Buông bỏ chấp trước căn bản và đi thật tốt con đường tu luyện



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[ChanhKien.org]

Kính chào Sư phụ!

Chào các bạn đồng tu!

Tôi đang học năm thứ tư Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan. Sau đây, tôi muốn chia sẻ với mọi người những tâm đắc thể hội của tôi từ khi lên đại học đến nay.

Trước khi tôi ra đời, cha tôi đã đắc Pháp, vì vậy từ khi còn nhỏ tôi đã bắt đầu học Pháp luyện công. Lúc lên trung học phổ thông thì tôi thi đậu vào trường trung học Nghệ thuật Điểu Tùng, lúc vừa mới tốt nghiệp, chuyển đến Đài Bắc, tôi còn chưa thích ứng được, rời xa khỏi môi trường giúp tôi ước thúc bản thân, còn các bạn học xung quanh có đủ các loại hành vi biến dị, thứ này vật nọ cám dỗ đầy rẫy, dễ dàng kéo một đệ tử Đại Pháp đi xuống.

Thứ nhất, thoát khỏi sự nguy hại của mạng internet

Mặc dù tôi vốn không có thói quen chơi trò chơi điện tử, nhưng sau khi lên đại học, tôi bắt đầu say mê sa đà vào mạng internet mà không tự biết. Một hôm, đồng tu nhắc nhở tôi, tôi đã sử dụng phần mềm mạng xã hội quá mức rồi. Thế là tỉ mỉ tính toán một hồi, tôi mới phát hiện bản thân mỗi ngày đã tốn cả bốn, năm tiếng đồng hồ trên điện thoại, đặc biệt là trên ứng dụng mạng xã hội. Do việc học hành của tôi rất bận rộn, nên lần nào cũng muốn dựa vào việc lướt điện thoại để thư giãn, tôi cũng thấy khá hiệu quả. Mãi cho đến một hôm, tôi nhớ đến trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ từng giảng rằng:

“Có người làm việc đến lúc mệt hoặc giả viết sách đến lúc mệt mỏi, bèn muốn nghỉ một lát hút điếu thuốc; họ liền cảm thấy rằng hút thuốc xong thì tinh thần lại tỉnh táo lại. Thực ra không phải vậy, lý do là vì họ đã nghỉ một lúc. Tư tưởng của người ta có thể tạo thành một cảm giác sai, còn gây ra một ảo giác.”

Tôi mới ý thức được thói quen lướt mạng xã hội của tôi đã giống như cơn nghiện thuốc lá. Đồng thời tôi cũng phát hiện được bản thân chấp trước vào danh và hư vinh trong người thường, không muốn làm một kẻ mà người thường hay gọi là “người ngoài cuộc”, không muốn bị bạn học chê cười. Tôi cũng cứ nghĩ rằng mình chú ý đến người khác thì có lẽ người khác hôm nào đó cũng sẽ quan tâm lại mình. Khi tôi ý thức được những chấp trước này, tôi liền xóa hết những ứng dụng mạng xã hội trong điện thoại, chỉ để lại những ứng dụng thuận tiện nhất cho việc liên lạc.

Ngoại trừ ứng dụng mạng xã hội, các kiểu các dạng thông tin và quảng cáo trên mạng cũng tràn ngập các loại chấp trước trong người thường. Sư phụ giảng:

“Tư tưởng chư vị miễn là phù hợp với sinh mệnh loại hình nào, thì nó lập tức khởi tác dụng, ấy vậy mà chư vị không biết được tư tưởng ấy của chư vị có nguồn xuất ra từ đâu, chư vị còn cho rằng đó là tự mình muốn làm thế. Kỳ thực chỉ là vì chấp trước của chư vị dẫn đến việc nó khởi tác dụng, từ đó tăng cường chấp trước của chư vị.” (Giảng Pháp tại các nơi XI – Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)

Tôi phát hiện ra rằng những vật chất bất hảo này trên mạng internet của người thường là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tôi không thể tĩnh lại khi làm ba việc. Trước đây, trên đường đến trường, tôi thường mở ứng dụng mạng xã hội chơi. Sau khi đã cai trừ được ứng dụng xã hội, tôi liền thay bằng việc nghe phát thanh Minh Huệ, để ngoại trừ làm được tốt ba việc, bản thân mình còn có thể đồng hóa với Pháp, cũng có thể tĩnh lại hơn khi phát chính niệm và lúc học Pháp.

Thứ hai, đột phá quan nghiệp bệnh

Từ lúc nhỏ cho đến trước khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tôi đều được đồng tu người lớn đốc thúc tôi phải luyện công. Nhưng sau khi lên đại học, do chỗ tôi ở xung quanh đều là người thường, tôi cũng dần dần buông thả bản thân. Dưới áp lực học tập và thời gian gấp rút trong một thời gian dài, tuy cũng có luyện công, nhưng trong tâm tôi kỳ thực cảm thấy có cũng được mà không có cũng chẳng sao, không hề xem trọng việc luyện công, dần dần trong cơ thể xuất hiện sự mất cân bằng, tôi cũng không quan tâm. Mãi cho đến một hôm, thân thể tôi đột nhiên xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh, đối với tôi mà nói thì cảm giác quả là rất ghê gớm, mấy hôm liền đều cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tứ chi vô lực nằm trên giường, ngay cả đả tọa cũng vô cùng mất sức, qua mấy tuần hoặc qua mấy ngày lại xuất hiện một đợt. Mỗi khi cơn chóng mặt bắt đầu xuất hiện, thì tôi đều vô cùng sợ hãi mà nghĩ “Chuyện này có khi nào lại sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình không?” Tôi ý thức được là do trạng thái tu luyện của bản thân trong thời gian dài xuất hiện vấn đề mới khiến cho thân thể có phản ứng lớn thế này.

Tôi nhận ra rằng mình không chú trọng việc luyện công, khi còn nhỏ đồng tu người lớn bên cạnh cứ luôn nhắc nhở tôi, Sư phụ từng giảng:

“Chư vị nói rằng chư vị rất bận không có thời gian, kỳ thực, là chư vị sợ nghỉ ngơi không tốt. Chư vị đã từng nghĩ chưa, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)

Nhưng tôi cứ luôn đứng trên góc độ người thường mà nhận định, dù sao, thì bản thân tôi vẫn còn trẻ, không đau không bệnh, lúc luyện công cũng không cảm giác được biến hóa đối với thân thể. Đang trong lúc vượt quan nghiệp bệnh, tôi đọc được đến đoạn Pháp sau trong Chuyển Pháp Luân:

“Luyện tiếp nữa thì thấy đầu não cũng [biến] mất, chỉ còn [mỗi] tư duy của bản thân, một chút ý niệm biết rằng bản thân đang luyện công nơi ấy. Nếu chúng ta đạt đến mức độ ấy là đủ rồi. Vì sao? Người ta luyện công trong trạng thái ấy thì thân thể đạt đến trạng thái diễn hoá đầy đủ nhất, trạng thái tốt đẹp nhất, do đó chúng tôi yêu cầu chư vị nhập tĩnh vào trạng thái ấy.”

Lúc này tôi bắt đầu hồi tưởng lại quá trình khi luyện công từ nhỏ đến lớn, trong đầu cứ luôn nghĩ loạn. Tôi đột nhiên hiểu được hàm ý của công pháp “tính mệnh song tu” (Chuyển Pháp Luân) mà Sư phụ từng giảng. Khi tầng thứ của chúng ta đề cao thì định lực cũng theo đó mà càng thâm sâu hơn, khi luyện công cũng dần dần có thể đạt đến trạng thái diễn hóa đầy đủ nhất, vậy nên tu tính và tu mệnh là tương phụ tương thành. Vào hôm đó, khi luyện bài công pháp thứ năm, Sư phụ ngay lập tức giúp tôi thể nghiệm được loại cảm giác “mỹ diệu hệt như đang ngồi trong vỏ trứng gà” (Chuyển Pháp Luân). Lúc luyện công, trạng thái nghiệp bệnh trên cơ thể tôi cũng tiêu biến đi mất.

Ngoài ra, trạng thái nghiệp bệnh đều xuất hiện đúng vào lúc tôi muốn dốc sức nhanh chóng làm bài tập hoặc làm hạng mục. Người bên cạnh nhìn thấy tôi như vậy đều bảo “bạn có áp lực quá lớn rồi”, ý của họ là việc mà tôi làm quá nhiều rồi, cứ luôn ôm đồm hết việc vào người. Tôi ý thức được cái “tâm làm việc” đã tạo nên trạng thái gọi là “áp lực lớn” như hiện tại, mọi việc đều muốn làm thật hoàn mỹ, hy vọng mọi thứ đều có thể diễn ra theo như ý mình muốn mới tốt, nhưng cơ điểm này là đặt trên sự vị tư, tôi chỉ muốn hiển thị rằng mình có thể làm được nhiều việc, chứ không phải thật sự muốn đề cao trong tu luyện.

Ngoại trừ việc trạng thái của bản thân tạo thành nên nghiệp bệnh, tôi cũng thấy rằng là do cựu thế lực đang lợi dụng quan bệnh này để làm dao động ý chí tu luyện của tôi, làm cho khi nghiệp bệnh xuất hiện tôi liền cảm thấy sợ hãi, thậm chí bắt đầu hoài nghi tính trọng yếu của tu luyện. Tôi phải phủ định can nhiễu của cựu thế lực đối với tôi, tuy rằng nghiệp bệnh có thể là do trạng thái tu luyện của bản thân tôi có vấn đề nên mới xuất hiện, nhưng cựu thế lực đang lợi dụng nghiệp bệnh để dùi vào sơ hở của tôi. Tôi ý thức được nghiệp bệnh này cũng là khảo nghiệm tôi có tín Sư tín Pháp hay không. Vì tôi cứ luôn sợ hãi, cũng có thể nghiệp bệnh sẽ cứ mãi xuất hiện cho đến khi tôi không còn sợ hãi nữa. Có lần, khi tôi đang trên đường đến trường, nghiệp bệnh lại đột nhiên xuất hiện, đi trên đường cũng không thể nhìn rõ đường, khiến tôi rất sợ hãi. Tôi nghĩ liệu có phải hôm nay tôi sẽ không thể nào lên lớp học được, nhưng liền sau đó tôi tự nhủ với mình rằng: “Tôi là người tu luyện, cựu thế lực đừng mong dùng trạng thái nghiệp bệnh này để can nhiễu tôi. Tôi nên làm gì thì sẽ làm cái đó. Tôi là đệ tử của Sư phụ, vô lậu lại còn chính niệm đủ thì ai cũng không động được đến tôi”. Khi nghĩ như vậy, thì chính niệm của tôi liền khởi lên, tuy rằng đầu đau như muốn nứt ra, quang cảnh trước mắt thì như trời nghiêng đất lở, nhưng tôi không sợ hãi. Sau khi đến trường, tôi ngồi nghỉ ngơi một chút, trạng thái nghiệp bệnh cũng liền biến mất.

Thứ ba, khảo nghiệm luyện công buổi sáng

Sau lần quan nghiệp bệnh này, tôi ý thức được tính quan trọng của việc luyện công, thế là tôi bắt đầu đột phá trong việc luyện công buổi sáng. Tuần thứ nhất khi mới bắt đầu, làm thế nào tôi cũng không thể thức dậy được, đồng hồ báo thức tôi cũng như chẳng hề nghe thấy. Mãi cho đến ngày cuối cùng, tôi nghĩ cứ mãi không dậy được như vậy cũng không ổn, có lẽ là do tâm tôi không đủ kiên định, ngày hôm sau cho dù thế nào đi nữa tôi cũng không được lười biếng, nhất định phải thức dậy luyện công. Và tôi đã thức dậy thành công đi đến điểm luyện công khu vực đó. Có lúc, tôi cũng ngủ quá giờ, cho dù có đặt đồng hồ báo thức mỗi phút kêu một lần đi nữa cũng không thể dậy được. Tôi ý thức được rằng không thể mang tâm thái ăn may để trừ bỏ chấp trước, chỉ có hai sự lựa chọn là trừ bỏ được và không trừ bỏ được, không có lựa chọn ở giữa, phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân. Ví như tôi đặt đồng hồ báo thức nhiều đến vậy, trong tiềm ý thức tôi chính là đang hy vọng bản thân có thể có thêm chút thời gian để ngủ thêm, ôm giữ tâm an dật và tâm thái ăn may thì sẽ không thành công được. Lúc mới bắt đầu luyện công buổi sáng, tôi cứ luôn buồn ngủ, trước đây khi gặp phải trạng thái buồn ngủ, tôi đều đối diện bằng một tâm thái rất bị động, cảm giác như chỉ có thể đầu hàng.

Tôi ý thức được bản thân có một loại quan niệm, cho rằng nhất định phải ngủ đủ giấc thì tinh thần mới tốt được, vậy nên mỗi khi thức khuya thì đến ngày hôm sau luyện công mà buồn ngủ, tôi đều cảm thấy rất bình thường. Lúc ngủ dậy, tôi thường không tự biết mà hay nhẩm tính xem bản thân đã ngủ mấy tiếng đồng hồ, nhưng dần dần tôi phát hiện cho dù đêm hôm trước tôi có ngủ sớm hay không, ngày hôm sau lúc đả toạ tôi đều sẽ buồn ngủ. Vậy nên tôi hiểu rằng buồn ngủ và thời gian ngủ nghỉ không có chút quan hệ nào với nhau. Thế là tôi bắt đầu thử lúc luyện tĩnh công sẽ mở hai mắt và bảo trì thanh tỉnh. Trong quá trình đột phá, tôi phát hiện bản thân có tâm an dật, mỗi lần trước khi luyện bài công pháp thứ năm, chỉ cần nghĩ nếu như lại gặp phải cơn buồn ngủ, tôi liền cảm thấy rất mệt, không muốn kiên định chịu khổ mà đề cao. Có đôi khi đã mở mắt rồi mà vẫn còn buồn ngủ ghê gớm nên tôi thấy dao động. Lúc ý chí của tôi cảm thấy vô cùng khó chịu, tôi liền nhớ đến đoạn Pháp Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân rằng:

“Học Pháp là ngủ, đọc sách là ngủ, luyện công chư vị cũng ngủ, rốt cuộc ngay cả những điều ở thời kỳ đầu nhất vẫn chưa vượt qua, đây là [vấn đề] ý chí! Như mọi người biết, chư vị trong tu luyện thì không chỉ là bất kể nhân tố nào cấu thành nên con người đều không để chư vị thoát ly con người, mà bất kể thứ gì cấu thành nên hoàn cảnh con người cũng không để chư vị ly khai, cái gì chư vị cũng phải đột phá, ma nạn nào cũng phải vượt qua. Biểu hiện lớn nhất là chúng tạo thống khổ cho chư vị. Nhưng thống khổ có các hình thức khác nhau, ngủ cũng là một loại.”

Tôi hiểu rằng phải trực tiếp đối diện với cái quan này mới có thể vượt qua được, trong tâm thái tôi chuyển từ bị động đối diện sang chủ động đối diện, mới có thể trừ bỏ đi tâm an dật, đột phá được trạng thái buồn ngủ.

Thứ tư, ngộ ra được chấp trước căn bản

Một thời gian trước, tôi cảm thấy trạng thái tu luyện bị sa vào một đợt giằng co, mỗi ngày học Pháp luyện công, nhưng vì không cảm nhận được nhận thức mới nên tôi cảm thấy bồn chồn lo lắng, thế là tôi bèn hướng nội tìm. Điều đầu tiên nhìn thấy được là chấp trước đối với thời gian, tôi hiểu rằng loại lo âu này là do bình thường tôi không quá nhiệt tâm giảng chân tướng mà tạo nên, tôi sợ rằng chỉ vì làm được ít mà bản thân mình sẽ bị đào thải. Loại tâm thái như vậy khiến cho tôi không thể nào làm được lâu dài trong hạng mục, khi tôi cảm thấy trong hạng mục này làm được ít quá, không bao lâu sau tôi sẽ liền đổi sang một hạng mục khác, cái tâm muốn làm việc khiến tôi so đo từng tí một xem làm được ít hay nhiều. Sư phụ từng giảng:

“Kỳ thực đó cũng là đã đến lúc vứt bỏ chấp trước cuối cùng. Là một người tu luyện, chư vị đã biết rồi: đó cũng là vứt bỏ hết thảy những chấp trước thế gian (bao gồm cả chấp trước vào thân thể con người), từ chỗ vứt bỏ sinh tử mà vượt qua. Như vậy chấp trước vào viên mãn có phải là chấp trước hay không? Chẳng phải là nhân tâm đang chấp trước là gì? Phật hỏi có còn chấp trước viên mãn không? Thực ra người tu luyện nào thật sự tiếp cận đến viên mãn sẽ không có cái tâm ấy.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi phát hiện ra chấp trước đối với thời gian trên cơ bản cũng là chấp trước đối với việc viên mãn. Tôi ngộ được rằng điều đầu tiên là cần phải đề cao tâm tính trong giảng chân tướng, và không nên chấp trước vào biểu hiện bề ngoài của sự việc hoặc làm được nhiều hay ít.

Trong khoa của tôi có một chúng sinh Đại lục mới đến, tôi cho rằng anh ấy là đến để nghe chân tướng, nhưng trong khoa không có nhiều người quen biết anh ấy, tôi cũng ôm giữ chủng tâm sợ hãi, cho rằng vì tôi không thân quen với anh ấy, vậy nên trực tiếp đến tìm anh ấy giảng chân tướng thì rất kỳ quái, nhưng trên thực tế tôi cứ luôn để tâm vào việc giảng chân tướng này. Tôi biết được trong việc này có một chủng tư tâm, chủng tâm ích kỷ đến mức không muốn bỏ đi thể diện của bản thân để cứu người, nhưng Sư phụ từng giảng trong :

“Tâm sợ hãi sẽ khiến người ta làm điều sai lạc, tâm sợ hãi sẽ khiến người ta mất đi cơ duyên, tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần.” (Vượt qua cửa tử, Tinh tấn yếu chỉ III)

Những chủng tâm sợ hãi và tư tâm này là từ đâu đến? Trong quá trình hướng nội tìm, tôi phát hiện rằng là do cựu thế lực đã an bài khảo nghiệm liên quan đến giảng chân tướng trong quá khứ trước đây của tôi. Nhưng khi đó nhận thức của tôi không đầy đủ, còn chưa ý thức được cựu thế lực là gì, vậy nên chỉ đành chịu nhận một cách tiêu cực tình huống không tốt lúc đó. Từ lúc đó bắt đầu tích lũy những chấp trước này, khi tôi không nhìn vấn đề dựa trên Pháp thì lại tiếp tục khuếch đại quan nạn, khiến tôi không muốn hướng nội tìm. Tôi ý thức được cơ điểm mà tôi cứu người thực tế là đứng trên góc độ của “tình”, quay đầu nhìn lại những kinh nghiệm khi đi lại giảng chân tướng, trong nội tâm tôi thường hay phân định ra: người này có phải là người mà tôi muốn giảng chân tướng hay không, có thể giảng được thông hay không, tôi với người đó có thân quen không, để quyết định tôi có cần phải giảng chân tướng cho đối phương không, chứ không phải là dựa trên lý tính, chính niệm mà cứu người, là bị sự yêu thích dẫn động. Tuy rằng sau đó tôi gần như không gặp sinh viên Đại lục nào nữa, nhưng tôi ý thức được trong tâm thái giảng chân tướng của tôi vẫn có nhiều chỗ cần phải sắp xếp lại cho ngay chính. Trong trạng thái tu luyện đợt này, tôi suy nghĩ lại từ đầu về cơ điểm tu luyện, tôi phát hiện thấy không chỉ là trong giảng chân tướng, lúc đối diện với nhiều khảo nghiệm, tôi thường dựa trên “tình” để nhìn nhận vấn đề một cách không tự biết. Muốn đột phá trạng thái, nhất tư nhất niệm đều phải dựa trên Pháp mà quy chính thì mới có thể ý thức được chấp trước căn bản, đồng thời phủ định an bài của cựu thế lực.

Cuối cùng xin được trích dẫn một đoạn Pháp của Sư phụ để chúng ta cùng cố gắng tinh tấn:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh tấn yếu chỉ II)

Nếu trong bài viết có chỗ nào thiếu sót, kính mong đồng tu từ bi chỉ rõ!

Con xin cảm tạ Sư tôn!

Xin cảm ơn đồng tu!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/263805



Ngày đăng: 20-07-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.