Khi làm việc, cơ điểm là quan trọng nhất



Tác giả: Bằng Trình

[ChanhKien.org]

Khi chúng ta làm việc đều sẽ có một nguyên tắc và mục đích nào đó. Trong rất nhiều sự việc, hai người có vẻ như đang cùng làm một việc, nhưng mục đích của họ có thể lại hoàn toàn khác nhau.

Nhan Uyên, Tử Lộ đứng cạnh Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Các trò hãy nói chí hướng của mình ta coi”. Tử Lộ nói: “Con sẵn lòng đem xe ngựa, y phục da mềm của con chia sẻ với bạn bè, ngay cả khi dùng hỏng rồi con cũng không hối tiếc”. Nhan Uyên nói: “Con không muốn phô bày những điều tốt đẹp, sở trường của mình, không phô bày công lao của mình”. Tử Lộ hỏi: “Vậy chí hướng của thầy là gì ạ?” Khổng Tử nói: “Chí hướng của ta là muốn làm cho người già yên tâm, an vui, làm cho bạn bè tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, làm cho trẻ em được quan tâm chăm sóc”.

Có vẻ như chí hướng của Khổng Tử cũng không khác nhiều so với hai đệ tử của ông, nhưng mục đích lại không giống nhau: Các đệ tử là vì mục đích nào đó của bản thân mà làm, muốn bản thân đạt được trạng thái nào đó. Còn xuất phát điểm của Khổng Tử là vì người khác, khiến người khác được an lạc. Có thể ở một đoạn thời gian nào đó chí hướng của họ là đồng nhất, nhưng cuối cùng thì khác nhau. Cũng giống như đạo lý về hai đường thẳng giao nhau, chúng chỉ gặp nhau tại một điểm.

Trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney”, Sư phụ giảng:

“Cơ điểm mà con người hiện nay tin Phật không giống với cơ điểm mà người xưa tin Phật, người xưa tin Phật là bái Phật, tu Phật, kính Phật, không có tâm gì khác. Người hiện nay tín Phật là để cầu Phật. Nhưng cái tâm ‘cầu’ kia đối với Phật mà nói là bẩn nhất, tâm dơ bẩn nhất”.

Cổ nhân là vì kính Phật, vì vậy không có tư tâm, ngược lại sẽ đắc được nhiều hơn. Còn con người ngày nay là vì có mục đích, một khi không đạt được mục đích liền quay lại oán hận Thần Phật. Trên bề mặt có vẻ như đều là đang kính Phật nhưng mục đích lại khác nhau nên kết quả cuối cùng tất nhiên cũng khác nhau.

Trong Kinh văn “Nhổ tận gốc – Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Sư phụ giảng:

“Từ lâu tôi đã thấy một số người cá biệt, tâm không phải vì muốn duy hộ Đại Pháp, mà là vì muốn duy hộ gì đó của xã hội nhân loại. Nếu chư vị là người thường thì tôi không phản đối, làm một người tốt duy hộ cho xã hội nhân loại thì đương nhiên là việc tốt rồi. Nhưng hiện nay chư vị là người tu luyện, đứng trên cơ điểm nào mà nhìn nhận đối đãi Đại Pháp, đó là vấn đề gốc rễ, cũng đích thị là điều mà tôi muốn chỉ ra cho chư vị”.

Kỳ thực đệ tử Đại Pháp cũng cần sắp đặt cho chính mục đích học Pháp của bản thân, nếu không sẽ đi lệch con đường tu luyện của mình. Chúng ta từ thế giới thiên quốc xa xôi đến đây là để trợ Sư chính Pháp, đắc Pháp, cứu vãn thiên thể của bản thân cũng như cứu độ chúng sinh của mình. Đừng để những thứ đầy màu sắc trên thế giới này mê hoặc mà quên đi thệ ước và hồng nguyện khi đến đây.

Trên đây là một chút cảm ngộ của tôi, viết ra cùng chia sẻ với các đồng tu, chỗ nào chưa phù hợp mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Nguyên văn: Nhan Uyên, Tử Lộ thị. Tử viết: “Hạp các ngôn nhĩ chí?” Tử Lộ viết: “Nguyện xa mã y cừu, dữ bằng hữu cộng, tệ chi nhi vô hám”. Nhan Uyên viết: “Nguyện vô phạt thiện, vô thi lao”. Tử Lộ viết: “Nguyện vấn tử chi chí”. Tử viết: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294873



Ngày đăng: 09-02-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.