Nghĩ về tu Thiện



Đệ tử Đại Pháp Nhật Bản

[ChanhKien.org] Gần đây, trên con đường tu luyện, Sư phụ đã nhiều lần điểm ngộ, bảo tôi tu Thiện. Ngay từ thời đầu tu luyện tôi cũng đã không ngừng buông bỏ chấp trước, trong lòng dần dần nhận ra rằng, chỉ làm được “bất động tâm” là không đủ. Nếu bạn muốn tu tâm từ bi, nhất định phải đặt công phu vào tu Thiện.

Cách tu luyện trước kia của tôi là như vậy: Mỗi lần gặp mâu thuẫn thì ngay lập tức tìm xem cái tâm nào của bản thân đã tạo thành, sau đó tu bỏ nó đi. Dần dần qua một vài sự việc tôi đã có thể làm được “bất động tâm”. Mặc dù tại một số sự việc có thể đạt được bất động tâm, nhưng tôi phát hiện cái “tư” vẫn bám cứng lấy mình, bởi vì có rất nhiều việc mà xuất phát điểm vẫn không tách khỏi được cái tôi. Ví như: Tôi phải bỏ chấp trước, tôi phải đạt được tầng thứ này nọ. Tôi có thể không động tình với người thân, thế nhưng tôi không sẵn lòng quan tâm đến họ, cảm thấy họ không hiểu mình, nói chuyện với nhau không hợp lại lãng phí thời gian, chi bằng dành thời gian đi học Pháp. Mãi cho đến một ngày nọ, có vị đồng tu chỉ ra cho tôi, cô ấy cảm thấy tôi tu luyện như vậy có chút kỳ lạ, cứ như thể chỉ cần bản thân mình bất động tâm là được rồi, chứ không thực sự lý giải người khác, thông cảm với người khác, vậy đâu phải tâm từ bi. Tôi bắt đầu ngẫm lại việc tu luyện của bản thân, phải rồi, lúc nào cũng nói phải tu xuất từ bi, thế nhưng tại sao tu mãi không xuất ra được? Thực ra niệm đầu xuất ra đầu tiên của tôi vẫn luôn là đứng tại góc độ của bản thân mình, trên bề mặt là đang tống khứ chấp trước, thế nhưng phía sau đó đều là sợ bản thân rớt tầng thứ, sợ bản thân không cách nào viên mãn. Nghĩ một chút, tôi quả thật cảm thấy xấu hổ toát mồ hôi. Đồng tu nói rất xin lỗi tôi, nhưng tôi lại cảm thấy rất vui, cảm thấy đây chính là Sư phụ thông qua cô ấy cho tôi một gậy bổng hát, tôi biết trong tu luyện từ nay về sau, niệm đầu tiên cần nghĩ đến người khác.

Kết quả là ngay ngày hôm ấy khi tôi học Pháp tập thể với người nhà, Sư phụ từ bi đã cho tôi đọc được đoạn Pháp này:

“Cho nên yêu cầu cũng cao, Thần sao có thể coi con người là kẻ thù? Như vậy chúng ta trong quá trình tu luyện, gặp bất kỳ chuyện gì đều phải nghĩ đến người khác trước.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Trước đây tôi luôn rất khổ sở vì không thể tu Thiện, bỗng chốc giờ đây đã cảm thấy có phương hướng tu luyện rồi. Thật đúng là đệ tử có nguyện vọng, Sư phụ liền dẫn về phía trước. Lần vượt quan tiếp theo cũng khiến tôi thể hội được sự mỹ hảo của việc tu Thiện.

Đơn vị công tác của tôi có một người mới đến. Một lần nọ, đó rõ ràng là công việc của tôi, và cô ấy phát hiện ra một vấn đề trong công việc này. Thường thì quy trình nên là trước tiên nói chuyện với tôi, sau đó nếu cần thiết thì tôi sẽ là người gửi email thông báo cho mọi người. Thế nhưng cô ấy chưa nói gì với tôi mà đã tự động quyết định gửi email đi. Như vậy sẽ khiến cho các đồng nghiệp khác hiểu lầm và nghĩ rằng tại sao tôi không phát hiện ra vấn đề này, rất có thể còn hiểu nhầm rằng tôi không làm việc nghiêm túc. Nếu là trước đây, có thể là tôi sẽ phát hỏa, nhưng với trạng thái tu luyện khi ấy tôi nhất định sẽ nghĩ rằng: “Cô ấy đang giúp mình tu bỏ tâm thể diện, tâm sợ người khác nghĩ thế nào đó về mình, v.v…” Nhưng lần này tôi đã chạy thẳng đến “chủ đề” tu luyện của mình – chính là đứng ở góc độ của cô ấy để xét vấn đề. Tôi bèn nghĩ: Cô ấy là người mới, có thể là chưa hiểu quy trình vận hành ở đây, mọi người tìm ra vấn đề là có ý tốt, chẳng phải lại còn giúp tôi phát hiện ra được vấn đề rồi sao? Hơn nữa cô ấy còn không ngại phiền phức mà giúp tôi gửi email, chẳng phải nên cảm ơn cô ấy sao? Sau khi nghĩ theo cách này, tôi phát hiện tu luyện như thế này thật tốt, vì cơ bản là những tâm không tốt kia đều không khởi lên, cũng chẳng cần phải đi “tống khứ” tâm chấp trước nào nữa cả.

Lại có một lần, tôi mở một tệp tin, tôi cần thao tác trên tệp tin này để xử lý công việc. Nhưng tôi phát hiện tệp tin đang được mở rồi, lại hiển thị tên của cô ấy, tôi hiểu ngay là người đồng nghiệp mới này đã mở tệp tin, nếu cô ấy không đóng lại thì tôi không có cách nào thao tác được trên tệp tin này. Vậy nên tôi bèn gửi email nhờ cô ấy đóng tệp tin lại. Lúc đầu cô ấy gửi lại email cho tôi nói cô ấy không mở tệp tin này, tiếp sau lại gửi một email khác nói là cô ấy đã đóng lại lâu rồi, nhất định là người khác mở, không thừa nhận là cô ấy mở. Tôi thì biết rõ ràng là cô ấy mở tệp tin. Lúc này tôi nghĩ: Chắc chắn là cô ấy không muốn để người khác nghĩ rằng mình làm việc không nghiêm túc, mở tệp tin rồi nhưng không biết đóng lại. Đặc biệt là người mới nhất định sẽ hy vọng gây ấn tượng đầu tiên thật tốt trước mặt đồng nghiệp tại môi trường mới. Mặc dù tôi biết chính cô ấy là người mở tệp tin, tôi cũng không muốn đi nói chuyện cho ra lẽ, yêu cầu cô ấy thừa nhận lỗi của mình, rằng tôi không nói sai. Trước đây tôi là người vô cùng rạch ròi, tuy là phần tu Chân làm được tốt nhưng thường hùng hổ dọa người, thích tranh chấp, không cân nhắc đến cảm thụ của người khác, không Thiện. Cuối cùng lần này tôi đã không bóc mẽ cô ấy mà gửi email cho cô ấy nói rằng tôi biết rồi, còn xoa dịu để cô ấy đừng để tâm.

Từ khi tôi đặt niệm đầu tiên vào góc độ của người khác để xét vấn đề, tôi phát hiện rằng việc tu luyện trở nên đơn giản hơn, tư tưởng cũng trở nên đơn giản hơn. Bởi vì trước đó tôi toàn là nghĩ rằng người này đã làm những việc như vậy, rồi sau đó định nghĩa cô ấy là người như thế nào. Đây chẳng phải cái gọi là “kinh nghiệm sống” sao, chẳng phải chính là sản sinh ra quan niệm rồi sao? Quan niệm con người là điều đại kỵ trong tu luyện, nó sẽ lôi chúng ta vào lối tư duy của người thường mà không thể thoát ra. Giờ đây, tôi không định nghĩa cô ấy là người như thế nào nữa, bởi vì tôi hiểu rằng cách mà các vị Thần nhìn con người sẽ khác hoàn toàn với cách con người nhìn con người, Thần sẽ không sinh ra quan niệm đối với con người, vậy thì tôi cũng không nên lại dùng một bộ quan niệm của con người để suy xét vấn đề nữa, như vậy cảm liền cảm thấy tư duy đơn giản hẳn, cách nghĩ của con người cũng ít đi, lại có thể bao dung người khác hơn, tấm lòng thoáng đãng hơn. Tôi nghĩ đây chính là Thiện.

Sư phụ giảng:

“Thiện là biểu hiện của đặc tính vũ trụ tại các tầng thứ khác nhau và các không gian khác nhau, cũng là bản tính cơ bản của các Đại Giác Giả. Do đó, người tu luyện nhất định phải tu Thiện, đồng hoá đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Nói sơ về Thiện)

Chúng ta luôn nói cần đồng hóa với đặc tính vũ trụ nhưng nếu chúng ta không tu Thiện thì sao có thể đồng hòa với đặc tính vũ trụ đây?

Trên đây là hiểu biết tại tầng thứ của bản thân, nếu có chỗ thiếu sót, xin từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/262663



Ngày đăng: 06-02-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.