Một biểu hiện của tâm tật đố
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục
[ChanhKien.org]
Trong quá trình tu luyện, tôi thường gặp một loại hiện tượng như thế này: mỗi lúc thân thể cảm thấy khó chịu liền muốn tìm đến đồng tu để giao lưu, chia sẻ. Đồng tu nói: “Đừng nhắc tới điều đó nữa, mấy ngày nay tôi cũng cảm thấy không tốt, toàn thân đau mỏi, giống như mắc cảm mạo nặng vậy”. Khi đồng tu nói xong, tôi liền cảm thấy thoải mái hơn. Trong tâm tôi nghĩ: “Bạn cũng không tốt sao? Tôi cứ cho là chỉ có trạng thái của tôi không tốt?”. Cũng có lúc, vượt quan không qua, cảm thấy áp lực khổ não, tôi tìm đồng tu chia sẻ, đồng tu nói: “Tôi còn không được như bạn, hôm qua vì giữ tâm tính không tốt, đã buông lời mắng con cái, đến bây giờ nó vẫn không để ý đến tôi….” Nghe đồng tu chia sẻ như vậy, bỗng nhiên áp lực và khổ não trong tôi liền biến mất, trong tâm như sáng lên, tôi nói: “Bạn sao lại mắng người khác?” Còn trong tâm liền nghĩ: tôi còn tốt hơn bạn, ít ra tôi không mắng người khác.
Hiện tượng này là biểu hiện của cái tâm gì? Trước đây tôi vẫn luôn không ý thức được. Thực ra đằng sau đó là một tâm rất không tốt: tâm tật đố. Người khác tốt, không vui mừng thay cho họ, ngược lại khi người khác không tốt thì liềm cảm thấy vui mừng. Nguồn gốc chính là sự vị tư. Lúc người khác mạnh hơn mình, trong tâm không thoải mái, lúc người khác không bằng mình, mới vui vẻ, hoặc cười trên nỗi đau của người khác: “A, thì ra bạn cũng có trạng thái này sao? Bạn còn không bằng tôi? Tôi không kém như bạn? Như vậy đúng rồi, như vậy mới cảm thấy cân bằng”.
Người tu luyện tu điều gì? Chính là tu tâm, cái tâm này nhất định phải đồng hóa Đại Pháp, dùng Đại Pháp tẩy tịnh, đặc biệt là tâm tật đố. Trong Pháp Sư phụ đã giảng rất nghiêm túc, sai một chút cũng không được.
“Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ bảy)
Chúng ta là con người đang tu, không phải Thần đang tu, một người cho dù tu tốt đến đâu cũng có quan không vượt qua được, cũng có thể vấp ngã. Quan của bản thân không vượt qua được, nhìn thấy đồng tu cũng không vượt qua, từ chỗ đồng tu mà tìm lại cảm giác cân bằng, như vậy có thể đề cao không? Loại quan niệm này nhất định phải cải biến! Gặp phải quan nạn: cho dù bản thân không vượt qua được, hay là đồng tu không vượt qua được, đó đều là một bậc thang cho sự đề cao. Giữa các đồng tu cần khích lệ lẫn nhau, chia sẻ trong Pháp, cùng nhau tiến bộ. Đây chính là chính ngộ, đó mới là điều người tu luyện nên làm.
Ngoài ra, lúc nhìn thấy trạng thái của đồng tu không tốt, trong tâm cười thầm, là ai đang vui mừng vậy? Không phải là bạn đang vui đâu, mà là tâm tật đố đang vui vẻ, nó là một sinh mệnh giảo hoạt: Nó làm bạn vui vẻ, khiến bạn cảm thấy mãn nguyện khi mạnh hơn đối phương. Chỉ khi bạn hướng ngoại, nó mới có thể tồn tại. Vì vậy, nhất định phải cảnh giác: lúc hiện tượng này xuất hiện, phải lập tức phát chính niệm thanh trừ! Thanh trừ triệt để!
Trên đây là một chút thiển ý cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.
Ngày đăng: 15-10-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.