Học Pháp nhiều hơn, tìm về trạng thái tu luyện như thuở ban đầu
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đài Loan
[ChanhKien.org]
Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi đã tham gia kỳ thi lấy chứng nhận của một hạng mục nhưng không đạt, lý do không đạt là vì tôi đã không tuân theo trình tự quy trình. Cá nhân tôi nghĩ rằng kết quả như nhau là được rồi, thứ tự không quan trọng lắm. Tôi coi đó là điều hiển nhiên và làm theo cách riêng của mình nên tôi đã không vượt qua được kỳ thi lấy chứng nhận. Từ đó tôi phát hiện ra chính vì cái tôi của mình nên mới bị thất bại như vậy, tôi không đưa quan niệm của mình trở về không.
Tôi vẫn luôn nghĩ, Pháp tôi cũng đang học, nhưng tại sao luôn cảm thấy không có đề cao, phải chăng cũng là do tôi không đưa quan niệm của mình trở về không, vẫn là dùng quan niệm của bản thân để học Pháp?
Sư phụ đã đến giúp tôi, ngài cử ba đồng tu đến thay nhau hỏi tôi về các vấn đề liên quan tới tu luyện. Bề mặt xem ra mặc dù là tôi đang giúp họ, nhưng trên thực tế là họ đang giúp đỡ tôi. Trong quá trình chúng tôi giao lưu với nhau, tôi đã thực sự nhận ra được vấn đề vì sao tôi học Pháp mà không đắc Pháp, tôi đã xem trọng danh lợi tình của con người hơn Pháp, tôi đã xem trọng quan niệm con người hơn Pháp, tôi không đặt Pháp ở vị trí đầu tiên.
Trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân” Sư phụ giảng:
“Chư vị có rất nhiều người học Pháp chưa đủ. Nguyên nhân chư vị học Pháp không đủ, không phải là chư vị không học Pháp, không phải là chư vị học Pháp ít, mà là chư vị ôm giữ quan niệm người thường khi học”.
Đoạn Pháp này trước đây tôi đã từng đọc qua nhiều lần rồi, do bản thân căn bản không ý thức được rằng mình cũng có vấn đề này, nên khi đọc qua rồi thì để nó trôi tuột đi, cũng không xem trọng nó.
Vậy là tôi quyết định đưa quan niệm của mình trở về không, không nghĩ gì nữa, chăm chỉ học Pháp và đọc thuộc Pháp, khắc ghi Pháp trong tâm một cách chắc chắn, học thật thấu Pháp.
Mỗi lần tôi học và đọc thuộc Pháp, không gian cá nhân của tôi giống như đang diễn ra một cuộc đại chiến giữa chính và tà, tôi luôn phải đấu tranh chống lại giả ngã của những quan niệm hậu thiên.
Tôi còn mắc phải một vấn đề giống như trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004” Sư phụ đã giảng:
“Không tinh tấn thì mới có thể nhàn rỗi đi cảm thụ loại cảm thụ kia của người thường, có phải vậy không?”
Nhằm loại bỏ vấn đề này, tôi đã ép buộc bản thân phải học Pháp thật nhiều, ngừng dành thời gian để đi cảm thụ những cảm xúc của người thường kia. Một đồng tu đã giới thiệu tôi lên nền tảng RTC. Nền tảng đó mang tính quốc tế, gần như 24 giờ một ngày đều có người học và đọc thuộc Pháp. Bất cứ khi nào có thời gian, tôi đều lên mạng để học và đọc thuộc Pháp cùng mọi người.
Cuối cùng, tôi đã đột phá được hoàn cảnh này, học Pháp không còn khó khăn nữa. Học Pháp không còn đi theo hình thức nữa. Tôi biết cách dùng Pháp để đối chiếu với bản thân, tìm ra khuyết điểm của mình và có thể dùng Pháp để quy chính chúng. Chủ ý thức được tăng cường rất nhiều, tâm chấp trước bỏ đi không ít, tâm an dật cũng loại bỏ được tương đối nhiều, hướng nội tìm nhiều hơn là hướng ngoại nhìn. Những việc nhân tình thế thái mà trước đây tôi quan tâm cũng trở nên ít đi.
Trước đây học Pháp có những chỗ mà bản thân không lý giải được, thì nay đều có thể lý giải được rồi. Cùng với việc học thêm kinh văn giảng Pháp ở các nơi, tôi cũng đã có thể lý giải được ý nghĩa mà Sư phụ giảng. Khi quan niệm của người thường xuất hiện, thì tôi có thể nắm bắt dễ dàng, sau đó dùng Pháp để quy chính. Trước đây khi luyện động công, động tác của tôi thường nhanh hơn so với khẩu lệnh của Sư phụ, rất khó để thay đổi. Thật thần kỳ, là hiện nay khi luyện động công tôi có thể luyện sau khi khẩu lệnh của Sư phụ vang lên, luyện động công chắc chắn tới đúng vị trí. Tôi ngộ ra rằng, động tác thực hiện nhanh hơn khẩu lệnh của Sư phụ, đó cũng là một loại biểu hiện của tự đại.
Nghĩ lại về bản thân trước đây, tự ngã của tôi quả là quá lớn, quá mạnh mẽ, quan niệm người thường quá nặng, nhân tâm quá nặng, mê mờ mất phương hướng, tạ ơn Sư phụ đã kịp thời cứu độ con.
Một ngày nọ, tôi nghĩ đến một tỷ lệ: trong đầu não của tôi, tỷ lệ giữa Đại Pháp và những quan niệm của con người. Ví dụ mỗi ngày chúng ta chỉ học một bài giảng, mất hai giờ đồng hồ (hơn nữa trong hai giờ này tôi có thể cũng không thể đảm bảo rằng có thể hoàn toàn nhập tâm), vậy 22 giờ còn lại thì sao? Liệu nó có thể không bị quan niệm của con người chiếm thế thượng phong không? Vậy thì trong tâm trí của bản thân, quan niệm của con người chẳng phải lớn hơn Pháp sao? Liệu tôi có đang bước đi trên con đường do cựu thế lực an bài mà không tự biết không? Nghĩ đến điều đó thấy thật đáng sợ.
Hơn nữa, học Pháp quá ít sẽ bị cố định tại quan niệm của con người, cho rằng quan niệm của mình là đúng. Thông qua học Pháp nhiều với lượng lớn, kết hợp với học thuộc Pháp, hướng nội tìm và thực tu, cuối cùng tôi cũng đã có thể tìm về trạng thái tu luyện như thuở ban đầu, càng có thể phân biệt được:
Thế nào là người tu luyện, thế nào là người thường;
Thế nào chính niệm, thế nào là quan niệm hậu thiên;
Thế nào là bất động tâm của người tu luyện, thế nào là sự thờ ơ của người thường.
Càng có thể lý giải rõ hơn:
Thế nào là tinh tấn trong tinh tấn;
Thế nào là tu dựa trên Pháp;
Thế nào là đồng hóa với Pháp;
Thế nào là:
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm” mà Sư phụ giảng trong “Bài trừ can nhiễu – Tinh tấn yếu chỉ II”.
Thế nào là:
“Các tầng khác nhau có các pháp khác nhau” (Chuyển Pháp Luân).
Tôi cũng không thể vì đã đề cao rồi mà dương dương tự đắc, như vậy sẽ sản sinh ra các tâm chấp trước và những trở ngại mới.
Tôi biết rằng tầng thứ của tôi vẫn còn rất thấp, tôi còn phải tiếp tục dũng mãnh tinh tấn để tiến đến tầng cao hơn, phải tự nhắc nhở mình rằng nhất định không được buông lơi ý chí học Pháp, phải kiên định làm tốt ba việc và không được để tâm trí mình dao động.
Thông qua việc học Pháp với lượng lớn lần này, kết hợp với học thuộc Pháp, hướng nội tìm và thực tu, tôi thể ngộ ra rằng, phải thực sự đặt Pháp lên vị trí hàng đầu, học thật thấu Pháp, để trong tâm trí luôn chứa đầy Pháp, không để quan niệm người thường có cơ hội chen vào. Đồng thời cần phải chiểu theo những lời Sư phụ giảng để làm, mới có thể chân chính bước đi trên con đường mà Sư phụ đã an bài, như vậy mới có thể tránh được việc đi theo con đường an bài của cựu thế lực.
Quả thực là “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân), trong quá trình viết bài, tôi thực sự cảm nhận được rằng Sư tôn đang dạy tôi viết tâm đắc thể hội! Tạ ơn Sư tôn!
Trong quá trình chia sẻ có điều gì chưa đúng và có chỗ nào còn chấp trước, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Tạ ơn Sư tôn! Cảm ơn các bạn đồng tu!
Ngày đăng: 16-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.