Tản mạn về y đức
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
[Chanhkien.org] Căn cứ theo tiếng Hán hiện đại, y đức bao gồm cả đạo đức ngành y lẫn tác phong và thái độ của một y bác sĩ. Vậy y đức của y bác sĩ hiện nay như thế nào?
Chúng ta hãy bắt đầu với các bệnh viện lớn. Bệnh viện nơi tôi từng làm việc nằm tại một huyện nhỏ ở phía Bắc Trung Quốc. Theo tôi nhớ thì nó tên là “Bệnh viện Nhân dân”. Đó là một bệnh viện nhà nước và giám đốc bệnh viện là một quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trong buổi họp sau Tết Nguyên đán năm nay, giám đốc yêu cầu mỗi khoa phải áp dụng mức viện phí tối thiểu để tăng thêm thu nhập, chẳng hạn như các loại phí nhập viện của trẻ em. Ví dụ, bệnh nhân nhi sẽ không được chữa lành bệnh và cho xuất viện chừng nào phía gia đình chưa trả hơn 3.000 Nhân dân tệ (NDT). Đầu tháng Ba, một đứa trẻ từ khu làng lân cận đã nhập viện do lên cơn sốt. Cha mẹ của bé lúc đó cũng không để ý lắm. Ngoài ra khi được bác sĩ và y tá hỏi đến thì họ đều trả lời rằng: “Chỉ là cảm lạnh thôi mà, vài ngày là khỏi.” Tuy nhiên, 14 ngày sau đó cơn sốt vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và cặp vợ chồng ấy đã tiêu tốn hơn 2.000 NDT. Họ vô cùng lo lắng vì khó khăn lắm họ mới kiếm được số tiền đó. Họ chẳng những bị mất rất nhiều thời gian mà còn phải chi tiêu dè xẻn từng đồng. Khi lâm vào bước đường cùng, họ phải nhờ cậy một lãnh đạo ở Cục Vệ sinh “gửi gắm” trước khi họ đến gặp trưởng khoa Nhi. Lần này vị trưởng khoa Nhi ấy đang có tâm trạng tốt và nói: “Khi tôi đi kiểm tra bệnh nhân vào sáng sớm, tôi sẽ điều chỉnh thuốc và ngày mai cậu bé sẽ khỏi bệnh”. Sáng hôm sau, đứa bé đã hạ sốt và có thể về nhà vào buổi chiều.
Ngày nay các phòng khám y tế lớn nhỏ có mặt ở khắp nơi dọc trên đường phố. Người ta thường phàn nàn về giá thuốc đắt đỏ tại những nơi đó và bệnh nhân bị móc túi một cách không thương tiếc. Những người lập nên các phòng khám y tế này đều có khả năng mua nhà, mua xe chỉ trong vòng một vài năm. Vậy mà những phòng khám này lại thường xuyên gây tử vong cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Khi truy tìm nguyên do, tôi phát hiện ra rằng tất cả họ đều muốn giữ bệnh nhân ở lại lâu hơn nhằm trục lợi, và hậu quả của việc chẩn đoán sai hoặc chậm trễ đã khiến bệnh nhân tử vong.
Đây chính là “y đức” của những người thầy thuốc Trung Quốc hiện đại. Ngay cả người bình thường cũng biến sắc khi nhắc đến thuốc men ngày nay bởi vì họ không có khả năng chi trả cho việc chữa bệnh và nhập viện.
Bị đồng tiền che mắt, những y bác sĩ Trung Quốc hiện nay không hề quan tâm đến các tiêu chuẩn đạo đức. Họ thật sự không có chút đạo đức nào. Họ chỉ muốn kiếm tiền, dám làm mọi thứ vì tiền, và khi không giữ được chuẩn mực đạo đức tối thiểu thì họ còn dám giết người.
Điều gì đã làm biến đổi nền tảng y đức của Trung Quốc? Một ngày nọ tôi nghe một người đang nói chuyện với bạn tại quảng trường chính của huyện: “Ông làm ở tòa án… sao ông không bắt những kẻ ở bệnh viện đó ra hầu tòa vì đã chẩn bệnh sai gây chết người?” Một người đàn ông trung niên trả lời: “Có một văn bản từ tòa án tối cao nói rằng những vụ kiện tụng các bệnh viện có thể được tiếp nhận và chuyển về cho chính quyền địa phương thụ lý.” Khi nghe điều này, tôi chợt nhận ra ĐCSTQ chính là ô dù bao che cho các bệnh viện tự tung tự tác. Chuẩn mực đạo đức thấp kém của các y bác sĩ là hậu quả của việc rắp tâm gieo rắc chủ nghĩa thờ tiền của ĐCSTQ.
Vào năm 2006, chỉ sau khi đọc xong Cửu Bình thì tôi mới nhìn rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ: một tà đảng dối trá 100% và thật sự tôn sùng cái ác. Theo quan điểm của tà đảng này, việc giết chóc là phù hợp với bản chất khát máu của nó. Đạo đức của con người càng suy đồi và người ta hành xử càng giả tạo thì ĐCSTQ lại càng vui mừng vì nó sẽ dễ dàng kiểm soát và lợi dụng nhân dân làm công cụ sát nhân ở những thời điểm khác nhau.
Năm 2006, Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã công bố một tin tức gây chấn động thế giới là ĐCSTQ đã thao túng bệnh viện, cảnh sát, công an và lực lượng an ninh quốc gia để đồng lõa với nhau mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống mà không hề gây mê họ. Sự tàn ác này đã khiến cả người và Thần cùng phẫn nộ và khiến trời đất thịnh nộ! Làm sao mà ĐCSTQ có thể thực hiện một tội ác như thế? Nếu ai cũng có đạo đức cao thượng và mọi người đều tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và từ chối hợp tác với ĐCSTQ, thì liệu điều này có đã và đang xảy ra hay không?
Trung y cổ đại chỉ có 4 phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh (nhìn, nghe, hỏi, bắt mạch) mà đã có khả năng chữa khỏi nhiều căn bệnh các nhau. Tại sao? Bởi vì những y học gia thời đó luôn tuân thủ y đức. Không có đạo đức thì sẽ không có phương pháp trị liệu xuất sắc nào hết. Những đại y học gia Trung Quốc cổ đại thật ra cũng là những người tu luyện đề cao tâm tính của mình và vứt bỏ danh, lợi, tình. “Tâm tính cao đến đâu, công cao đến đó” (Chuyển Pháp Luân). Khi tâm tính tu luyện lên một tầng nhất định, các công năng sẽ xuất lai. Thiên mục có thể được khai mở và nội tạng của con người ta có thể được trực tiếp quan sát. Những nơi có bệnh có thể được nhìn thấy rõ ràng, thậm chí còn rõ hơn khi nhìn bằng thiết bị hiện đại. Bước tiếp theo là kê đơn thuốc, thuốc thời đó rất rẻ và khi chúng khởi tác dụng thì các triệu chứng bệnh sẽ yếu dần đi.
Khi còn đi học, tôi có đọc một bài trong sách giáo khoa có nhan đề “Biển Thước yết kiến Tề Hoàn Công”. Lúc đó tôi chưa hiểu tại sao chỉ cần nhìn lướt qua thì Biển Thước đã biết được vua Tề Hoàn Công bị bệnh ở chỗ nào. Sau khi học Pháp Luân Công và đọc Chuyển Pháp Luân, tôi ngộ ra rằng Biển Thước là một người tu luyện có công năng đặc dị. Thiên mục của ông đã được khai mở và ông có thể nhìn thấu thân thể của Tề Hoàn Công. Một câu chuyện khác kể về việc thần y Hoa Đà thời Tam Quốc nhìn thấy khối u trong não của Tào Tháo và đề nghị làm phẫu thuật cắt bỏ đi. Nhưng Tào Tháo lại bắt giam Hoa Đà vì cho rằng Hoa Đà muốn mưu sát mình. Rốt cuộc, Hoa Đà chết trong nhà ngục còn Tào Tháo đã chết vì chính căn bệnh đó.
Ngày nay, tôi nghe kể rằng có 2 kỹ thuật cao cấp của Trung y vẫn còn được áp dụng—một là “vọng” (quan sát), hai là “thiết” (bắt mạch). Khi bệnh nhân đến, họ không cần nói gì cả. Chỉ bằng cách quan sát người bệnh hoặc bắt mạch một lúc, người ta có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và kê một đơn thuốc với giá rẻ và đơn giản. Một số bệnh nhân không tin điều này và đã đến bệnh viện chụp X-quang để nghe ý kiến khác. Kết quả chẩn đoán cũng giống như thế nhưng không chính xác bằng phương pháp của các bác sĩ Trung y.
ĐCSTQ tà ác, một bóng ma đến từ phương tây, đã hủy hoại văn hóa thần truyền 5.000 năm của Trung Hoa và môi trường phát triển lành mạnh, tốt lành của Trung Quốc. Các sách văn hóa truyền thống thì bị đốt hoặc cải biên, trong đó có cả sách cổ Trung y. Nhân dân bị nhồi nhét chủ nghĩa vô thần và học thuyết “đấu tranh”, năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác nhằm tẩy não họ. Người ta bị buộc phải từ bỏ những tinh hoa kế thừa của Trung Quốc. Đặc biệt là trong quá trình đàn áp Pháp Luân Công, những điều bịa đặt, tà ác và xấu xa đã được tận dụng để đấu với Chân, Thiện, Nhẫn, kéo đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngàn dặm mỗi ngày. Con người ta dám làm bất cứ điều gì chỉ vì tiền và ham muốn ích kỷ. Những kẻ đánh mất lương tâm đã nhúng tay vào “hành động tà ác nhất từng xảy ra trên hành tinh này”—mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Không chỉ bác sĩ thiếu y đức, mà những người thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều không còn duy trì đạo đức nữa. Với một xã hội liên tục phát triển theo chiều hướng này, chẳng phải thật đáng sợ khi mọi người đều đang ở trong tình trạng nguy hiểm hay sao?
Nếu nhân dân Trung Quốc muốn tự cứu chính mình thì hay quay lại với văn hóa truyền thống nhằm đề cao đạo đức của cả bác sĩ lẫn những người thuộc mọi ngành nghề, và việc đầu tiên phải làm là thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới để loại bỏ sự thao túng của nó. Chỉ bằng cách này thì người Trung Quốc mới có thể được tự do và chỉ khi đó đất nước Trung Quốc mới có hy vọng phục hồi vị thế của mình.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/117752
http://pureinsight.org/node/6474
Ngày đăng: 24-08-2013
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.