Đệ tử Đại Pháp phân tích và giải nghĩa chữ “Thần”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại New Zealand

[Chanhkien.org]

Phật, Đạo, Thần là chủ tể của các tầng thiên thể vũ trụ, là những sinh mệnh vĩ đại. Trước đây cá nhân tôi đã từng giải nghĩa đối với chữ “Phật” và “Đạo”. Nội hàm của chữ “Thần” (神) cũng bác đại tinh thâm giống như vậy. Từ góc độ tương tự, đệ tử Đại Pháp cũng có thể thể ngộ được những nội hàm khác. Mặc dù chỉ là những thể ngộ còn nông cạn, cũng đủ để khiến cho con người đối với nội hàm thâm thuý của chữ “Thần” mà kinh ngạc cảm thán không thôi!

Phân tích và giải nghĩa chữ “Thần”

1. Chữ “Thần” (神) gồm chữ Thị (礻) và chữ Thân (申) kết hợp tạo thành.

2. Chữ Thị (礻) là một cách viết khác của chữ Y (衣: quần áo), Thần đã cấp hết thảy nhu cầu “áo cơm” cho con người, là bậc phụ mẫu về cơm áo của con người.

3. Từ chữ Thị (礻), chữ Y (衣) mở rộng ra thành chữ “Y” (依: dựa vào, nương tựa). Chỉ có Thần mới là chỗ dựa tinh thần thật sự của con người. Các tín ngưỡng khác đều không phải chỗ dựa chân chính, đặc biệt là thuyết vô thần luận càng làm hại con người chứ không mang lại lợi ích gì; đồng thời còn có ý là “y chiếu” (依照: chiếu theo, tuân theo), nghĩa là hết thảy mọi lời nói và hành vi của con người đều phải tuân theo ý chỉ của Thần mà làm.

4. Thời cổ đại, chữ Thị (礻) viết là “Kỳ” (示), có nghĩa là xin chỉ thị, xin phép. Hết thảy mọi hành vi quan trọng đều phải xin chỉ thị từ Thần. Mục đích của các hoạt động tế tự thời cổ đại cũng đều là xin phép Thần. Thần cho phép làm thì con người mới làm, Thần không cho phép thì tuyệt đối không được làm.

5. Hình thể của chữ Thị (礻) giống như một người chắp hai tay trước ngực cung kính tế bái Thần linh. Thần là đối tượng để con người bày tỏ, sám hối, kể lể tội lỗi của mình và tế bái.

Hình thể của chữ Thị (礻) giống như một người chắp hai tay trước ngực cung kính tế bái Thần linh.

6. Chữ “Thân” (申) là giãi bày, bày tỏ, nghĩa là con người biểu đạt thế giới nội tâm của mình với Thần. Bày tỏ tâm nguyện kính Thần hướng thiện, tuân theo ý chỉ của Thần mà làm, hoặc là tỏ rõ ý chí sám hối và sửa sai của mình đối với Thần.

7. Chữ “Thân” (申 có âm đọc là /shēn/), gần đồng âm với chữ “Sinh” (生 có âm đọc là /shēng/). Thần đã sáng tạo ra hết thảy “sinh mệnh”, Thần ban cho con người hết thảy những gì cần thiết cho “sinh hoạt”, con người hướng Thần bày tỏ, sám hối đồng thời không ngừng sửa chữa lỗi lầm thì có thể đạt được sự “thăng hoa” của cảnh giới sinh mệnh, cuối cùng được Thần độ hóa, đồng thời đắc được “trường sinh”.

8. Chữ “Thân” (申) cũng đồng âm với chữ “thăng” (升: lên cao, nâng cao, âm đọc là /shēng/). Điều này nhắc nhở con người rằng, Thần giúp con người từng bước đề “thăng” lên cao, chiếu theo những chỉ dạy của Thần thì có thể từng bước “thăng hoa” lên, đạt đến sự “đề thăng” về tầng thứ sinh mệnh, cuối cùng viên mãn “phi thăng”, quay trở về ngôi nhà của mình nơi Thiên quốc.

9. Còn ma (魔: ma quỷ, có âm đọc là /mó/ gần đồng âm với chữ “chìm xuống” 沒 có âm đọc là /mò/) sẽ làm cho con người chìm xuống, trầm luân, đi ngược lại với ý chỉ của Thần. Ma dụ dỗ con người làm việc xấu ác, cho đến khi đức của con người “mất” hết (chữ 沒 còn có nghĩa là mất, không còn), thì sinh mệnh cũng sẽ không còn nữa, sẽ bị hình thành toàn diệt.

Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” (*) giải thích chữ “Thần” (神) như sau: “Thần: Thiên Thần, dẫn xuất vạn vật giả dã. Tòng kỳ thân”. (Dịch nghĩa: Thần: là Thiên Thần, là người tạo ra vạn vật vậy. Từ chữ “Kỳ” (示) và chữ “Thân” (申) mà thành).

Lời kết

Chữ Hán đã trải qua nhiều lần phát triển biến hoá qua các thời kỳ khác nhau, trong đó không ít lần đã bị bóp méo, và sửa đổi ý nghĩa ban đầu. Trong suốt dòng chảy của lịch sử, chữ Hán cũng đã đi qua biết bao mưa gió, cuối cùng có thể triển hiện tại thời kỳ Chính Pháp này, tất cả những điều này đều là để chuẩn bị cơ sở văn hóa cho Chính Pháp. Theo thiển ý cá nhân, chữ Hán là vì Chính Pháp mà sinh mà thành, cho dù cổ nhân có giải thích như thế nào, rốt cuộc nội hàm được Sáng Thế Chủ ban cho mới là ý nghĩa và sứ mệnh cuối cùng của nó.

Người viết tự xét rằng, sự hiểu biết và giải thích của mình vẫn còn nhiều hạn chế, hy vọng có nhiều đệ tử Đại Pháp viết bài góp phần bổ sung và tu chính thêm nữa.

Chú thích:

(*) “Thuyết văn giải tự”: là Tự điển chữ Hán của tác giả Hứa Thận xuất hiện đầu thế kỷ II trong thời kỳ nhà Hán. Đây là sách đầu tiên phân tích cấu tạo Hán tự và giảng giải các thành tố cấu tạo chữ, và cũng là nơi đầu tiên nhóm các chữ Hán theo bộ thủ. “Thuyết văn giải tự” có nghĩa là “giảng giải ý nghĩa và phân tích hình thể chữ viết”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292264



Ngày đăng: 29-03-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.