Xả bỏ những chấp trước của bản thân trong tu luyện
Tác giả: Một học viên ở Washington, D. C.
[Chanhkien.org] Quay đầu nhìn lại, tôi nhận ra rằng quá trình tu luyện của tôi là quá trình dần dần xả bỏ những ràng buộc bản thân. Qua 6 năm tu luyện, tôi đã dần hiểu ra con đừơng tu luyện bản thân mặc dù tôi vẫn còn có những ràng buộc.
Trong 3-4 năm đầu tu luyện, tôi đã không biết cách tu luyện và không thể hiểu thấu và hưởng lợi từ những bài bình của các học viên khác. Tôi dường như không thể quán thông với các bài viết của họ vì những ràng buộc của tôi và pháp tu của bản thân. Tại Washington, DC, trong những cuộc gặp gỡ của nhóm học viên địa phương để trao dổi kinh nghiệm và sự hiểu biết, tôi chỉ quan tâm đến những gì tôi sắp nói, và không hề lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận suy nghĩ của các học viên khác. Tôi luôn than phiền rằng những cuộc gặp gỡ đó đã không được tổ chức tốt bởi vì tôi luôn không có cơ hội để diễn giải bản thân mình.
Vào cuối năm 2000, khi nhà đại sứ Trung quốc sang Mỹ và đến trừờng đại học của chúng tôi để đọc một bài diễn thuyết. Tuy nhiên, trong bài diễn thuyết, ông ta đã thóa mạ Pháp Luân Công. Tôi ngồi giữa các thính giả, nhưng tôi đã không giảng rõ sự thật cho các thính giả ngay lập tức. Sau khi trở về tôi rất bực mình. Tôi cứ lặp đi lặp lại khiển trách bản thân. Tôi cũng kể với các bạn đồng tu về sự việc xảy ra và khiển trách bản thân vì đã không làm tốt. Năm sau đó, tôi được tham dự một Câu Lạc bộ Tổng thống Quốc gia để chào mừng nhà đại sứ mới của Trung quốc. Khi tôi nghe nhà đại sứ xuyên tạc những luận điệu độc hại về Pháp Luân Công trong suốt bài diễn thuyết, tôi lập tức đứng dậy, nhưng người điều hành đã không để tôi ngắt lời bài diễn thuyết của nhà đại sứ Trung quốc, tôi đã đứng trơ ra giữa bàn cho đến khi ông ta nói hết.
Sau đó kênh truyền thông đã phỏng vấn và chụp hình tôi và chủ tịch câu lạc bộ tổng thống quốc gia đã bước đến và bắt tay tôi. Sau đó, khi tôi bình tĩnh trở lại, tôi nhận ra rằng việc tôi làm lần này là để sửa lỗi của tôi lần trước, và không lý trí giảng rõ sự thật.
Trong suốt những năm đầu tiên, tôi luôn luôn bận rộn vì tôi muốn làm càng nhiều càng tốt các công việc của Đại Pháp. Lúc đó khuynh hướng của tôi về tu luyện và chứng thực Pháp là giống như cách một sinh viên học bài: Tôi muốn làm tốt mọi thứ, tốt hơn những người khác, nhưng tôi không hiểu rõ về mục đích những việc làm này. Bây giờ khi tôi nhìn lại, tôi nhận ra rằng tôi đã lãng phí thời gian và sức lực của mình. Tôi chỉ nên làm tốt công tác Đại Pháp trong khả năng của tôi.
Bây giờ tôi trở nên sáng suốt hơn, có thể là bởi vì tôi đã tích cực từ bỏ những ràng buộc ccơ bản, và cố gắng bắt nhịp mình với cuộc sống bình thường và có trách nhiệm hơn với bản thân mình. Tôi không chác chắn những gì đã thay đổi trong tôi, có thể thời gian học Pháp lâu dài đã thay đổi tôi. Tôi nhớ rằng trong sự kiện nhà đại sứ Trung Quốc năm 2000, khi tôi tự khiển trách bản thân trước mặt các bạn đồng tu khác, một học viên đã chỉ cho tôi: “Có vẻ như là anh tập trung quá vào những ràng buộc đấy. ” Từ đó tôi nhìn lại bản thân với môt tầm nhìn thoáng hơn.
Khi Sư Phụ khải thị vương quốc tráng lệ và tầm nhìn rộng lớn về vũ trụ vô tận và mở ra liễu nguyện xa xôi cho chúng ta, tâm thái tôi càng ngày càng trở nên tĩnh lặng, và tôi làm các việc Đại Pháp một cách vững vàng hơn. Từ đó tôi cúng dần dần khám phá ra sự khoe khoang của bản thân. Cứ mỗi lần, tôi nói một điều gì, thì tôi lại khoe khoang. Tôi cũng hiểu ra rằng, trong điạ vị của tôi, tôi không cần phải diễn giải, mà chỉ nên làm theo ý tưởng của bạn đồng tu khác. Kết quả cũng giống nhau hay thậm chí tốt hơn.
Tôi nhớ lại khi tôi bắt đầu tổ chức nổ lực để giảng rõ sự thật cho văn phòng chính phủ, tôi thường phê bình nhiều khía cạnh. Tôi luôn bị kích động vì khả năng tôi không có nhiều. Nhưng, tôi không bao giờ nghĩ về từ bỏ.
Một lần, tôi đã bị một bạn đồng tu khác phê bình và điều đó thật là đau đớn. Tôi đột nhiên hiểu ra rằng người bạn đồng tu này đang làm một công việc Đại Pháp quan trọng và chắc chắn là anh ta đang đối mặt với một áp lực rất lớn. Nếu bằng việc chỉ trích và phê bình tôi mà có thể làm giảm bớt chút áp lực cho anh ta, vậy thì sự đau khổ và của tôi đang giúp ích cho anh ấy và nó trở nên có ý nghĩa hơn. Tôi đã thay đổi cách nghĩ: Tôi nhìn nhận mọi thứ tù quan điểm của người khác, chứ không phải từ quan điểm của tôi. Thế rồi tôi lại muốn người bạn đồng tu đó phê bình tôi nhiều hơn nữa để xả bỏ bớt những áp lực cho anh ta. Bằng cách này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ các bạn đồng tu khác trong những năm gần đây. Sự giúp đỡ theo cách này rất có ích cho tôi. Khác hẳn trước đây, tôi luôn suy nghĩ về mọi thứ từ quan điểm riêng của mình.
Vì tôi tham gia công tác Đại Pháp muộn nên tôi không có kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực và không có đủ sự khôn ngoan. Nhưng giảng rõ sự thật cho văn phòng chính phủ là rất quan trọng, khó khăn và cấp bách, nó yêu cầu tôi phải chín chắn hết sức có thể. Tôi phải cám ơn tất cả các bạn đồng tu đã giúp đỡ tôi bằng nhiều cách. Họ đã giúp tôi có được kinh nghiệm rất nhanh. Tôi đã học cách chú ý đến ăn mặc, nói năng, xem xét vấn đề từ quan điểm của người khác khi đối mặt với văn phòng chính phủ, học cách liên kết nhanh chóng với các bạn đồng tu khác trên các công tác liên quan, và cố gắng để hiểu những yêu cầu của Pháp trong các vấn đề cơ bản. Tôi học cách xem xét mọi nhân tố trong một nội dung cho trước, cách xem xét các vấn đề mà tôi quan tâm từ quan điểm của toàn bộ tình huống Chính Pháp, và làm thế nào để tạo ra cơ hội tốt nhất cho chúng sinh để cho họ một vị trí tốt trong một vấn đề cụ thể. Khi tôi bắt đầu nghĩ nhiều hơn về: “ Những gì cần làm theo yêu cầu của Pháp” thay vì “ Tôi muốn làm điều này và điều đó là vì Pháp, ” Tôi thấy mình tự tin và có tính tổ chức tốt hơn. Tôi không giận dữ, cũng không trở nên do dự khi tôi gặp những khó khăn thình lình trong công tác Đại Páp. Tư tưởng dấu kín rằng: “ tôi muốn phục vụ xuất sắc cho Đại Pháp” dần dần biến mất.
Gần đây, nhằm giải cứu những trẻ em Pháp Luân Công ở Trung Quốc, một vài học viên ở DC đã liên lạc với một vài NGO liên quan để lánh nạn. Tôi đã liên lạc với một văn phòng NGO xem xét vấn đề này, văn phòng đã hỏi tôi nhiều câu hỏi qua điện thoại. Tôi nói với anh ta tại sao chúng tôi liên llạc với anh ta liên quan đến cuộc khủng bố Pháp Luân Công ở Trung quốc, đặc biệt là thảm cảnh của những đứa con của các học viên. Anh ta rất cảm động và hứa sẽ thông tin với những văn phòng khác liên quan trong tổ chức của mình và anh ta cũng muốn liên lạc với một vài tổ chức liên đới khác. Khi tôi gợi ý anh ta gặp mặt để nói chuyện và chi tiết, anh ta đồng ý. Những tuần tiếp theo tôi đã cố liên lạc với anh ta bằng điện thoại và e-mails, nhưng anh ta dường như đã quên cuộc hẹn. Sau đó, anh ta thậm chí còn không trả lời emails của tôi. Tôi không thể hình dung chuyện gì đang xảy ra, và tôi không biết phải làm gì tiếp theo. Tình huống này kéo dài cho đến gần đây. Tôi cần nói chuyện với anh ta về vấn đề quan trọng khác và tôi quyết định chủ động gặp mặt anh ta, vậy là tôi gọi cho anh ấy. Thật là ngạc nhiên, anh ta đã lên thời gian biểu để gặp tôi. Anh ta cũng mời các văn phòng liên quan ở các tổ chức khác đến gặp mặt. Chúng tôi đã nói chuyện chừng 2 giờ đồng hồ và họ đã cho tôi những lời khuyên và kinh nghiệm giá trị về việc giải cứu các trẻ Pháp Luân Công bị khủng bố.
Tôi hiểu ra sự thật từ kinh nghiệm này. Trên bề mặt chúng ta đang làm các thứ nhưng, thực ra, mọi điều đều đã được sắp đặt trước. Khi thời gian đã đến cho những sự kiện đã đựơc an bài để cùng diễn ra, những gì mà chúng ta cần làm là phải tìm người ấy để nói chuyện về nó. Kết quả sẽ rất tốt khi chúng ta làm mọi thứ mà không mang theo quan điểm người thường nào. Kết quả tốt không đến từ công lao của một số người; họ đã được Đại Pháp lựa chọn. Như những gì Sư Phụ đã giảng trong “ Một Đòn Nặng”, “Dẫu một phụ-trách viên thực thi được bao nhiêu việc nơi người đời đi nữa, người ấy làm công tác cho Đại Pháp một cách tự nguyện. Công tác thành công chỉ là hiển tướng nơi người đời. Chính từ uy-đức lớn của Đại Pháp và từ những sắp đặt của Pháp thân của tôi mới có thể làm người tu đắc Pháp và quảng bá Pháp. Không có Pháp thân của tôi tham gia, thì ngay việc hộ vệ phụ-trách viên không chắc đã được, huống hồ việc truyền Pháp rông rãi. Do vậy, quý vị không nên tự đánh giá mình cao quá. Trong Đại Pháp, không hề có danh tiếng, tư lợi hay chức vị, chỉ có tu luyện mà thôi. ”
Cuối cùng tôi muốn chia sẻ với mọi người về kinh nghiệm của tôi trong việc giải cứu những trẻ em Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc.
1) Cứu độ chúng sinh trên diện rộng
Mục tiêu cuối cùng cho những công việc này ở đây trên nước Mỹ là nhờ thông qua chính phủ Mỹ yêu cầu những nhà cầm quền Trung Quốc hãy thả những trẻ em đó ra theo một cách thoáng đãng và cao thượng- đó là những gì mà chúng tôi hàm nghĩa về giải cứu các trẻ em ấy ở đây đối với nước Mỹ. Sứ mạng mà chúng tôi gánh vác ở đây là giúp đỡ chính phủ, đặc biệt là các cơ quan hành pháp để họ có một vị trí tốt trong tiến trình Pháp Chính. Trong vài năm gần đây, nhiều chính phủ đã thể hiện thái độ ủng hộ Đại Pháp, nhưng chúng tôi vẫn thấy rằng, trong hầu hết quốc gia dân chủ, thường chỉ có quốc hội hay các thành viên quốc hội thể hiện sự ủng hộ của họ, còn các cơ quan hành pháp thì lại không. Trong nhiệm vụ giải cứu những trẻ em Pháp Luân Công, cơ quan hành pháp là nười thực thi các chính sách nước ngoài và hải ngoại- thái độ của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ đối với Đại Pháp của toàn liên bang.
Trong khi đó, chính sách của chính phủ là, trên diện rộng, được định hướng theo quan điểm cộng đồng. Nói cách khác, Rất quan trọng để có một trường chính niệm trong xã hội. Ví dụ, hãy lấy tsunami ở Nam Á. Mọi người đều biết đó là một thảm họa khủng khiếp và người ta nên giúp đỡ. Đây là quan điểm dư luận và cũng là quan điểm chung. Chi tiết về quỹ viện trợ tsunami, chính phủ viện trợ được bao nhiêu, ủng hộ bằng cách nào, vv, là những câu hỏi phải giải quyết dựa trên hoàn cảnh của họ. Quốc hội và cơ quan hành pháp có thể có những quan điểm khác nhau về công nghệ, nhưng họ sẽ tìm ra giải pháp sớm bởi vì họ đều chia sẻ hiểu biết giống nhau về tình trạng vấn đề tsunami. Tương tự như vậy, vấn đề giải cứu những trẻ em Pháp Luân Công, những gì chúng ta cần làm là giảng rõ sự thật, mà nhờ đó chính phủ và toàn xã hội sẽ hiểu rõ sự thật về cuộc khủng bố, và từ đó họ chính từ đáy lòng họ thật tâm nguyện vọng muốn ủng hộ giúp đỡ. Nhiều học viên đã nghiên cứu và thấy rằng, trước đây, nước Mỹ giải cứu những trẻ em ở các quốc gia khác được làm theo cách hoàn toàn khác và không có tiền lệ nào. Đó là để nói rằng, khi chính phủ và xã hộ muốn giúp đỡ, nếu không có luật pháp, họ sẽ tạo ra luật pháp; nếu không có mô hình, họ sẽ tạo ra mô hình.
Từ những yêu cầu của Pháp Chính, nó có ngiã là chúng ta cần giảng rõ sự thật cho tất cả các tổ chức xã hội, bao gồm chính phủ, các kênh thông tin, các tổ chức phi chính phủ, các nhà doanh nghiệp và các trường học. Chúng ta cần kiến lập một trường chính niệm trong xã hội.
2) Quy trình thực hiện và kết quả
Tôi có một vài bài học trong vấn đề này. Năm ngoái khi nghị quyết 304 được thông qua, vào tháng 10, chỉ còn lại một ít tuần trứơc khi Quốc hộ kết thúc kỳ họp. Một vài người trong chúng tôi nghĩ rằng không thể giới thiệu và chuyển nghị quyết này vào Hạ nghị viện, nên chúng tôi đã từ bỏ. Nhưng những yêu cầu của Pháp đối với chúng tôi là không để ràng buộc vào kết quả, mà chỉ chú trọng đến quy trình thực hiện như thế nào cho tốt, nên chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện nó. Chúng tôi bỗng nhiên nhận ra khoảng cách giữa chúng tôi và tiến trình Chính Pháp. Nhớ lại năm ngoái, các học viên từ nhiều tiểu bang đã đến thăm văn phòng hạ nghị viện ở vùng của mình. Vì một vài văn phòng rất khó khăn, các học viên vẫn đến từng bứơc từng bước. Quay đầu nhìn lại chúng tôi chỉ làm những gì mình có thể và những gì là nên làm.
Trong phương án giải cứu cá trẻ em, chúng tôi thường tổ chức một số sự kiện để mời những người dân hoặc văn phòng chính phủ tham dự. Nói chuyện về kết quả của các sự kiện, ví dụ, chúng tôi trở nên gần như một VIP speaker, hoặc là chúng tôi đến xem buổi hòa nhạc ủng hộ. Tuy nhiên phần quan trọng nhất trong đó là sự dụng sự kiện như một nơi gặp gỡ để giảng rõ sự thật trên một diện rộng.
Trong những năm giảng rõ sự thật gần đây, thậm chí chúng tôi không chủ định, nhiều người đã hoàn toàn lựa chọn được vị trí tốt cho mình sau khi nghe giảng thanh chân tượng. Nhiều điều mà họ làm cho Đại Pháp chúng tôi cũng không biết. Trong quá trình này, chúng tôi nhận ra rằng những gì quan trọng nhất là con người có thể nghe sự thật và thái độ của họ sẽ được sự thật chính lại sau khi chúng tôi truyền rộng chân tượng.
Ngày đăng: 21-08-2005
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.