bảo vật.

Khi hướng ngoại tìm thì trong tâm không cân bằng, tình cảm kích động, cũng chính là không lý tính, không thanh tỉnh. Cũng khẳng định không nghĩ tới Pháp lý.

Khi hướng ngoại tìm thì khẳng định là không hướng nội tìm, cũng chính là không tu tâm tính.

Cũng có nghĩa là khi chúng ta hướng ngoại tìm, thì có hai nguyên nhân khiến cho việc luyện công không tăng công:

“Không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Nói một cách đầy đủ, hướng ngoại tìm bằng như không tăng công.

Có thời gian tôi tích cực học Pháp, hằng ngày chăm chỉ luyện công, nhưng lại thích soi mói khuyết điểm của người khác, nói người khác là không được, công khai nói điểm thiếu sót của người khác. Một chút công không dễ mà tăng lên được có thể đã mất đi trong khi tôi nói những lời nhận xét vô trách nhiệm như vậy. Nếu cứ mãi hướng ngoại tìm, nói chuyện không cân nhắc, tu thì ít mà tạo nghiệp nhiều, thế thì càng khó tăng công hơn nữa.

5. Cội nguồn của mâu thuẫn

Trong mâu thuẫn vì sao lại chống lại, đối đầu, chỉ trích, tranh đấu với người khác? Mỗi khi tự trách mình thì trời yên đất lặng; mỗi khi trách người khác thì trời long đất lở. Hướng nội tìm thì cảnh tượng tường hòa, hướng ngoại tìm thì một đống hỗn loạn. Nếu mọi người đều có thể đặt công phu tu bản thân, ai ai cũng chính thì hoàn cảnh cũng sẽ chính. Trái lại thì như lời Sư phụ giảng:

“Nếu đều để mắt nhìn chăm chú vào người phụ trách, mọi người đều đến giúp họ tu mà quên rằng bản thân mình cũng là người tu luyện thì không được; hơn nữa mâu thuẫn sẽ ngày càng nhiều, vì chư vị đang nhìn xét ra ngoài, tìm bên ngoài” (Giảng Pháp tại Pháp hội NewYork 2007, Giảng Pháp tại các nơi VIII).

Hoàn cảnh tốt là vì đều có thể hướng nội tìm; tích oán sâu là vì đều đang hướng ngoại tìm. Cội nguồn của mâu thuẫn là hướng ngoại tìm.

6. Con đường dẫn vào ma đạo

Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị sinh ra tà niệm, truy cầu những thứ không tốt, chúng sẽ đến giúp chư vị, chư vị sẽ tu theo ma đạo; sẽ xuất hiện vấn đề này” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân).

Chỉ cần một niệm bất chính, một chút hướng ngoại tìm, thì tà ma sẽ thừa cơ mà nhập vào. Con ma ấy khống chế đại não người ta, khiến người ta oán hận, tật đố, tranh đấu, nổi nóng. Nếu thực sự tranh đấu với người thường, thì tâm tính đã rớt xuống rồi, công cũng rớt theo. Nếu không kịp thời hướng nội tìm thì lý tính và chính niệm sẽ càng ngày càng yếu, đại não sẽ hoàn toàn bị tà ma khống chế, tà niệm bành trướng, ma tính còn có thể mê hoặc nhiều người làm loạn Pháp.

Thân Công Báo và Khương Tử Nha cùng học một thầy, vì sao Thân Công Báo cứ luôn can nhiễu Khương Tử Nha? Ông ta cứ nhìn chằm chằm vào điểm yếu của Khương Tử Nha, mãi cứ hướng ngoại cầu, hướng ngoại tìm, theo ma mà làm, chạy theo ma đạo.

Những người tham gia diễn giảng loạn Pháp có tâm cầu Pháp cao siêu; những người bán hàng đa cấp có tâm cầu danh cầu lợi, nhưng họ lại không tự biết. Sư phụ giảng:

“Nhất là trong Phật giáo, nếu chư vị hướng ngoại mà cầu, thì họ nói chư vị đi sang ma đạo” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân).

Một khi hướng ngoại tìm thì cực kỳ nguy hiểm.

7. Nhận thức rõ về hướng ngoại tìm

Hướng ngoại tìm cũng là sinh mệnh ở không gian khác. Có lúc nó biểu hiện là kẻ tài tử tự cho mình là thanh cao, không chút yếu nhược, giỏi ăn nói tranh biện, có lúc lại biến hóa thành oán phụ ủy khuất, bộ dạng đáng thương, oan uổng vô tội. Nó giống như con nhím xù lông không để ai chạm vào, không được động vào, chỉ cần chạm tới thì nó lập tức đâm người ta, nó chỉ biết hướng ngoại bới móc, hướng ngoại công kích, hướng ngoại mà phát tiết ra.

Nó sẽ ngụy trang một cách đường đường chính chính thành bộ dạng bảo vệ bạn, tốt với bạn, sợ bạn bị hãm hại, không làm bạn tức giận, kỳ thực là nó không muốn ly khai khỏi thân thể người, không muốn bị tan rã và tiêu trừ tận gốc rễ.

Tranh đấu, tật đố, nổi nóng, oán hận v.v. đều là những ma con ma cháu của hướng ngoại tìm. ‘Cử nhất cương nhi vạn mục trương’ (ý là: nếu giải quyết được khâu chính thì sẽ giải quyết được toàn bộ), loại trừ được gốc rễ hướng ngoại tìm thì mới có thể trừ sạch ma tính. Nhưng chỉ trừ sạch ma tính thôi, cho dù vứt bỏ tầng bề mặt nhưng vẫn hướng ngoại tìm, thì gốc rễ của ma vẫn tồn tại, ma tính vẫn sẽ sinh sôi nảy nở.

8. Trừ khử tận gốc hướng ngoại tìm

“Sơn trung tặc hảo phòng, tâm trung tặc nan phòng” (Kẻ trộm trên núi thì dễ đề phòng, nhưng kẻ trộm ở trong lòng thì khó đề phòng). Hướng ngoại tìm là kẻ nội tặc, nội quỷ, nội gián lớn nhất trong tu luyện.

Để trừ tận gốc quan niệm hướng ngoại tìm, đầu tiên cần học thật thấu Pháp. Ở đây tôi kiến nghị, hàng ngày hãy đọc cẩn thận các mục “Chuyển hóa nghiệp lực” hay “Đề cao tâm tính” trong sách “Chuyển Pháp Luân”, học thuộc các Kinh văn như “Nhận thức tiếp nữa”, “Lời cảnh tỉnh”…

Để trừ tận gốc quan niệm hướng ngoại tìm, còn cần làm được không nơi nào không hướng nội tìm, hướng nội vô điều kiện. Khi hướng ngoại tìm xuất đầu lộ diện, khi ủy khuất, oán hận đột nhiên khởi lên, thì cần nắm lấy nó, sau đó bài trừ nó, loại bỏ nó, diệt trừ triệt để mọi lúc mọi nơi.

9. Tu luyện nhẹ nhàng

Hướng nội tìm, chỉ đặt công phu vào cái tâm của mình, cách nghĩ đơn giản không phức tạp; tư duy rõ ràng không hỗn loạn; tư tưởng thanh tỉnh không hỗn loạn.

Bản thân tu luyện không hề khó, hướng ngoại tìm sẽ tự tạo chướng ngại, cất bước gian nan; hướng nội tìm sẽ thấy rõ tâm tính, đâu đâu cũng thăng hoa; hướng ngoại tìm thì thống khổ khôn thấu, hướng nội tìm thì thanh tịnh tự tại.

Giữa học Pháp và đắc Pháp, buông bỏ một chút và buông bỏ hoàn toàn, cải biến một chút và chuyển biến toàn bộ, thanh trừ và triệt để thanh trừ, là có sự khác biệt, cũng chính là khác biệt giữa tu mà không tu và tinh tấn chân tu, phủ định một phần và phủ định toàn bộ. Nếu như một tay nắm chặt tu luyện, một tay duy hộ hướng ngoại tìm, thì hướng ngoại tìm sẽ bám lấy chúng ta như hình với bóng, vĩnh viễn bám theo ta.

Người viết hiểu biết còn nông cạn, có điều gì chưa đúng, xin từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/271453



Ngày đăng: 27-12-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.