The New York Times “điều tra” Shen Yun và Pháp Luân Công: 12 điểm chính bạn cần biết
Bài viết của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp/ Biên dịch: Tô Văn
[ChanhKien.org]
Trụ sở của tờ The New York Times tại thành phố New York vào ngày 7/12/2009. (Ảnh: Mario Tama/ Getty Images)
Từ tháng 8 năm 2024, The New York Times đã đăng một loạt bài viết liên quan đến Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun (Shen Yun Performance Arts), do các học viên Pháp Luân Công thành lập, cũng như về Pháp Luân Công. Những bài báo sai lệch này đã mô tả Shen Yun là một môi trường mang tính ngược đãi, nơi mà các diễn viên bị coi là “vật phẩm tiêu hao” trong khi những người khác được hưởng lợi từ đó; đồng thời miêu tả các học viên Pháp Luân Công như những người cuồng tín bị lừa dối. Những mô tả này không chỉ khiến các diễn viên hiện tại và cựu diễn viên của Shen Yun cùng các học viên Pháp Luân Công cảm thấy hoàn toàn không đúng sự thật, mà còn bị bác bỏ bởi các bác sĩ, luật sư và các chuyên gia về Trung Quốc vốn rất am hiểu về những người này.
Để hiểu vì sao những nội dung bóp méo sự thật như vậy lại xuất hiện trên một tờ báo danh tiếng của Mỹ, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center – FDIC) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về mọi khía cạnh của các bài báo này. Dựa trên các cuộc phỏng vấn với hàng trăm diễn viên hiện tại và cựu diễn viên của Shen Yun trong một năm qua, các email trao đổi giữa phóng viên của tờ báo và những người được phỏng vấn, ý kiến từ những bác sĩ thường xuyên điều trị cho các diễn viên Shen Yun, cũng như các thông tin rò rỉ từ chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), chúng tôi đã phát hiện nhiều điểm đáng ngờ.
Chúng tôi phát hiện rằng, mặc dù Shen Yun và các bên liên quan đã nhiều lần thiện ý cung cấp thông tin trái chiều với định kiến có sẵn của The New York Times, nhưng tờ báo này vẫn phớt lờ. Thay vào đó, họ sử dụng các nguồn tin có vấn đề nghiêm trọng, chọn lọc một mẫu dữ liệu rất nhỏ để xây dựng một “kịch bản” cụ thể, bỏ qua ý kiến của nhiều chuyên gia, không công bố những thông tin quan trọng cho độc giả, và tiếp tục duy trì mô hình bóp méo nghiêm trọng tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công trong suốt hơn hai thập kỷ qua.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng: Tại sao The New York Times lại thực hiện một loạt bài viết vi phạm đạo đức báo chí, hơn nữa còn hiển nhiên gây tổn hại đến một nhóm tôn giáo thiểu số đang bị đàn áp ở Trung Quốc? Mức độ mà những bài báo của The New York Times đạt được mục tiêu của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) thật khiến người ta lo ngại.
Dưới đây, chúng tôi trình bày chi tiết 12 điểm quan trọng mà độc giả cần biết về loạt bài của The New York Times. Bản gốc tiếng Anh cùng các tài liệu đính kèm, vui lòng truy cập tại đường link sau:
* 12 điểm độc giả cần biết
1. Các bài báo của The New York Times dựa trên lời kể có chọn lọc từ một nhóm nhỏ những người bất mãn, đưa ra cáo buộc trên phạm vi rộng lớn mà không có bằng chứng xác đáng. Trong bài viết chứa nhiều thông tin sai lệch.
2. The New York Times không tiết lộ xung đột lợi ích rõ ràng của những người được phỏng vấn, bao gồm cả mối quan hệ của họ với chính quyền ĐCSTQ.
3. The New York Times có lịch sử lâu dài trong việc đưa tin sai lệch về Pháp Luân Công.
4. Xét từ thời điểm và nội dung của loạt bài báo này cho thấy, nó trùng khớp với chiến dịch mới của lãnh đạo ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Shen Yun và Pháp Luân Công trên phạm vi toàn cầu.
5. Một cá nhân trên mạng xã hội Youtube được ĐCSTQ đứng sau hậu thuẫn, đã từng đe dọa bạo lực đối với Shen Yun, đang đối mặt với cáo buộc sở hữu vũ khí bất hợp pháp tại Mỹ. Người này có mối quan hệ mật thiết với những người được The New York Times phỏng vấn và công khai thảo luận về việc hợp tác với phóng viên của tờ báo.
6. Những bài báo này bóp méo nghiêm trọng tín ngưỡng vào Pháp Luân Công và đoàn thể này, thể hiện sự thiếu hiểu biết và thành kiến đối với văn hóa và tôn giáo.
7. Các phóng viên rõ ràng theo đuổi góc nhìn tiêu cực, phớt lờ những cuộc trao đổi dài với nhiều cựu diễn viên Shen Yun, những người đã chia sẻ trải nghiệm hoàn toàn trái ngược với câu chuyện u ám dưới ngòi bút của phóng viên.
8. Những bài báo này ám chỉ sai sự thật rằng Shen Yun không khuyến khích nghệ sĩ tìm kiếm chăm sóc y tế hoặc họ không thể nhận được điều trị cần thiết.
9. Các bài viết mô tả lệch lạc một số quy định của Shen Yun, gọi chúng là ác độc và áp bức, mà những quy định này lại là cách làm tiêu chuẩn tại nhiều trường học ở Mỹ.
10. Loạt bài báo có tính hệ thống sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhằm thao túng cảm xúc của độc giả.
11. Những bài viết này cố tình che giấu việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng với đầy đủ bằng chứng và chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào Shen Yun.
12. The New York Times đã không thuật lại sự thật, và bên hưởng lợi duy nhất chính là ĐCSTQ.
* Về Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp
1. Các bài báo của The New York Times dựa trên lời kể có chọn lọc từ một nhóm nhỏ những người bất mãn, đưa ra cáo buộc trên phạm vi rộng mà không có bằng chứng xác đáng. Trong bài viết chứa nhiều thông tin sai lệch
Những bài báo liên quan đến Shen Yun này chủ yếu dựa vào một số ít cựu diễn viên và học viên Pháp Luân Công không mang tính đại diện để làm mẫu, từ đó đưa ra những cáo buộc ngầm về hành vi không đúng đắn. Trong gần hai thập kỷ kể từ khi Shen Yun được thành lập, hơn 1.000 người đã tham gia biểu diễn hoặc làm việc tại đây.
Trong một bài báo đăng vào tháng 8/2024, phóng viên The New York Times tuyên bố đã phỏng vấn 80 người, trong đó bao gồm 25 cựu diễn viên Shen Yun. Tuy nhiên, nội dung bài viết gần như hoàn toàn chỉ dựa trên lời kể của 7 cựu diễn viên và tổng cộng chỉ trích dẫn ý kiến của 13 người – một tỷ lệ cực kỳ nhỏ so với toàn bộ đoàn thể Shen Yun. Đây không phải là một mẫu khảo sát mang tính đại diện hay thể hiện tính khách quan. Dù vậy, The New York Times vẫn dựa vào những phát ngôn của nhóm nhỏ này để đưa ra những chỉ trích hoặc ám chỉ tiêu cực về Shen Yun và Pháp Luân Công, trong khi những điều này hoàn toàn trái ngược với hàng trăm lời chứng thực công khai từ các nghệ sĩ Shen Yun hiện tại và trước đây trên nhiều nền tảng và trang web. Cụ thể, hơn 650 diễn viên hiện tại và cựu diễn viên của Shen Yun đã ký vào một bản kiến nghị, tuyên bố rằng loạt bài báo của The New York Times đã “bóp méo nghiêm trọng và mô tả sai lệch về công việc, tín ngưỡng và lối sống của chúng tôi”. Ngoài ra, hơn 570 thành viên gia đình của các diễn viên Shen Yun, phần lớn là cha mẹ, cũng đã ký vào bản kiến nghị này.
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã xác minh với hơn 10 cựu nghệ sĩ Shen Yun, và tất cả họ đều có cái nhìn rất tích cực về trải nghiệm của mình tại Shen Yun. Hoàn toàn dễ dàng để liên hệ được với họ, nhưng họ cho biết rằng các phóng viên của The New York Times chưa bao giờ liên hệ với họ để phỏng vấn. Ngược lại, có ít nhất mười mấy cựu diễn viên, những người đã rời Shen Yun vì bất mãn hoặc bị yêu cầu rời đi, lại được các phóng viên liên hệ. Trong số 13 người được The New York Times trích dẫn, ngoại trừ một người duy nhất, số còn lại đều đưa ra lời bình luận tiêu cực. Rõ ràng, đó không phải thực tế về cuộc sống của các nghệ sĩ Shen Yun, mà vì đó chính là điều mà tờ báo này muốn nhắm tới. Những thực tế trên cho thấy rằng các phóng viên The New York Times không thực sự tiến hành điều tra khách quan về môi trường làm việc của các vũ công Shen Yun. Thay vào đó, họ đã cố ý theo đuổi những mô tả tiêu cực.
Trong một bài báo The New York Times công bố vào tháng 12/2024 về tình hình tài chính của Shen Yun, một mô thức tương tự cũng được thể hiện rõ ràng. Toàn bộ nội dung bài viết dường như nhằm vu khống các tổ chức liên quan đến Pháp Luân Công là công cụ kiếm tiền cho ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, nhưng lại không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Bài báo dựa vào những tin đồn nhỏ lẻ và các giao dịch tài chính riêng lẻ, hầu hết không liên quan đến hoạt động của Shen Yun, nhằm ám chỉ rằng có lợi ích kinh tế, nhưng hoàn toàn không có bằng chứng rõ ràng. Mặc dù vậy, biên tập viên của The New York Times vẫn chọn một tiêu đề gây hiểu lầm: “Chinese Dance Troupe’s Success Enriches a Movement’s Leader” (Tạm dịch: Thành công của một đoàn múa Trung Quốc làm giàu cho lãnh đạo phong trào), và thậm chí đưa bài báo lên trang nhất. Ngày 30/12 còn đăng bài với tiêu đề: “Chinese Troupe – A Cash Engine for Its Leader” (Tạm dịch: Một đoàn nghệ thuật Trung Quốc – Cỗ máy kiếm tiền cho lãnh đạo của họ). Sau đó, tiêu đề bài báo trên phiên bản website cũng được thay đổi thành: “How Shen Yun Tapped Religious Fervor to Make $266 Million” (Tạm dịch: Shen Yun đã khai thác lòng sùng đạo như thế nào để kiếm 266 triệu USD). Phiên bản tiếng Trung trên web được đăng với tiêu đề: Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun của Pháp Luân Công đã lợi dụng sự cuồng tín tôn giáo để kiếm 266 triệu USD.
Trên thực tế, vì để cho mọi người nhận được nhiều lợi ích, ông Lý Hồng Chí đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình để hồng truyền một pháp môn tu luyện của Phật gia. Ông không nhận bất kỳ thu nhập nào từ bất kỳ công ty nào liên quan đến Pháp Luân Công, bao gồm cả tổ chức phi lợi nhuận như Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Toàn bộ sách, các bài giảng và video hướng dẫn học Pháp Luân Công đều được cung cấp miễn phí trên internet, với hơn 50 ngôn ngữ khác nhau. Tất cả các hội nghị về Pháp Luân Công đều không thu phí tham dự. Rõ ràng, việc kiếm lợi nhuận chưa bao giờ là mục tiêu của ông Lý Hồng Chí. Tuy nhiên, cách mô tả của The New York Times khiến độc giả không thể hiểu được bối cảnh này.
Những lời dối trá và xuyên tạc trong bài báo của The New York Times không phải là những sai sót nhỏ. Như sẽ được phân tích chi tiết dưới đây, các phóng viên của tờ báo này đã cố tình lược bỏ những thông tin quan trọng có liên quan hay phù hợp với chủ đề. Rất khó để không đưa ra kết luận rằng: những câu chuyện tin tức này xuất phát từ một chiến dịch, được thực hiện thông qua việc viết, biên tập và xuất bản có chủ ý, có kế hoạch nhắm mục tiêu duy nhất vào Shen Yun và Pháp Luân Công bằng cách thổi phồng những tiêu cực, sai lệch và thiếu công bằng. Trong quá trình đưa tin, các nhân viên của The New York Times dường như đã có những quyết định có chủ ý tại nhiều thời điểm, để thúc đẩy một kịch bản đã được định trước.
Kết quả là, những bài báo tràn lan của họ đã đưa ra những cáo buộc trên diện rộng nhắm vào một công ty Mỹ và một nhóm thiểu số đang bị bức hại. Những cáo buộc này gần như hoàn toàn dựa trên một số ít nguồn tin, trong đó có những cá nhân rõ ràng có xung đột lợi ích, động cơ ẩn giấu, và có sự phối hợp từ trước, thậm chí còn liên hệ với các YouTuber do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn và một chiến dịch công kích toàn diện của ĐCSTQ có thể tra cứu tài liệu đầy đủ. Hơn nữa, các bài báo được thực hiện trong bối cảnh các phóng viên được nhắc nhở liên tục, có sẵn những thông tin mâu thuẫn với nội dung bài viết, và hoàn toàn có thể tiếp cận kiến thức trong tầm tay giúp phản ánh sự việc một cách trung thực, công bằng và khách quan.
Có vẻ như, quy trình kiểm duyệt nội bộ của The New York Times để đảm bảo tính chính xác, công bằng và đáng tin cậy đã gặp lỗi nghiêm trọng ở nhiều cấp độ, chưa kể đến việc kiểm duyệt và đảm bảo rằng các thế lực xấu xa không can thiệp vào công tác tuyên truyền.
2. The New York Times không tiết lộ xung đột lợi ích rõ ràng của những người được phỏng vấn, bao gồm cả mối quan hệ của họ với chính quyền ĐCSTQ
Khi xem xét kỹ hơn bối cảnh của các nhân vật chính được phỏng vấn, tính liêm chính trong cách thức đưa tin của The New York Times càng bị đặt dấu hỏi. Trong bài báo đầu tiên của The New York Times, xuất bản vào tháng 8/2024, 6 cựu nghệ sĩ Shen Yun được trích dẫn nhiều lần và có ảnh minh họa. Tuy nhiên, ít nhất 3 trong số họ có mối quan hệ không được công khai với Học viện Múa Bắc Kinh (còn gọi là Bắc Vũ). Bắc Vũ là một tổ chức do chính quyền Trung Quốc tài trợ, cũng là đối thủ cạnh tranh duy nhất trên thế giới của Shen Yun và các trường liên kết của họ. Theo trang website chính thức bằng tiếng Trung của Bắc Vũ, ĐCSTQ có ảnh hưởng sâu rộng trong học viện này. Ban lãnh đạo của trường hầu như toàn bộ đều là đảng viên ĐCSTQ (trong số 11 thành viên lãnh đạo, có tới 10 người là đảng viên). Hơn nữa, nhiều lãnh đạo của học viện còn giữ chức vụ trong các bộ phận tuyên truyền và Mặt trận thống nhất của ĐCSTQ.
Trong số 6 người phỏng vấn chính của The New York Times, có 3 người đã từng đến Trung Quốc hợp tác với Bắc Vũ. Một trong số những người này hợp tác với một giáo viên Bắc Vũ và đang điều hành một studio dạy múa tại Đài Loan. Các bài đăng công khai của studio này cho biết diễn viên này “dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn cổ điển của Học viện Múa Bắc Kinh”, đã hợp tác với giáo viên Bắc Vũ và đưa học sinh đến học tại học viện này. Theo lời phụ huynh của học sinh tại studio, vào tháng 3/2024, studio đã yêu cầu những học sinh đến từ gia đình theo Pháp Luân Công phải rời đi và hoàn trả học phí. Những xung đột lợi ích này hoàn toàn không được nhắc đến trong các bài viết liên quan đến Shen Yun.
Ngoài ra, người được phỏng vấn này đã duy trì liên lạc tích cực với Học viện Nghệ thuật Phi Thiên trong hơn một năm sau khi rời khỏi Shen Yun, và thậm chí còn cố gắng quay trở lại Shen Yun, nhưng sau khi thiết lập mối liên hệ với Bắc Vũ, người này lại thay đổi hoàn toàn thái độ. (1) (Xem phụ lục A về thời gian và trích đoạn của những cuộc trao đổi này). Cũng chính người này vào tháng 11 đã kiện Shen Yun, cáo buộc rằng Shen Yun đã vi phạm quyền lao động và thậm chí là “buôn người”. Một luật sư chuyên giải quyết các vụ kiện vô lý cho biết, việc thêm những tội danh gây chú ý như vậy là một chiến lược “chiến tranh pháp lý” điển hình, với những vụ kiện này không chỉ nhằm mục đích biện luận pháp lý mà còn nhằm tạo ra những tiêu đề tin tức giật gân.
Các phóng viên của The New York Times đã được cảnh báo về những xung đột lợi ích có thể có. Vài tháng trước khi các bài viết liên quan được công bố, các phóng viên cũng đã biết rằng Shen Yun có một số tài liệu liên lạc, trong đó không chỉ một mà nhiều nhân vật mà họ phỏng vấn đã từng bày tỏ những ý kiến hoàn toàn tích cực về công ty sau khi rời Shen Yun, đối lập hoàn toàn với những gì mà họ hiện đang nói với tờ báo.
3. The New York Times có lịch sử lâu dài trong việc đưa tin sai lệch về Pháp Luân Công
Trong suốt 25 năm qua, các bài báo của The New York Times đưa tin về Pháp Luân Công đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, và điều này đã được ghi nhận rõ ràng. Vào tháng 3 năm ngoái, tổ chức của chúng tôi đã công bố một nghiên cứu, trong đó phân tích 159 bài báo của The New York Times kể từ năm 1999. Kết quả nghiên cứu đã tiết lộ rằng, tờ báo này liên tục mắc sai sót khi đưa tin về Pháp Luân Công và sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Cụ thể, từ năm 1999 đến 2002, có 76% bài báo chứa những mô tả sai lệch hoặc tiêu cực về Pháp Luân Công, lặp lại một cách sai sự thật tuyên bố của ĐCSTQ rằng Pháp Luân Công đã bị “xóa sổ” ở Trung Quốc.
Mặc dù ĐCSTQ liên tục vi phạm nhân quyền và có hồ sơ công khai, bao gồm hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết với danh tính được xác nhận, nhưng từ năm 2016 trở lại đây, The New York Times chưa bao giờ đưa tin về những vấn đề này.
Trên thực tế, Địch Vũ Phi – cựu phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của báo này, đã làm chứng trước “Tòa án Trung Quốc” vào năm 2019 rằng, khi cô phát hiện ra những manh mối quan trọng liên quan đến việc ĐCSTQ “lạm dụng cấy ghép nội tạng” đối với các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, các biên tập viên của The New York Times đã ngăn cản cô điều tra các bằng chứng liên quan. Ban biên tập cũng đã phát biểu những lời lăng mạ Pháp Luân Công (Phụ lục G). (Tòa án Trung Quốc có trụ sở tại London, Anh, là một tòa án độc lập chuyên điều tra về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Chú thích của người dịch)
Mặc dù các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn đang phải chịu đựng những hành động tàn bạo, nhưng báo The New York Times ngày càng có thái độ thù địch trong cách đưa tin về Pháp Luân Công, thậm chí còn chĩa mũi nhọn vào các tổ chức do học viên Pháp Luân Công thành lập, đồng thời tiếp tục lặp lại những lời dối trá trước đây. Những bài báo như vậy không chỉ gây hiểu lầm cho người dân Mỹ, mà còn không có sự phê phán khi chấp nhận các luận điệu của ĐCSTQ, phù hợp với mục tiêu của chính quyền này bôi nhọ Pháp Luân Công và dập tắt những tiếng nói chỉ trích chính sách đàn áp của họ.
Trên thực tế, các cuộc đối thoại giữa Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp với hàng chục diễn viên hiện tại của Shen Yun, cùng với các email mà một số cựu diễn viên gửi cho phóng viên của The New York Times, cho thấy: Lý do chính khiến những người được phỏng vấn không muốn nhận lời không phải là sợ bị trả thù, như bài báo đã ám chỉ (học viên Pháp Luân Công luôn tuân thủ nguyên tắc phi bạo lực, và các nguyên lý của Pháp Luân Công nêu rõ rằng tu luyện phải luôn là tự nguyện); mà là do tờ báo The New York Times từ lâu đã bóp méo hình ảnh các học viên Pháp Luân Công và tín ngưỡng của họ, đồng thời gây hiểu lầm cho độc giả (xem Phụ lục C).
4. Xét từ thời điểm và nội dung của loạt bài báo này cho thấy, nó trùng khớp với chiến dịch mới của lãnh đạo ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Shen Yun và Pháp Luân Công trên phạm vi toàn cầu
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã có những thay đổi đáng kể trong năm qua. Chính quyền này đã phát động một cuộc tấn công mới, nhằm bôi nhọ cộng đồng Pháp Luân Công tại Mỹ và phá hoại Shen Yun. Nguồn gốc của chiến dịch này có thể truy ngược đến cấp cao nhất ĐCSTQ, bao gồm cả chủ tịch Tập Cận Bình. Theo nhiều nguồn tin rò rỉ từ nội bộ ĐCSTQ, mục tiêu rõ ràng của chính quyền này là khiến xã hội Mỹ, thậm chí cả chính phủ Mỹ phản đối Pháp Luân Công và Shen Yun, từ đó làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Shen Yun với tư cách là một nguồn gây bất đồng chính kiến và một viễn cảnh khác cho tương lai Trung Quốc.
Những tài liệu bị rò rỉ này cũng đã làm rõ một loạt chiến thuật rất cụ thể, bao gồm việc hỗ trợ các YouTuber tự sản xuất nội dung được hậu thuẫn bởi chính quyền Bắc Kinh, “kích hoạt” các đặc vụ đã xâm nhập vào cộng đồng Pháp Luân Công để lan truyền thông tin sai lệch, sử dụng chiến tranh pháp lý để khơi mào các cuộc điều tra từ chính phủ Mỹ, và khiến các phương tiện truyền thông không có mối liên hệ rõ ràng với chính quyền này đăng tải các báo cáo tin tức.
Cho đến nay, cuộc tấn công này đã thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các vụ tấn công bạo lực, đe dọa bằng bom giả, các vụ kiện không có căn cứ và một số người kích động lan truyền thông tin, lời nói sai lệch trên các nền tảng truyền thông xã hội và các phương tiện truyền thông chính thống. Hàng chục sự kiện được Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp ghi nhận vào năm 2024 trùng khớp đáng kinh ngạc với kế hoạch mà các nguồn tin nội bộ từ cơ quan an ninh quốc gia của ĐCSTQ đã thông báo trước đó, càng làm tăng thêm tính xác thực của những cảnh báo này.
Dù có chủ ý hay không, báo cáo của The New York Times phù hợp với những mô hình này. Trong 25 năm qua, khi hàng triệu người ở Trung Quốc bị giam giữ, tra tấn hoặc giết hại, The New York Times chưa bao giờ dành nhiều thời gian và nguồn lực cho các báo cáo liên quan đến Pháp Luân Công như vậy. Tuy nhiên, hiện tại, tờ báo này đang sử dụng khả năng “điều tra” của mình để nhắm vào những người bị bức hại, và điều trùng hợp là xảy ra ngay khi các lãnh đạo ĐCSTQ tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ sử dụng các đặc vụ và các thủ đoạn khác nhằm tạo các bài báo đưa tin tiêu cực.
Ngoài ra, nguồn lực mà The New York Times đầu tư vào những báo cáo này thật khó tin, họ cử hai phóng viên chuyên trách dành hơn một năm để thực hiện báo cáo, xuất bản ít nhất 9 bài báo trong vòng 5 tháng, và đưa những bài báo này lên vị trí nổi bật trên ấn bản báo giấy, đồng thời dịch chúng sang tiếng Trung và đăng tải trên trang web của mình. Điều kỳ lạ và đáng lo ngại là The New York Times chưa bao giờ đầu tư nhiều nguồn lực như vậy để ghi nhận các hành vi xâm phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, nhưng bây giờ lại cố gắng tiết lộ những gì họ gọi là “mờ ám” của Pháp Luân Công.
5. Một Youtuber được ĐCSTQ đứng sau hậu thuẫn, đã từng đe dọa bạo lực đối với Shen Yun, đang đối mặt với cáo buộc sở hữu vũ khí bất hợp pháp tại Mỹ. Người này có mối quan hệ mật thiết với những người được The New York Times phỏng vấn và công khai thảo luận về việc hợp tác với phóng viên của tờ báo
Vào đầu tháng 8/2024, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã công bố một báo cáo chi tiết, tiết lộ kế hoạch của Bộ Công an Trung Quốc nhằm tập trung lực lượng ở nước ngoài để phát động một cuộc tấn công bôi nhọ và vu khống nhắm vào Pháp Luân Công và Shen Yun. Các tài liệu bị rò rỉ của Trung Quốc mà chúng tôi phân tích đặc biệt đề cập đến việc hỗ trợ một YouTuber người Hoa đã từng bôi nhọ Pháp Luân Công và đe dọa bạo lực đối với Shen Yun. Người đàn ông này đang đối mặt với cáo buộc sở hữu vũ khí bất hợp pháp tại Mỹ, và các cơ quan thực thi pháp luật liên bang đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa mà anh ta gây ra đối với trung tâm đào tạo Shen Yun ở New York. Trong video, người này đã đưa ra những phát biểu ngông cuồng, tự xưng là “kẻ săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn”, đồng thời cảnh báo các diễn viên Shen Yun phải “sợ” anh ta và “quỳ xuống trước mặt anh ta”. Theo các tài liệu bị rò rỉ, Bộ Công an Trung Quốc cam kết sẽ “hỗ trợ toàn diện” cho người này, và một tài liệu khác đề cập đến việc cho phép các phương tiện truyền thông dòng chính ở nước ngoài đăng tải nội dung “vu khống” về Pháp Luân Công.
Sau khi bài viết của The New York Times được xuất bản, YouTuber này đã tự hào tuyên bố trên nền tảng X vào ngày 18/8 rằng: “Các cuộc phỏng vấn của The New York Times với các cựu diễn viên Shen Yun, đặc biệt là những người được phỏng vấn đầu tiên, là do tôi giới thiệu cho họ”. Trong số 6 người được phỏng vấn chính của New York Times, có ít nhất 3 người đã xuất hiện trên kênh YouTube của anh ta. Một số người thậm chí còn đồng thời tuyển chọn đối tượng phỏng vấn cho kênh của anh ta và các phóng viên của The New York Times – một số cựu nghệ sĩ Shen Yun mà họ liên hệ đã xác nhận điều này. Mô hình này vẫn tiếp tục lặp lại trong các bài báo sau đó của The New York Times.
Trong bài báo ngày 29/12 của tờ báo về tình hình tài chính của Shen Yun, ít nhất hai người được trích dẫn và có ảnh kèm theo đã liên hệ với một YouTuber được nhắc đến trong tài liệu của Bộ Công an Trung Quốc. Một trong số họ cũng là một trong những cựu diễn viên rời Shen Yun và liên hệ với Học viện Múa Bắc Kinh (xem mục 3), người này đã công khai nói về trải nghiệm của mình trên kênh của YouTuber đó. Tuy nhiên, bài báo của The New York Times không tiết lộ với độc giả về mối liên hệ của họ với ĐCSTQ.
Những điều này không phải là điểm giao nhau duy nhất. Ngay từ tháng 1/2024, YouTuber này hiện đang ở Mỹ, đã đề cập đến việc liên hệ với The New York Times trên kênh của mình. Sau đó, trước khi bài báo của The New York Times được xuất bản, người này đã đề cập đến bài viết ít nhất 14 lần trên các video YouTube và bài đăng trên nền tảng X, bao gồm cả việc tuyên bố rằng bài báo sắp tới sẽ khiến Pháp Luân Công và Shen Yun “sụp đổ”. Trong hai bài đăng trên nền tảng X sau khi bài báo của New York Times được xuất bản, YouTuber này đã đề cập đến việc anh ta đã giúp The New York Times sắp xếp các cuộc phỏng vấn và đóng góp vào báo cáo theo những cách khác nhau (Phụ lục B tập hợp các bài đăng liên quan của YouTuber này).
Trong một bài đăng vào ngày 4/8, YouTuber này đã vạch ra “ba lĩnh vực quan trọng” để “phá hủy” Shen Yun về mặt cấu trúc và kinh tế đó là: “hệ thống pháp lý, các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng như The New York Times, và cộng đồng trực tuyến tiếng Trung”. Những mục tiêu cụ thể này phù hợp với chiến lược được mô tả trong các tài liệu rò rỉ của ĐCSTQ: kích hoạt các phương tiện truyền thông lớn xuất bản các bài báo tiêu cực và khơi mào các cuộc điều tra thực thi pháp luật, nhằm khiến các học viên Pháp Luân Công ở Mỹ im lặng và bị mang tiếng xấu.
Trước khi bài báo của The New York Times được xuất bản, chúng tôi đã cung cấp thông tin về kế hoạch của Bộ Công an Trung Quốc cho các nhà báo, cảnh báo họ có thể đã rơi vào bẫy thao túng truyền thông của Trung Quốc. Dường như những cảnh báo này đã không được coi trọng.
6. Những bài báo này bóp méo nghiêm trọng tín ngưỡng vào Pháp Luân Công và đoàn thể này, thể hiện sự thiếu hiểu biết và thành kiến đối với văn hóa và tôn giáo
Các bài báo của The New York Times rõ ràng thể hiện thành kiến chống lại tôn giáo, biến hệ thống tín ngưỡng của Pháp Luân Công thành đối tượng/mục tiêu chế giễu. Tờ báo này đã phóng đại tín ngưỡng về Pháp Luân Công làm cho người nghe thấy kinh sợ, trong khi những niềm tin này rất phổ biến trong nhiều tôn giáo truyền thống khác, chẳng hạn như: khổ nạn là kết quả của tội lỗi hoặc nghiệp báo, niềm tin vào vũ trụ có một Sáng Thế Chủ từ bi, chú trọng vào việc nâng cao đời sống tâm linh để đạt được sự cứu rỗi tinh thần. The New York Times không đủ khả năng, hoặc là không muốn đem các nguyên lý của Pháp Luân Công vào trong bối cảnh thần học, đặc biệt là trong hai gia lớn truyền thống như Phật giáo và Đạo giáo. Điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết, thiếu bao dung và thành kiến rõ ràng của họ đối với tôn giáo.
Tờ báo này đã vẽ ra một bức tranh – một nhóm tín đồ mù quáng bị lừa đảo để quyên góp toàn bộ tài sản của họ – hoàn toàn không phản ánh cuộc sống và trải nghiệm thực tế của đa số học viên Pháp Luân Công. Là một tín ngưỡng, Pháp Luân Công có tính quy phạm và kiểm soát thấp hơn hầu hết các tôn giáo khác: không có giáo sĩ, không có nhà thờ, không có thuế thập phân hoặc quyên góp bắt buộc, cũng không có quy chế hội viên hoặc nghi lễ quy y. Pháp Luân Công hoàn toàn miễn phí và mở rộng cho tất cả mọi người. Bất kỳ ai cũng có thể đọc miễn phí các bài giảng hướng dẫn tu luyện trực tuyến, xem video trực tuyến hoặc đến các điểm luyện công do các học viên tự tổ chức để học tập. Trong đoàn thể Pháp Luân Công, không được phép gây quỹ. Ông Lý Hồng Chí đã đặc biệt nhấn mạnh trong các bài giảng của mình rằng, người tu luyện Pháp Luân Công không nên tặng quà cho người nhà của ông, và những học viên làm công việc bình thường không nên quyên góp cho Shen Yun.
Ngoài ra, học viên Pháp Luân Công tuân theo lời dạy của ông Lý Hồng Chí không phải vì niềm tin mù quáng. Nếu đúng như vậy, Pháp Luân Công sẽ không thể tồn tại cho đến ngày nay trong bối cảnh bị đàn áp tôn giáo tàn bạo và độc ác nhất trong thời hiện đại. Tuy nhiên, The New York Times lại cố gắng mô tả Pháp Luân Công như một tà giáo, và mô tả Shen Yun như một kế hoạch kiếm tiền khổng lồ, hoàn toàn bỏ qua thực tế, bỏ qua sự thật và phớt lờ các bài viết của các chuyên gia nói lên sự thật về Pháp Luân Công. Những học viên Pháp Luân Công cũng giống như những người theo các tín ngưỡng khác, cũng có những trải nghiệm tâm linh và trải nghiệm đời sống sâu sắc, điều này giúp họ càng thêm kiên định vào tín ngưỡng của mình.
Đoàn thể này cũng vô cùng đa dạng. Trái ngược với mô tả của The New York Times, nhiều học viên Pháp Luân Công được giáo dục bài bản, thậm chí sở hữu bằng cấp cao trong lĩnh vực khoa học tự nhiên từ các trường đại học hàng đầu. Họ đã từng xem biểu diễn Shen Yun và vô cùng xúc động. Họ cũng nhận thấy rằng, khán giả từ nhiều nền tảng tôn giáo khác nhau đều hết lời ca ngợi thông điệp truyền cảm hứng về hy vọng và tâm linh mà các buổi biểu diễn truyền tải. Điều này đã khơi dậy tinh thần tình nguyện trong họ, khiến họ mong muốn đóng góp bằng cách tổ chức hoặc bán vé cho các buổi diễn để hỗ trợ sứ mệnh này. Học viên Pháp Luân Công không phải là những kẻ cuồng tín vô tri bị một bậc thầy nào đó lừa gạt như cách mà The New York Times châm biếm.
The New York Times còn mô tả một cách kỳ lạ về những tập tục văn hóa tiêu chuẩn mà khoảng 3 tỷ người trên thế giới thực hành. Bài báo đề cập rằng học viên khi gặp ông Lý Hồng Chí sẽ gọi ông là “Sư phụ”, chắp tay và cúi đầu khi chào hỏi. Nhưng họ không nói cho độc giả biết rằng đây là một cách chào hỏi phổ biến trong văn hóa châu Á, không chỉ giới hạn trong các bối cảnh tín ngưỡng tâm linh. Trong các võ đường trên toàn thế giới, học viên cũng cúi chào thầy hoặc “sư phụ” theo cách tương tự. Trên thực tế, tại Đại học Phi Thiên, Học viện Nghệ thuật Phi Thiên và Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, các diễn viên múa cũng cúi chào giáo viên hoặc biên đạo múa khi bước vào lớp học.
7. Các phóng viên rõ ràng theo đuổi góc nhìn tiêu cực, phớt lờ những cuộc trao đổi dài với nhiều cựu diễn viên Shen Yun, những người đã chia sẻ trải nghiệm hoàn toàn trái ngược với câu chuyện u ám dưới ngòi bút của phóng viên
Nội dung của nhiều email được chia sẻ với Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho thấy rằng, mặc dù có bằng chứng phản bác, nhưng các bài báo của The New York Times đưa tin về Shen Yun vẫn mang tính thiên vị và tiêu cực. Hồ sơ email cho thấy rằng, nhiều người được The New York Times liên hệ đã chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ về Shen Yun, hoặc cung cấp thông tin trái ngược với nội dung cuối cùng của bài báo (xem Phụ lục C). Tuy nhiên, những nhận xét tích cực này gần như không hề được đưa vào bài viết.
Nghệ sĩ violin Eugene Liu là một trong những người được trích dẫn trong bài viết của New York Times, bày tỏ sự quan ngại về vấn đề thù lao cho các nghệ sĩ sinh viên. Sau khi bài viết được đăng tải, anh đã đăng một loạt bài viết trên nền tảng X để làm rõ rằng những bình luận của mình đã bị trích dẫn một cách không đầy đủ và cho biết: “Trong môi trường đại học, có những trường hợp tương tự tốt hơn để so sánh, các vận động viên sinh viên (trong đó hầu hết nhận được học bổng toàn phần) tham gia thi đấu mà không có thù lao”. Ngoài ra, Liu cũng đề cập trong bài đăng của mình rằng quãng thời gian của anh tại Shen Yun là “quý giá”, “trải nghiệm của anh ở đó hoàn toàn là tích cực”.
Liu còn nhớ lại: “Nhờ vào môi trường lành mạnh ở đó, tôi đã tránh được những vấn đề mà bạn bè cùng trang lứa gặp phải, bao gồm cả nghiện internet, nghiện game và lạm dụng chất kích thích… Tôi chưa bao giờ cảm thấy thiếu thốn về mặt vật chất, điều quan trọng là, sứ mệnh của Shen Yun đã nuôi dưỡng tôi về mặt tinh thần”.
Những đánh giá này không bao giờ được xuất hiện trong bài viết của The New York Times. Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với The Epoch Times, Liu cho biết ấn tượng của anh về hai phóng viên của The New York Times khi họ tiếp xúc với Shen Yun là họ đã có thành kiến rằng Shen Yun là “tà ác”, “họ đã tự ý lược bỏ rất nhiều chi tiết”.
Ngoài ra, một số người được The New York Times liên hệ đã cảnh báo họ rằng những đối tượng phỏng vấn của họ có thể đã chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Một cựu diễn viên múa của Shen Yun đã nói với các phóng viên rằng những nguồn thông tin mà họ dựa vào là không đáng tin cậy, và những nguồn thông tin này có thể đã bị ảnh hưởng bởi những ký ức về trải nghiệm họ ở Shen Yun, điều này có thể dẫn đến việc phóng đại. Cô đã nhắc nhở các phóng viên của The New York Times nên “làm việc kỹ lưỡng, thực sự hiểu rõ về bối cảnh của họ” và cho biết “một số người có bối cảnh rất phức tạp ở Trung Quốc”.
Cô ấy đã nói với các nhà báo của The New York Times: “Những người này quen biết nhau, đã thảo luận về việc này trong nhiều năm, vì vậy ngay cả khi một số người trong số họ có thể kể cho bạn cùng một câu chuyện, tôi cũng không biết điều đó có thể chứng minh được gì”. (Phụ lục C, Email 1) Cuối cùng, bài viết đã đưa ra một nhận xét khác của cựu diễn viên này (là nhận xét tích cực duy nhất về Shen Yun trong bài viết). Điều này cho thấy các phóng viên đã xem cô ấy có một mức độ tin cậy nhất định, tuy nhiên lời cảnh báo của cô đã bị bỏ qua.
8. Những bài báo này ám chỉ sai sự thật rằng Shen Yun không khuyến khích nghệ sĩ tìm kiếm chăm sóc y tế hoặc họ không thể nhận được điều trị cần thiết
Bài báo của The New York Times đã nhấn mạnh một điểm quan trọng là các diễn viên của Shen Yun không được chăm sóc y tế. Điều này rõ ràng không đúng sự thật. Một bài viết đã mô tả chi tiết về bốn diễn viên múa và hai nhạc sĩ bị chấn thương hoặc bong gân, nhưng tiếp tục biểu diễn mà không được điều trị. Trong mỗi trường hợp, bài viết đều chỉ ra rằng những người này không hề tìm kiếm hoặc yêu cầu chăm sóc y tế. Một đại diện của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã bày tỏ sẵn sàng sắp xếp cho phóng viên báo The New York Times phỏng vấn một số nghệ sĩ đã tìm kiếm và được điều trị, nhưng các phóng viên không hề theo đuổi những đề nghị này (Phụ lục D). Ngoài ra, một cựu diễn viên của Shen Yun được nhắc đến trong bài viết đã nói rõ với The New York Times rằng, mặc dù cô chỉ lựa chọn điều trị hạn chế cho chấn thương đầu gối, nhưng “điều này không thể hiện thái độ của Shen Yun đối với bệnh tật”. Cô giải thích thêm: “Rất nhiều diễn viên múa của Shen Yun thực sự đã được điều trị… và đó là đa số”. (Phụ lục C, email) Những bình luận này không được đưa vào bài báo của The New York Times. Hơn nữa, bài báo cũng không đề cập đến sự thật là cô đã hồi phục và tiếp tục tham gia biểu diễn trong nhiều năm sau đó.
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã trò chuyện với hơn 100 nghệ sĩ của Shen Yun trong suốt mười tháng qua và đã thực hiện nhiều báo cáo về việc ĐCSTQ đàn áp Shen Yun trên toàn cầu. Theo kết quả điều tra, một số diễn viên múa của Shen Yun thực sự đã bị thương trong quá trình tập luyện hoặc biểu diễn, nhưng không một ai trong số các nghệ sĩ mà chúng tôi phỏng vấn cho biết công ty phản đối việc họ tìm kiếm sự chăm sóc y tế; ngược lại, những nghệ sĩ này cho biết công ty cung cấp dịch vụ y tế với tiêu chuẩn rất cao và đồng thời tôn trọng mong muốn cá nhân của từng diễn viên trong việc tìm kiếm loại điều trị mà họ lựa chọn.
“Cũng giống như bất kỳ vận động viên chuyên nghiệp hay diễn viên nào khác, nếu bạn gặp phải các dạng đau đớn thông thường, đôi khi bạn chỉ cần kiên trì vượt qua” – Piotr Huang (Hoàng Cảnh Châu), diễn viên chính của Shen Yun giải thích trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng nếu chấn thương có thể gây tổn thương lâu dài hoặc cơn đau quá dữ dội, chắc chắn chúng tôi sẽ không tham gia biểu diễn. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm với khán giả và chỉ muốn thể hiện trạng thái tốt nhất của bản thân. Vì vậy, chúng tôi tuyệt đối không bao giờ biểu diễn khi bị chấn thương nghiêm trọng, và Shen Yun cũng không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”.
Một số bác sĩ hành nghề ở thị trấn gần trụ sở của Shen Yun ở New York cho biết, họ thường xuyên điều trị cho các nghệ sĩ của đoàn. Theo tiến sĩ Dương Cảnh Đoan, Giám đốc điều hành của Trung tâm Y tế Phương Bắc (Northern Medical Center), ông và các đồng nghiệp thường xuyên thực hiện đánh giá y tế cho các nghệ sĩ Shen Yun. Mỗi năm, họ thực hiện từ 10 – 20 lần chụp X-quang và 15 – 20 lần chụp cộng hưởng từ (MRI) cho các diễn viên múa của Shen Yun. Ban quản lý của Shen Yun cho biết họ có hồ sơ y tế về nhiều ca phẫu thuật trong những năm qua, bao gồm các chấn thương như đứt gân Achilles, tổn thương dây chằng chéo trước và các chấn thương khác.
Tuy nhiên, trong bài báo tháng 12, The New York Times đã lặp lại cáo buộc này, đồng thời nhấn mạnh một trường hợp đau lòng khi một học viên Pháp Luân Công qua đời vì ung thư khi làm việc cho Shen Yun. Tuy nhiên, bài báo đã phớt lờ báo cáo từ đại diện của Shen Yun rằng, thực tế Shen Yun đã nhiều lần khuyến khích người này đi khám bệnh, và cuối cùng chính nhân viên của Shen Yun đã đưa cô đến bệnh viện. Việc cô ấy từ chối điều trị y tế trước đó là quyết định cá nhân và không thể được coi là chính sách của Shen Yun hay giáo huấn của Pháp Luân Công. Mặc dù nhiều người đã cải thiện sức khỏe đáng kể sau khi tu luyện Pháp Luân Công, nhưng Pháp Luân Công không cấm cũng không phản đối việc dùng thuốc. Ông Lý Hồng Chí đã nhiều lần nói rõ với các học viên trong các bài giảng rằng, nếu cần thiết, học viên có thể đến bệnh viện.
9. Các bài viết mô tả lệch lạc một số quy định của Shen Yun, gọi chúng là ác độc và áp bức, mà những quy định này lại là cách làm tiêu chuẩn tại nhiều trường học ở Mỹ
Để củng cố thêm luận điểm rằng môi trường của Shen Yun mang tính ngược đãi hoặc kiểm soát, The New York Times đã mô tả một số quy định của đoàn mà thoạt nhìn có vẻ hà khắc. Tuy nhiên, trên thực tế, những quy định này hoặc là tiêu chuẩn ngành, hoặc ít nhất là xu hướng ngày càng phổ biến trong các trường học tại Mỹ. Trung tâm đào tạo của Shen Yun, nằm ở thung lũng Hudson, New York, cũng là nơi đặt trụ sở của Học viện Nghệ thuật Phi Thiên (Fei Tian Academy of the Arts) — một trường nội trú đã đăng ký. Học viện này cấp bằng tốt nghiệp trung học cho học sinh đồng thời giúp họ rèn luyện kỹ năng nghệ thuật. Ngoài ra, đây cũng là nơi đặt trụ sở của Trường Đại học Phi Thiên (Fei Tian College), một trường đại học đã được công nhận bởi Ủy ban Giáo dục Đại học New England.
The New York Times đã đưa tin với giọng điệu không tán thành, nói rằng học sinh không được phép rời khỏi khuôn viên trường nếu không có sự cho phép. Mặc dù đây là quy định tiêu chuẩn của các trường nội trú, thậm chí cả nhiều trường công lập thông thường. Các trường học có trách nhiệm pháp lý đối với học sinh mà họ quản lý, bao gồm cả trường hợp học sinh bị thương khi rời khỏi khuôn viên trường trong giờ học — trường sẽ phải chịu trách nhiệm. Thử hỏi: Có trường trung học nào cho phép học sinh tự ý rời khỏi khuôn viên trường mà không cần sự cho phép không?
Về việc bài viết của The New York Times đề cập đến thực tế rằng khuôn viên trường có nhân viên bảo vệ, theo ước tính có khoảng 61% đến 65% trường công lập tại Mỹ thuê nhân viên bảo vệ vũ trang, và hầu hết các trường nội trú tư thục và đại học cũng áp dụng biện pháp này, ngay cả ở những khu vực nông thôn cũng không ngoại lệ. Sự hiện diện của nhân viên an ninh không thể được diễn giải như một “khu phức hợp” (compound) bị cô lập, hạn chế hay kiểm soát quá mức. Mà là phản ánh sự đầu tư để đảm bảo an toàn và sức khỏe của học sinh. Đặc biệt, đối với một nhóm người liên tục đối mặt với sự đàn áp xuyên quốc gia và các mối đe dọa bạo lực từ ĐCSTQ, thì sự bảo vệ này là vô cùng cần thiết.
Bài viết còn đưa ra thông tin sai lệch rằng việc thăm viếng của gia đình đối với học sinh bị hạn chế. Nhiều học sinh của Học viện Nghệ thuật Phi Thiên thường xuyên gặp gỡ gia đình vì họ sống gần đó hoặc có thể đến thăm trường. Những học sinh chỉ gặp gia đình trong kỳ nghỉ không phải vì trường có quy định hạn chế thăm viếng, mà vì gia đình họ sống rất xa, rất nhiều người còn ở nước ngoài.
Bài viết còn đề cập rằng các nghệ sĩ trẻ không được phép sử dụng điện thoại thông minh và thời gian truy cập internet bị hạn chế. Đây thực sự là một quy định của Phi Thiên, và nhiều trường học và gia đình ở Mỹ cũng có quy định tương tự. Việc hạn chế thời gian xem màn hình điện tử trong thời gian nghỉ ngơi của học sinh đang trở nên ngày càng phổ biến hơn. The New York Times gần đây thậm chí còn đăng bài viết đề xuất cấm sử dụng điện thoại thông minh trong trường học và thiết lập giới hạn độ tuổi cho việc sử dụng mạng xã hội. Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, cùng với những lo ngại ngày càng tăng của phụ huynh, các bang như California, Florida và New York đang nỗ lực cấm điện thoại thông minh trong lớp học. Trong lĩnh vực này, trường Phi Thiên đã đi trước thời đại, chỉ cho phép học sinh sử dụng điện thoại nắp gập hoặc “điện thoại dành cho người già” trong trường, bao gồm cả việc liên lạc với gia đình; cách làm này đang được các trường học khác noi theo. Tuy nhiên, The New York Times lại đưa tin về điều này như một bằng chứng về “mặt tối” của trường.
Ngay cả việc Shen Yun hào phóng cung cấp hỗ trợ tài chính cho học sinh cũng bị cho là có ý đồ xấu, bao gồm cả học bổng toàn phần cho học sinh diễn viên để theo học trung học đã đăng ký hoặc được chứng nhận, các trường cao đẳng và sau đại học, cũng như chỗ ở miễn phí, tiền trợ cấp và cơ hội du lịch vòng quanh thế giới. Những sắp xếp này rất phổ biến trong các đoàn ballet và các đoàn nghệ thuật biểu diễn khác, và chế độ đãi ngộ của học viên diễn viên của Shen Yun còn tốt hơn rất nhiều so với nhiều đoàn thể khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của The New York Times, những phúc lợi này lại bị cho là công cụ bóc lột và thao túng cảm xúc.
Bài báo của The New York Times thậm chí còn mô tả yêu cầu kiểm soát cân nặng đối với các diễn viên múa như một hình thức ngược đãi. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu phổ biến đối với các diễn viên múa chuyên nghiệp, vận động viên và người mẫu. Điều này không chỉ liên quan đến yếu tố thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương, vì cân nặng dư thừa có thể gây áp lực lên các khớp và xương. Theo lời kể của ít nhất một cựu diễn viên múa Shen Yun, người từng làm việc cùng nhóm với một số nhân vật được The New York Times phỏng vấn, ngay cả khi các diễn viên đang cố gắng giảm cân, Shen Yun vẫn khuyến khích họ ăn đủ chất để đảm bảo năng lượng và cung cấp thông tin về việc hấp thu dinh dưỡng hợp lý.
10. Loạt bài báo có tính hệ thống sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhằm thao túng cảm xúc của độc giả
Bài báo của The New York Times vào tháng 8 đã sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thao túng cảm xúc để định hướng suy nghĩ của độc giả. Chỉ trong bài viết đầu tiên, các phóng viên đã 7 lần sử dụng từ “Compound” (khu vực có tường bao quanh) để chỉ trung tâm đào tạo của Shen Yun, đồng thời gọi những người quản lý Shen Yun là “lieutenants” (sĩ quan). Theo nghĩa đen, đặc điểm chính của một “compound” là có tường rào bao quanh, nhưng trung tâm đào tạo của Shen Yun hoàn toàn không có tường rào. Việc sử dụng những từ ngữ như vậy không phải ngẫu nhiên mà có mục đích nhằm tạo cảm giác sợ hãi và kiểm soát cho người đọc, gợi liên tưởng đến những nhóm như giáo phái Branch Davidians ở Waco, Texas, từ đó hướng độc giả tạo ra ấn tượng về “tà giáo” đối với Shen Yun và Pháp Luân Công.
Các hình ảnh đi kèm với câu chuyện tin tức không hề giả vờ trung lập. Các bức ảnh của cựu diễn viên Shen Yun, áp phích Shen Yun và Trung tâm đào tạo Shen Yun đều được bao phủ trong ánh sáng u ám của mùa đông, khiến tư thế và biểu cảm khuôn mặt của các diễn viên đầy u sầu. Những lựa chọn hình ảnh này – tương phản rõ rệt với hình ảnh hồ sơ trên mạng xã hội của những người này – kết hợp với ngôn từ trong bài viết để kịch tính hóa câu chuyện, nhằm củng cố những hình ảnh tiêu cực.
Mục đích của việc truyền đạt những thông điệp tiềm thức này là tạo ra một bầu không khí đầy nghi ngờ và bất an xung quanh Shen Yun và Pháp Luân Công. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ mang tính cảm xúc và ám chỉ, bài viết đã vô hình trung củng cố ấn tượng rằng những nhóm này là bí ẩn, mang màu sắc tà giáo và tiềm ẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, bài viết không cho độc giả biết rằng các chuyên gia danh tiếng về tôn giáo Trung Quốc, những người đã từng viết sách về Pháp Luân Công, đều đồng ý rằng Pháp Luân Công không phải là tà giáo. Trên thực tế, “nhãn hiệu tà giáo” là một “con cá mồi” (một cách nói để chỉ việc chuyển hướng sự chú ý và lừa dối người đọc) mà ĐCSTQ đã bịa đặt ra để biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Cách làm này không chỉ bóp méo nhận thức của độc giả mà còn phủ lên Shen Yun và Pháp Luân Công một bức màn sợ hãi và mù quáng, hạ thấp những giá trị văn hóa và tinh thần tích cực của họ. Thông qua các chiến lược này, bài báo của The New York Times đã công khai sử dụng những thủ pháp cơ bản của một bài viết mang tính tuyên truyền công kích. Thay vì hướng đến một lập luận khách quan và cân bằng, bài báo này thao túng cảm xúc và nhận thức của độc giả.
11. Những bài viết này cố tình che giấu việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng với đầy đủ bằng chứng và chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào Shen Yun
Trong bài báo chính của loạt bài này trên The New York Times, các phóng viên chỉ đề cập một cách sơ sài về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Khi nhắc đến số lượng học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, họ sử dụng từ ngữ mơ hồ như “nhiều” (many), làm giảm nhẹ quy mô thực sự của cuộc đàn áp. Trên thực tế, các chuyên gia đã nhiều lần ước tính rằng số học viên bị giam giữ lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người, vượt xa số lượng mà từ “nhiều” có thể diễn đạt. Ngay cả khi đề cập đến các hoạt động xuyên quốc gia của chính quyền Trung Quốc nhằm phá hoại các buổi biểu diễn của Shen Yun, bài báo cũng đưa tin sai lệch về quy mô của việc này, chỉ đưa ra một ví dụ về một quan chức ngoại giao gây áp lực để ngăn chặn buổi diễn. Trong khi đó, một báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 1 năm ngoái đã ghi nhận 130 vụ việc mà ĐCSTQ và các đặc vụ của họ tìm cách ngăn chặn hoặc thực hiện các cuộc tấn công bạo lực chống lại Shen Yun tại hơn 38 quốc gia. Các phóng viên của The New York Times chỉ trích dẫn ý kiến của một chuyên gia phủ nhận sự tồn tại của kế hoạch cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, luật sư và bác sĩ đã làm chứng trước Quốc hội, viết báo cáo cho các tổ chức phi chính phủ, hoặc xuất bản các bài viết được bình duyệt trên các tạp chí y khoa để vạch trần tình trạng lạm dụng cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc; người này không phải một trong số họ. Những chuyên gia này đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy học viên Pháp Luân Công bị giết hại một cách có hệ thống để phục vụ nhu cầu cấy ghép nội tạng. Năm 2019, một hội đồng chuyên gia của “Tòa án Trung Quốc” (China Tribunal), 9 người báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc, Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện châu Âu cũng xác nhận rằng những bằng chứng này là đáng tin cậy. Vậy tại sao The New York Times lại không trích dẫn ý kiến của bất kỳ chuyên gia, tổ chức hay cơ quan chính phủ nào trong số này, cũng không trích dẫn những kết quả nghiên cứu công khai và dễ tiếp cận, mà thay vào đó lại chọn dẫn lời một cá nhân phủ nhận sự thật này?
12. The New York Times đã không thuật lại sự thật, và bên hưởng lợi duy nhất chính là ĐCSTQ
Dù là vô tình hay cố ý, những bài báo như vậy đều mang đậm dấu vết ảnh hưởng của ĐCSTQ, giống hệt những luận điệu thường thấy trên các phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công, kích động thù hận, bài trừ xã hội và bạo lực. Thấy một tờ báo lớn của Mỹ hưởng ứng lối tuyên truyền này và đưa sự kỳ thị đối với Pháp Luân Công đến bên kia đại dương thực sự là một điều đáng sợ.
Có vẻ như The New York Times đang cố gắng biến một điều đáng được ca ngợi, tinh thần phục vụ tình nguyện và một đoàn múa đẳng cấp thế giới giàu sức sáng tạo, mang thông điệp về niềm tin và hy vọng truyền đến hàng triệu người, thành một kế hoạch kiếm tiền mang tính bóc lột. Cách làm này rõ ràng không tính đến hậu quả mà nó có thể gây ra.
Những bài báo thiếu trách nhiệm của The New York Times đã gây tổn hại cho các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả những người tại Trung Quốc. Chính quyền đã dịch và lan truyền các bài báo này để kích động thù hận và bạo lực. Ở bên ngoài Trung Quốc, những báo cáo như vậy không thể tránh khỏi việc tiếp tay cho các nỗ lực ngoại giao của ĐCSTQ nhằm gây áp lực lên các nhà hát để ngăn chặn đặt lịch biểu diễn, đồng thời đặt các nghệ sĩ của Shen Yun vào tình thế nguy hiểm.
Tuy nhiên, những bài viết bóp méo sự thật đầy vấn đề của The New York Times còn gây ra những tác động phá hoại rộng lớn hơn. Những bài viết này không chỉ làm tổn hại đến khán giả tại Mỹ và trên thế giới có thể sẽ bước vào rạp để thưởng thức Shen Yun và nhận được lợi ích từ nghệ thuật, vẻ đẹp và thông điệp lạc quan của chương trình; mà còn gây tổn hại đến độc giả, những người lẽ ra có thể hiểu sâu sắc hơn về cách một pháp môn tu luyện tâm linh như Pháp Luân Công có thể cải thiện cuộc sống của họ.
Đồng thời, các đặc vụ của ĐCSTQ đã lợi dụng những bài báo này để gửi lời đe dọa bạo lực và email giả mạo đến các quan chức dân cử từng ủng hộ Shen Yun. Vào ngày 19/8, một tin nhắn được gửi đến trang web của Shen Yun yêu cầu ngay lập tức xóa bỏ những phản hồi đối với bài báo của The New York Times (chẳng hạn như tuyên bố phản hồi chính thức của Shen Yun). Nội dung tin nhắn đe dọa rằng nếu không xóa trong vòng một tháng, thì: “Nhân viên và gia đình của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và Trường Phi Thiên rất có thể sẽ gặp những tai nạn xe hơi khó hiểu, nhà của họ có thể bốc cháy mà không rõ nguyên nhân, và họ cũng có thể bị các băng đảng New York tấn công. Hy vọng các người sẽ chịu trách nhiệm với họ và gia đình của họ”.
Đây là một trong ít nhất 20 lời đe dọa đánh bom, xả súng hàng loạt hoặc bạo lực tình dục nhằm vào các diễn viên hoặc địa điểm tổ chức biểu diễn Shen Yun trong năm 2024. May mắn thay, không có vụ bạo lực nào thực sự xảy ra sau những lời đe dọa này, nhưng tác động tâm lý mà chúng gây ra, cũng như nỗ lực ép buộc các nhà hát hủy bỏ các buổi diễn, là hoàn toàn có thật.
Trong hai vụ việc khác, có kẻ giả mạo danh tính cựu diễn viên Shen Yun để gửi email đến các nghị sĩ ở Canada và Thụy Điển, nhằm cố gắng ngăn cản họ ủng hộ Shen Yun. Những email này sử dụng ngôn ngữ gần như giống nhau, liên kết đến một số bài báo của The New York Times và tuyên bố rằng họ đã bị ngược đãi và chịu tổn thương.
Tuy nhiên, các nghị sĩ được nhắm đến tỏ ra nghi ngờ về những email này và đã chia sẻ chúng với các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. Sau khi xác minh với Shen Yun, họ phát hiện rằng không hề có những “cựu diễn viên” hoặc “cựu học sinh” mang tên đó.
Trong chiến dịch mới nhất của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công trên toàn cầu, họ khó có thể tìm được một đồng minh nào tốt hơn The New York Times.
Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York, chuyên ghi lại cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước và lên tiếng cho các nạn nhân. Được thành lập vào mùa thu năm 1999, những kết quả nghiên cứu và tiếng nói của nhân viên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn, họ đã làm chứng trước Quốc hội Hoa Kỳ và được trích dẫn trong các báo cáo của các tổ chức nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và Ủy ban Chấp hành của Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC). Để biết thêm thông tin về sứ mệnh, lịch sử và đội ngũ nhân viên của chúng tôi, vui lòng tham khảo trang “Giới thiệu về chúng tôi” (https://faluninfo.net/about-us-our-mission/).
Chú thích (1):
Người được phỏng vấn này đã gửi vài tin nhắn đến một giáo sư của cô ấy tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên trước khi thiết lập liên lạc với Học viện Múa Bắc Kinh. Một trong những tin nhắn có nội dung xin được quay lại với Shen Yun, và một tin nhắn khác là một email gửi sau một năm, bày tỏ sự biết ơn về thời gian đã qua tại Shen Yun và ca ngợi trải nghiệm đó. Cô ấy cũng đã gửi lời mời tới giáo sư, hy vọng ông tham dự đám cưới của cô vào năm 2021.
Phụ lục (tiếng Anh): PDF
Ngày đăng: 24-03-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.