Sư phụ giảng “Cái khổ trong những cái khổ” là thế nào?
Tác giả: Tịnh Tâm
[ChanhKien.org]
Hôm nay lúc học thuộc Pháp đến bài giảng thứ chín, trong phần “Người đại căn khí”, ở phần ví dụ về người kia phải chịu cái khổ trong những cái khổ như thế nào, cuối cùng Sư phụ giảng: “Tất nhiên mọi người không gặp phải sự việc như vậy”. Tôi chợt bị câu này làm cho xúc động. Mặc dù trước đây rõ ràng đã từng đọc qua, đã từng thuộc qua câu Pháp này rất nhiều lần, nhưng dường như đều không thấy xúc động, đều chỉ là thuận miệng đọc lướt qua. Nhưng hôm nay có lẽ đã được Sư phụ điểm hóa, cho tôi nhận biết được Pháp lý này.
Theo tôi được biết, nhiều đồng tu cũng gặp phải những hoàn cảnh tương tự, đặc biệt là dưới sự bức hại của tà đảng ở Trung Quốc. Một số lượng đáng kể các đồng tu đã trải qua những bức hại kinh tế và hoạn nạn tương tự trong gia đình. Tuy nhiên, Sư phụ giảng: “Tất nhiên mọi người không gặp phải sự việc như vậy”! Như vậy chính là nói, ma nạn này không phải là do Sư phụ an bài, mà là cựu thế lực an bài, Sư phụ giảng là để cho chúng ta nhận rõ, phá trừ những an bài tà ác như vậy của cựu thế lực.
Vậy an bài của Sư phụ là như thế nào? Khi tôi học thuộc đoạn tiếp theo, thì tôi đã minh bạch rõ hơn, Sư phụ giảng:
“Tôi nói rằng con người phải chịu khổ trong những cái khổ; tất nhiên không phải nhất định đều là dưới hình thức ấy. Khi lục đục đấu đá giữa người với người, ma sát về tâm tính, trong khi tranh đoạt về lợi ích cá nhân thì nó cũng không kém điều đó đâu”.
Thì ra an bài ban đầu của Sư phụ chính là để cho chúng ta trong ma sát, trong khảo nghiệm tâm tính mà đề cao, chứ không phải thật sự mất đi thứ gì đó, hoặc sẽ phải kinh qua trải nghiệm với những việc đối với người thường mà xét thì thấy thật là bi thảm!
Bởi vì nếu chúng ta ở trong xã hội người thường mà trông như những người khốn khổ, vậy có ảnh hưởng đến việc chúng sinh được đắc cứu không? Mặc dù người tu luyện, bản thân phải buông bỏ danh, lợi, tình của con người, đồng thời cũng không để tâm đến việc phải chịu khổ chịu nạn, nhưng tiêu chuẩn đo lường của người thường chính là cuộc sống hạnh phúc và công thành danh toại của con người, như vậy nếu như các đệ tử Đại Pháp là những nhân sỹ thành công và những người có cuộc sống hạnh phúc, thì có phải là con người thế gian càng nguyện ý nghe bạn giảng chân tướng không? Hoặc là ít nhất thì chướng ngại khi nghe chân tướng cũng được giảm bớt đi. Đương nhiên, người tu luyện thì không thể mượn cớ, lấy đó là lý do để truy cầu danh lợi và thành công của con người.
Con đường tu luyện mà Sư phụ an bài cho là tốt nhất, Sư phụ giảng:
“Pháp môn này của chúng tôi, [đối với] bộ phận tu luyện này nơi người thường, yêu cầu là tu luyện tại xã hội người thường, [cần] duy trì đến mức độ tối đa sao cho giống với người thường; không để chư vị thật sự mất đi bất kể thứ gì nơi lợi ích vật chất. Chư vị làm quan chức to đến mấy cũng không ngại, chư vị có nhiều tiền tài đến mấy cũng không ngại; [điều] then chốt là ở chỗ chư vị có thể vứt bỏ cái tâm kia không.” (Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy, Sư phụ an bài “cái khổ trong những cái khổ” kỳ thực chủ yếu là cái khổ của việc tu tâm, nhưng nếu chúng ta khi đối diện với khảo nghiệm tâm tính mà Sư phụ an bài, mà lại không ý thức được rằng đây chính là cơ hội đề cao, thì không vượt qua được quan này. Ví dụ như bị người khác nói lời khó nghe, bị người khác đổ oan thì không nhẫn được mà đi tranh luận, bị người khác lấy mất lợi ích thì đi tranh đấu (kỳ thực nếu nó là của bạn thì bạn sẽ không bị mất), như vậy hậu quả của việc không vượt được quan chính là tâm tính không đề cao lên, đồng thời nghiệp lực cũng không được tiêu đi, như thế nếu nghiệp lực tích lũy quá lớn nó sẽ khiến cho sự an bài của cựu thế lực thành công: mất đi công việc, gia đình, người thân hoặc là bản thân sẽ rơi vào ma nạn nghiệp bệnh, bức hại của cựu thế lực đối với đệ tử Đại Pháp đều có tính phá hoại. Nhưng nguyên nhân vẫn là do bản thân đã không chú trọng đến việc “tu tâm” trong quá trình tu luyện lâu dài, điều này đã mang lại ma nạn cho chính mình, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc được đắc cứu của con người thế gian.
Muốn bài trừ an bài tà ác của cựu thế lực, để cho chúng sinh thấy được sự tốt đẹp của Đại Pháp, thì chỉ có một con đường duy nhất là thực tu. Trong cuộc sống, trong công việc hàng ngày, khi đối diện với bất cứ mâu thuẫn nào đều hướng nội tìm, đề cao tâm tính, như vậy sẽ bước đi trên con đường Đại Đạo quang minh mà Sư phụ an bài cho, dẫn dắt được càng nhiều chúng sinh hơn tiến đến vũ trụ mới trong tương lai.
Một chút thể hội cá nhân trong tu luyện, xin được chia sẻ cùng các đồng tu, có chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/291468
Ngày đăng: 13-11-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.