[ChanhKien.org]
Người thường thường có khuyết điểm chính là không muốn bị người khác nói, không thích bị người khác phê bình. Sau khi bị người khác nói, có người sẽ nổi trận lôi đình, mặt đỏ tía tai, có người lại cãi chày cãi cối và liên tục giảo biện. Nhưng trên thực tế, những người hay ngại ngùng, thích giữ thể diện, không để người khác nói và không cho người khác đụng vào, đều là vì cảm thấy danh tiếng, danh dự và danh vọng của bản thân bị động chạm, họ chưa buông bỏ danh nên mới có biểu hiện như thế.
Tu luyện trong xã hội người thường, khi bạn chưa nhận thức được rằng: cái tâm “không để cho người khác nói” là vì bản thân, vì danh, vì tình; khi bạn chưa nhận thức được rằng: để cho ai nói cũng được, “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, hướng nội tìm bản thân, đều là công phu cơ bản và bản chất nhất của tu luyện, thì sẽ xuất hiện tình huống là khi bị chỉ trích bạn sẽ trả đũa lại, hễ bị nói thì liền nổ tung, không ngừng giải thích.
“Từ căn bản nhất, từ bản chất nhất — là minh chứng rằng một cá nhân có phải là người tu luyện hay không; nhất định phải vứt bỏ cái [tâm] không chịu để người khác nói. Chư vị [dẫu] phương diện nào làm cũng tốt, [còn] phương diện này không tốt, thì [chư vị] cũng không thể là người tu luyện được”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles năm 2006)
Có một đồng tu trước đây từng là viện trưởng trong người thường, khi tu luyện bà cũng từng làm trạm trưởng. Động tác luyện công của bà cứ luôn không chuẩn xác, nhưng bà ấy rất cường thế, không để người khác nói, có người giúp bà chỉnh sửa động tác bà cũng không chịu sửa lại cho đúng, cuối cùng mắc nghiệp bệnh mà qua đời.
“Kinh tu kỳ tâm
Công luyện kỳ thân”Tạm dịch:
“Kinh tu tâm ấy
Công luyện tâm ấy”(Đồng Hóa - Hồng Ngâm)
Động tác không chuẩn xác, làm sao có thể chuyển hóa bản thể đây? Cho dù thức khuya dậy sớm để luyện thì cũng vô ích. Đáng tiếc là bà ấy đã nhiều lần bỏ lỡ cơ hội chỉnh sửa động tác mà Sư phụ đã an bài.
Có đồng tu giảng chân tướng rất tốt, nhưng cứ luôn xem thường và oán trách người thân. Hễ khuyên bà hướng nội tìm bà liền nổ tung: Tôi đã thay đổi rồi, việc này hoàn toàn không phải do tôi, đều là do người thân của tôi đã sai. Quan nghiệp bệnh của bà đã kéo dài hơn một năm, sau đó bà còn bị cảnh sát quấy rối. Oán và hận đều là vật chất màu đen, vật chất oán của bản thân có thể chiêu mời sự thù hận của Trung Cộng. Nếu bà ấy kịp thời thay đổi suy nghĩ, tu khứ tâm oán hận, kết quả có thể đã khác rồi.
“Sư phụ: Người như thế cũng có trong các học viên tu lâu, ngoài ra một biểu hiện nổi cộm nhất là: họ cứ mãi tự so sánh với con người, so sánh với bản thân họ trong quá khứ, chứ không thể theo yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ mà đo lường bản thân mình.
Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi”.
(Đối thoại với Thời gian - Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trong tu luyện hãy ghi nhớ việc buông bỏ tự mãn, nếu muốn không ngừng tiến lên trên, thì cần liên tục đột phá tự ngã, mới có thể thăng lên trên được.
Có đồng tu làm ba việc rất tốt, chỉ là tình thân quyến nặng, nên khi người nhà lún sâu vào việc cho vay nặng lãi, bà ấy cũng bị cuốn theo. Đồng tu bảo bà ấy dùng Pháp để đo lường, bà ấy hùng hồn tức giận đáp lại: “Người nhà của tôi, tôi không quản thì ai quản”. Bà vì người nhà mà chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền, không những vấn đề của người nhà không được giải quyết, mà bản thân bà cũng nợ nần chồng chất.
“Chấp trước vào tình thân quyến, ắt sẽ vì thế mà luỵ, mà dày vò, mà ma, tơ vương tình cảm mà nhiễu cả một đời, tuổi đời qua đi, thì hối hận đã muộn rồi. (Người tu cần tránh - Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Lời nhắc nhở của đồng tu, có thể là điểm hóa của Sư phụ, đáng tiếc là bà ấy không ngộ ra, cứ lún vào vực sâu.
Có đồng tu khi ở trong người thường là người nổi bật, có tài năng, có người còn là học sinh xuất sắc, làm lãnh đạo, trạm trưởng, họ từ nhỏ đến lớn đều tận hưởng cảm giác được tâng bốc và biểu dương, họ trước giờ chưa bao giờ bị người khác đụng chạm, bị người khác nói. Do đó, họ thường tự cho bản thân là đúng, không bao giờ cho rằng bản thân là sai. Những đồng tu như vậy nhất định cần chú ý: Bất kỳ lời nói không lọt tai nào, có thể là lời nhắc nhở thiện ý, cũng có thể là điểm hóa của Sư phụ. Hãy xem xét lại bản thân, hướng nội tìm bản thân, đó mới là chân tu, mới có thể đề cao. Hết thảy hào quang và niềm kiêu hãnh nơi người thường, đều là điều mà chúng ta cần phải buông bỏ, nếu không chúng sẽ trở thành vật cản trên con đường tu luyện của chúng ta.
Vậy thì làm thế nào để chuyển biến quan niệm “không để người khác nói”?
Đầu tiên, phải thừa nhận rằng bản thân không phải là người hoàn hảo.
“Khiêm tốn mới làm việc được tốt. Danh tiếng là nhờ học Pháp được tốt mà dựng lập nên. Một người tu luyện có thể không sai lầm sao? (Phụ đạo như thế nào - Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Vui mừng khi được người khác phê bình và góp ý như ‘biển lớn dung nạp trăm sông”. Hãy biến những góp ý của người khác trở thành bậc thang giúp bản thân đề cao, thuận theo đó mà tiến lên, đạt được cảnh giới mượn lực mà thăng lên trên. Tức giận khi nghe người khác phê bình, là biểu hiện của người tâm địa hẹp hòi. Những người này thường bài xích các ý kiến bất đồng với bản thân, tự cho rằng bản thân cao minh, ngộ tính khá kém, không muốn sửa lỗi và hối cải.
Thứ hai, việc nhận thức ra rằng bản thân có thiếu sót chính là khởi đầu của sự thay đổi.
“Quá trình tu luyện chính là quá trình không ngừng nhận thức ra những chỗ thiếu sót của bản thân để rồi bỏ chúng đi; chỉ [có điều] rất nhiều các chấp trước tối căn bản [nếu] nhận thức ra được càng sớm càng tốt”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)
Có những đồng tu thường xuyên căn dặn nhau rằng: “Bạn nhìn thấy tôi có thiếu sót ở đâu, thì nhất định phải nói với tôi đấy”. Có trách nhiệm thực sự không phải là tâng bốc lẫn nhau, mà là chân thành nhắc nhở, đôi bên dìu dắt lẫn nhau. Chủ động trưng cầu đề xuất ý kiến, mong muốn tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm, mới có thể đề cao nhanh hơn một chút.
Còn nữa, cần phải thực sự hướng nội tìm.
“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm” (Chuyển Pháp Luân).
Không để người khác nói, bài xích ý kiến, chính là từ chối hướng nội tìm, không muốn tu bản thân. Nguyện vọng của con người rất quan trọng, mỗi lần đối mặt với sự chỉ trích, nếu đều có thể thực sự hướng nội tìm, nỗ lực khắc phục và sửa chữa, thì sẽ thực sự đề cao. Và chỉ cần chúng ta thực sự hướng nội tìm, mỗi thời mỗi khắc, chúng ta đều có thể nhìn thấy được thiếu sót của bản thân, huống hồ là người khác thẳng thắn nhắc nhở? Chúng ta khẳng định có vấn đề, cũng nhất định phải quy chính.
Còn nữa, cần phải kiên trì học thuộc Pháp. Nếu phát hiện bản thân thích biện giải, thích phản bác, vậy thì nhất định phải học thuộc thật nhiều những Pháp lý liên quan, có thể sử dụng những khoảng thời gian lẻ tẻ trong ngày như đánh răng rửa mặt, ăn cơm, đi bộ,... để nhẩm thuộc Pháp.
“Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”.Diễn nghĩa:
Ai thị ai phi (ai đúng ai sai)
“Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa”.(Thùy thị thùy phi - Hồng Ngâm III)
Sau khi học thuộc đi học thuộc lại bài thơ trên, tôi nhận thức ra rằng: Dù ai đúng ai sai, cũng đều là tôi sai.
“Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”.Tạm dịch:
“Gặp thời xảo biện hãy lặng im
Tu luyện ắt phải hướng nội tìm
Càng giải thích nhiều tâm càng nặng
Cởi chấp mở lòng sáng trong tim”.(Thiểu Biện - Hồng Ngâm III)
Sau khi học thuộc nhiều lần bài thơ “Thiểu Biện”, tôi minh bạch rằng: Biện giải chính là sự tranh đấu mạnh mẽ, không hướng nội tìm, trong lòng cứ muốn giải thích với người khác đều là do nhân tâm nặng, huống hồ bản thân liên tục giải thích? Vẫn là bản thân tấm lòng không rộng lượng, không thản đãng, tu luyện quả thực quá kém rồi.
Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhẩm lại đoạn Pháp:
“Hôm nay tôi lại đề xuất vấn đề này, đồng thời giúp mọi người gỡ bỏ những vật chất đã hình thành, (vỗ tay) tuy nhiên cái tập quán đã hình thành kia thì chư vị phải sửa đổi đi, nhất định phải sửa. Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này. (vỗ tay) Ai nếu vẫn không vượt qua được quan ải này — tôi nói với mọi người — thì đó đã là quá nguy hiểm rồi! Bởi vì đó là điều căn bản nhất của người tu luyện, cũng là thứ cần thiết phải bỏ đi nhất, cũng là nhất định phải được vứt bỏ; không bỏ thì chư vị không đến viên mãn được”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles năm 2006)
Hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau học đoạn Pháp này thật nhiều, khắc ghi trong tâm, đối chiếu mọi thời khắc.
Một chút kiến giải vụng về của bản thân, xin các đồng tu từ bi chỉ chính.