Tu luyện tùy bút: “Ẩn” và “Hiện”



Tác giả: Vũ Yên

[ChanhKien.org]

Khi học thuộc Pháp đến một đoạn trong Chuyển Pháp Luân, Sư tôn có giảng:

“Hiện tượng thế này rất phổ biến; tại danh sơn đại xuyên có người chúng ta thấy Phật quang, phần đông là thuộc loại này; chúng có năng lượng, nên có thể hiển hiện ra được. Đại Giác Giả chân chính không tự dưng hiển hiện như thế”.

Trong tâm tôi có chút khuấy động. Đó là sinh mệnh tầng thấp ở không gian khác, chúng giả mạo hình tượng của Phật, nhưng tâm tính lại vô cùng thấp kém, nó có một chút năng lượng thì liền nóng lòng muốn hiển thị ra, biểu diễn ra, để khoe với mọi người, thu hút sự chú ý, để cho thế nhân kính ngưỡng, tôn thờ và tán dương nó. Mà Đại Giác Giả chân chính tại cao tầng, cho dù đang ở hồng quan bảo vệ nhân loại, nhưng tuyệt đối sẽ không dễ dàng hiển thị cho con người thấy, không dễ dàng phá hoại trạng thái của xã hội người thường, càng sẽ không dễ dàng cố ý phát ra hào quang, khiến con người thế gian chú ý tới, dùng lời của người thường mà nói thì chính là vô cùng vô cùng khiêm tốn.

Tôi nghĩ về việc các đồng tu thường thể hiện mình trên các trang web Đại Pháp, một số người tự nhận là đệ tử Đại Pháp, tự cho rằng mình có chút bản sự liền không nghe lời Sư tôn, đi khắp nơi tìm các đồng tu địa phương tổ chức hội họp, công khai tuyên giảng thể ngộ cá nhân của riêng mình. Tâm lý của họ chẳng phải giống như những sinh mệnh tầng thấp, cảm thấy bản thân có một chút bản lĩnh, liền nóng lòng muốn hiển thị ra ngoài, muốn nhận được sự ngưỡng mộ và tán dương của người khác, muốn phô trương tột độ, để đạt được vinh quang vượt bậc. Đến cuối cùng, sẽ bị hủy hoại trong chốc lát.

Quỷ Cốc Tử từng có câu “Thánh nhân chi đạo, tại ẩn dư nặc” (tạm dịch: Đạo của bậc thánh nhân nằm ở chỗ biết khiêm tốn và giấu mình). Văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa Thần truyền có nội hàm vô hạn bác đại tinh thâm, “văn hóa ẩn sỹ” nổi tiếng là một phần quan trọng trong đó. Nước ta ngày xưa có vô số ẩn sỹ danh tiếng, đạo đức, nhân phẩm, học thức của họ đều có thành tựu siêu phàm. Họ giữ gìn bản chất chân thực nhất của con người, vui vẻ thuận theo đạo lý của đất trời, bằng lòng với vận mệnh của tạo hoá, vì hòa hợp với đất trời nên hiểu được sự biến đổi, và biết cách ứng phó với những biến đổi, họ bình tĩnh và an vui trong bất cứ hoàn cảnh nào. Họ không ngưỡng mộ vinh quang lợi ích, mà bằng lòng với những gì mình có, không màng danh lợi, ẩn mà không hiện. Từ xưa đến nay, vô số sự thật đã minh chứng rằng những người có thể giữ vững nội tâm, không dễ dàng hiển lộ ra ngoài, thông thường đều có thể tại thời khắc quan trọng mà phát huy ra năng lực to lớn hơn, đạt được thành tựu càng thêm xuất sắc, ưu việt.

Làm một người tu luyện thì cần phải phóng hạ ham muốn khoe khoang hiển thị, tránh việc khoe khoang khắp nơi, phô trương trước mặt người khác. Không bỏ tâm hiển thị cũng sẽ đem đến ma nạn cho người tu luyện. Trong hồi thứ 16 của tác phẩm “Tây Du Ký”, tại Chùa Quan Âm, Tôn Ngộ Không vì khoe khoang áo cà sa mà dẫn khởi lòng tham của trưởng lão Kim Trì. Trưởng lão Kim Trì đốt lửa thiêu thầy trò Đường tăng, không ngờ bị Tôn Ngộ Không làm phép khiến chùa bị thiêu, trong lúc hỗn loạn, áo cà sa lại bị yêu quái gấu đen trộm mất. Nếu như lúc đó Tôn Ngộ Không không có tâm lý so bì, tâm lý hiển thị, không có tính hiếu thắng, có lẽ nạn này đã được hóa giải rồi.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292153



Ngày đăng: 27-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.