Đệ tử Đại Pháp Đại lục - Phục Nhất Tân
[ChanhKien.org]
Sau nhiều năm học Pháp và học thuộc Pháp, tôi có một chút thể ngộ mới đối với việc tu luyện, xin chia sẻ cùng với các đồng tu.
Thế nào là tu luyện chân chính? Sư phụ đã dạy chúng ta trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ — Thế nào là tu luyện” rằng:
“Chỉ có học Pháp tu tâm, thêm vào đó phương tiện viên mãn là luyện công nữa, thật sự thay đổi chính mình từ căn bản, tâm tính đang đề cao, tầng thứ đang đề cao, đó mới là tu luyện chân chính”.
Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ còn dạy chúng ta rằng:
“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm”
Khi mới bắt đầu truyền Pháp, Sư phụ đã nói rõ cho chúng ta biết: Thế nào là tu luyện chân chính.
Thế mà bản thân tôi tu luyện đã gần 30 năm, vẫn không thể lĩnh hội được thế nào là tu luyện chân chính, do đó sự thay đổi về bản chất rất chậm, đề cao tầng thứ cũng rất chậm. Không thể làm được ‘hướng nội vô điều kiện’, cứ luôn hướng ngoại tìm. Tôi nhìn vào những người thân xung quanh: người này tự tư, người kia đối xử với mình không tốt. Tôi lại nhìn vào bạn bè xung quanh: luôn lấy tiêu chuẩn của bản thân để đo lường, người này thích chiếm lợi, người kia thảo mai, lời nói không chân thật. Đối đãi với đồng tu thì: luôn nhìn chằm chằm vào điểm thiếu sót của các đồng tu, người này làm việc không dựa trên Pháp, người kia nói chuyện ‘thường nhân hóa’, luôn cảm thấy người khác đều không sánh được với bản thân. Tôi luôn dùng thế giới quan của bản thân để đo lường thế giới bên ngoài, khi giao tiếp với người khác, nếu gặp phải một số người hay sự việc không như ý nguyện của bản thân, trong tâm tôi sẽ phẫn nộ bất bình, rơi vào cuộc tranh luận đúng sai một cách không tự biết.
Thông qua nhiều năm học thuộc Pháp, khải thị của Sư phụ đã khiến tôi hiểu ra, hết thảy các sự việc của con người biểu hiện ra bên ngoài, đều là phản ánh nội tâm của tôi. Trước đây tôi chỉ hướng ngoại tu, tu người khác chứ không tu chính mình, tu tới tu lui mà trong nội tâm vẫn còn rất nhiều nhân tâm chấp trước. Trên miệng thì nói hướng nội tìm tu bản thân, nhưng hành vi lại chưa thực sự làm đến được. Pháp lý mà Sư phụ giảng tôi chỉ nhận thức trên lý thuyết, tuy nhiên, tôi lại dùng Pháp lý để đo lường người khác, chứ không dùng để chỉ đạo ngôn hành của bản thân. Giờ đây nghĩ lại, tôi cảm thấy bản thân không xứng là người tu luyện.
Trong vấn đề hướng nội tìm tu bản thân, có thể các đồng tu đã sớm có sự đột phá, nhưng đối với tôi mà nói, trước kia cứ luôn cho rằng bản thân mình là đúng, sau khi tu luyện, cái loại cảm giác “chỉ tay năm ngón” này chỉ tăng chứ không giảm. Điều này có khả năng liên quan đến sự nghiệp giáo viên hơn 30 năm của tôi, bởi vì ngay từ nhỏ cái tâm tranh cường háo thắng của tôi rất mãnh liệt. Tôi không nhịn được khi bị người khác nói, trong người thường đã dưỡng thành thói quen tự cho mình là đúng, chịu độc hại của văn hóa tà đảng, việc gì cũng đều nỗ lực và tranh đấu để làm được tốt nhất, làm đến tột bậc, làm việc chạy sang cực đoan. Từ đó sinh ra tâm coi thường người khác một cách mạnh mẽ. Trước kia, thông thường khi ai đó nói tôi, tôi hoàn toàn không lắng nghe và để trong tâm, từ nhỏ đã dưỡng thành thói quen không muốn bị người khác quản, càng trở nên coi thường những người quản tôi. Trong mắt bạn bè và người thân, thái độ của mọi người đối với tôi đều là ‘kính trọng nhưng khó gần’, đều không dễ mạo phạm đến tôi. Giữa các đồng tu, cũng rất ít người đưa ra ý kiến phản diện trước mặt tôi.
Tu luyện chính là tu bản thân mình, tu luyện chính là tu khứ nhân tâm của bản thân. Thế nhưng trong gần 30 năm tu luyện, tôi lại chưa thực sự tu bản thân, không chiểu theo lời dạy của Sư phụ:
“Tu luyện là tu nhân tâm, tu chính mình; khi có vấn đề, khi có mâu thuẫn, khi có khó khăn và bị đối xử bất công bằng, thì vẫn có thể hướng nội tìm trong bản thân mình, thế mới là tu luyện thật sự”. (Trích: Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan).
Trên thực tế, người tu luyện ngoại trừ tu bản thân ra, hết thảy những nỗi lo khác đều là sự lo lắng thừa thãi. Nhưng tại vấn đề lớn như vậy, tôi lại phóng nhanh trên con đường học thuộc Pháp, chứ không thể chiểu theo giáo huấn của Sư phụ để tu bản thân. Hai mắt hướng ngoại nhìn, đi theo con đường mà cựu thế lực an bài. Tu luyện đã gần 30 năm, sự thay đổi của bản thân không lớn, không tu xuất được những Thần tích mà Sư phụ đã giảng trong Đại Pháp, không triển hiện vẻ đẹp của Đại Pháp một cách rõ ràng.
Bây giờ tôi ngẫm nghĩ, những quan niệm ai đúng ai sai, ai tốt ai xấu mà bản thân tôi chấp trước trong quá khứ, đều là nhân tâm, đều là những thứ con người chấp trước không buông, không phải là điều Thần cần, tâm của Thần hoàn toàn có thể buông bỏ được. Toàn bộ vũ trụ đều là do Pháp cấu thành, Đại Pháp thuộc về toàn nhân loại, hà cớ gì phải lo lắng ai đó như thế nào? Nếu bản thân có thể dùng Pháp suy xét vấn đề, mọi thứ chẳng phải đều do Sư phụ an bài sao? Chẳng phải đều là tu bản thân sao? Làm sao còn có thể có những âu lo kia nữa? Đây chẳng phải đều là nhân tâm sao?
Thông qua nhiều năm học thuộc Pháp khiến tôi minh bạch ra rằng, tu luyện chính là tu khứ quan niệm và nhân tâm của người tu luyện. Tôi nhận thức được rằng, những quan niệm này đều không phải là tôi, tôi cần phải tu khứ những nhân tâm và quan niệm bất hảo này. Không thể lại chấp trước vào những thứ cản trở tôi tu luyện tinh tấn. Tôi cần phải buông bỏ hết thảy nhân tâm và chấp trước, bao gồm chấp trước đối với thân thể người. Nhất tư nhất niệm chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm. Gặp phải bất cứ chuyện gì, khó khăn lớn đến mấy thì đều hướng nội tìm, tìm ở bản thân và tu bản thân, tôi nghĩ rằng sẽ không có quan nào là không thể vượt qua.
Tôi cũng minh bạch ra rằng, trước kia tôi lầm tưởng làm việc cũng bằng như tu luyện, tâm tư đặt nặng vào làm việc, không coi trọng việc tu khứ nhân tâm trong quá trình làm việc. Do vậy trong thời gian dài, mặc dù tôi làm được một khối việc lớn, nhưng tâm chấp trước của bản thân vẫn tu bỏ rất chậm, đương nhiên đề cao cũng rất chậm. Nói chung là bản thân không biết tu luyện, không hiểu đặc thù của tu luyện Đại Pháp, dưới tình huống đạo đức thấp kém thời mạt thế như ngày nay, tu luyện sẽ ‘lực bất tòng tâm’.
Thông qua nhiều năm học thuộc Pháp khiến tôi minh bạch, người và Thần là khác nhau, Thần là hòa ái và từ bi, Thần thấy chúng sinh đều khổ, thấy con người đều ở tại một tầng thứ, không có ai đúng ai sai. Nếu đã như vậy, tôi không có bất cứ lý do nào để lại phân biệt ra người nào tốt, người nào xấu. Chỉ có người thường nhìn người thường mới có thể có sự khác biệt; bạn thiện, tôi sẽ đối xử tốt với bạn, bạn ác, tôi sẽ đối xử tệ với bạn, vậy chính là người thường rồi; Thần sẽ không thể bị người thường cải biến, vô luận bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi đều sẽ chiểu theo yêu cầu của Pháp để đối đãi với bạn, chứ không đối đãi bạn theo cách mà bạn đối xử với tôi, cũng không chiểu theo lý trong người thường để đối đãi bạn. Chỉ có chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà đối đãi với chúng sinh, chúng ta mới có thể thực sự cứu chúng sinh. Cũng chính là nói, đối với chúng sinh cần phải từ bi, chỉ có dùng tâm từ bi, không dùng cách phân biệt người tốt người xấu để nhìn nhận chúng sinh, mới có thể thực sự cứu chúng sinh.
Nói tới nói lui, tu luyện là gì thì chúng ta không nói cũng hiểu rồi. Tu luyện chính là tu bản thân, tu tốt bản thân mới có thể làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu, tu không tốt bản thân, thì sẽ mang thêm phiền phức cho Sư tôn, sẽ khiến Sư tôn thêm lo lắng vì bản thân.
Đặc biệt là tình thế hiện nay, Sư ân đang bị Trung Cộng bôi nhọ, chúng ta không thể chối bỏ một phần trách nhiệm của mình trong đó, là do bản thân tu chưa tốt, mang thêm phiền phức cho Sư phụ, gây cản trở Sư phụ chính Pháp. Viết đến đây, nước mắt tôi tuôn rơi. Gần 30 năm nay, vì tôi chưa tu tốt bản thân, khiến Sư tôn lo lắng rất nhiều. Tôi biết rằng, Sư tôn vẫn không từ bỏ một đệ tử không biết nỗ lực như tôi, Ngài luôn bảo hộ đệ tử, con xin cảm tạ Sư tôn! Đệ tử bây giờ đã thực sự biết rằng thế nào là tu luyện rồi, đệ tử sau này sẽ nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tu tốt bản thân, làm được ‘hướng nội vô điều kiện’, làm tốt ba việc, cuối cùng theo Sư phụ trở về nhà.
Một chút thể ngộ của bản thân trong quá trình học thuộc Pháp, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, kính mong các đồng tu từ bi chỉ chính.