Trong Nhẫn có Thiện, cũng có Chân
Tác giả: Phục Nhất Tân – Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Sư phụ đã dạy chúng ta trong “Chuyển Pháp Luân” rằng:
“Là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải nhẫn”.
Tu luyện đã hơn 20 năm rồi, bản thân tôi luôn làm được việc có thể không cảm thấy oán giận hay căm ghét những người đã làm tổn thương mình, đồng thời tôi còn có thể giảng chân tướng cho những người đã làm tổn thương tôi bằng tấm lòng từ bi của một đệ tử Đại Pháp để cứu họ. Tôi nghĩ mình đã làm khá tốt trong vấn đề này. Tuy nhiên, qua quá trình tu luyện trong những năm gần đây, khi tâm tính của tôi đề cao, tôi đã ngộ rõ ra rằng, tôi chỉ có thể làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” thôi thì còn cách xa mới đạt tới mức độ của tâm đại nhẫn như Sư phụ yêu cầu chúng ta.
Trong Tinh tấn yếu chỉ, mục “Thế nào là Nhẫn”, Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện”.
Như vậy, làm một người tu luyện, đã bao nhiêu lần gặp phải việc người khác giơ tay đánh chúng ta? Nếu thật sự gặp phải, thì chúng ta có thật sự làm được bất hoàn thủ, bất hoàn khẩu, không cảm thấy uỷ khuất, không uất hận không? Không làm được thì chưa phải là cái Nhẫn của người tu luyện.
Trong chương III của cuốn Pháp Luân Công, Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng Nhẫn, chỉ có Nhẫn, mới có thể tu xuất kẻ sỹ đại đức, Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất”.
Qua lời dạy của Sư phụ, tôi ngộ ra rằng: Nhẫn không chỉ là ép buộc phải nhẫn bình thường, nó là Nhẫn từ bi trên cơ sở của Thiện và Chân, không có từ bi thì không nói đến cái Nhẫn của người tu luyện được. Ví dụ như khi đối mặt với người bất lịch sự và làm tổn thương mình, bạn có thể nhẫn được ở trước mặt họ, nhưng sau lưng họ bạn lại phẫn nộ bất bình, nghị luận không dừng. Vậy chẳng phải là bạn đang làm tổn hại đến người đã bất lịch sự với bạn đó sao? Mặc dù bạn đã làm được nhẫn ở trước mặt họ, nhưng cũng không phải là cái Nhẫn của người tu luyện. Hoàn toàn là một bộ các thứ của văn hoá tà đảng, nghị luận sau lưng người khác (cũng sẽ mất đức). Như vậy, hành vi này vừa không thiện, cũng không chân, không đạt đến được cái Nhẫn của người tu luyện, cũng không được tính là nhẫn thực sự.
Trong Nhẫn có Thiện, cũng lại có Chân, chỉ khi dựa trên nền tảng của Thiện và Chân thì mới có thể Nhẫn một cách bình thản được – đó mới là “Nhẫn” của người tu luyện. Chỉ có đại Thiện mới có thể sinh ra đại Nhẫn. Nhẫn không phải là cố mà nhẫn, nhẫn trong bất lực, mà là vì trong tâm chứa đầy từ bi, không muốn làm tổn hại tới người khác nên mới nhẫn, đó mới là đại Nhẫn của người tu luyện.
Kỳ thực, nhẫn biểu hiện trong tu luyện chính là phải nhẫn đối với những việc không nên làm; phải nhẫn đối với lời không nên nói; khi người khác làm tổn hại bản thân mình thì phải nhẫn; khi mình bị đồng tu hiểu nhầm cũng phải nhẫn; khi những đề xuất của mình không được các đồng tu công nhận thì phải nhẫn (hướng nội tìm); khi một sự việc tiêu cực xảy ra mà chưa rõ đầu đuôi, mọi người đều đoán là do mình làm, cũng phải nhẫn. Cũng chính là nói, trong toàn bộ quá trình tu luyện của bản thân, đối với tất cả các hành vi lời nói khảo nghiệm về tâm tính thì đều phải nhẫn. Chỉ có đạt được nhẫn đến mức từ bi, thản đãng, không có bất kỳ nhân tâm nào, thì mới có thể thật sự tu xuất được tâm đại nhẫn của bậc Giác Giả.
Trên đây là một chút thể hội cá nhân, có điều gì chưa dựa trên Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/287596
Ngày đăng: 06-05-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.