Quan điểm nuôi dạy con của Tô Thức: Mong con ngốc nghếch và vụng dại



[ChanhKien.org]

Khi con trai chào đời, Tô Đông Pha, một nhà thơ thời Bắc Tống, đã viết bài thơ có tựa đề “Tẩy nhi thi” (Thơ tắm cho con). Tuy bài thơ chỉ có bốn câu ngắn gọn nhưng chứa đựng trí tuệ nhân sinh của nửa đời Tô Thức. Nguyên văn bài thơ như sau:

“Nhân giai dưỡng tử vọng thông minh,
Ngã bị thông minh ngộ nhất sinh.
Duy nguyện ngô nhi ngũ thả lỗ,
Vô tai vô nạn đáo công khanh”.

Tạm dịch:

Ai cũng mong nuôi dưỡng con thành người thông minh,
Nhưng ta đã bị thông minh làm cho lầm lẫn cả đời này.
Chỉ hy vọng con ta sẽ ngốc nghếch và vụng dại,
Chẳng gặp tai nạn nào mà thành công.

Bài thơ rất giản dị, đại khái là nói rằng, ai cũng hy vọng con mình thông minh, nhưng ta lại vì thông minh mà ngược lại bị thông minh hại. Vì vậy, ta hy vọng con ta sẽ ngốc nghếch một chút, và có thể làm một chức quan nhỏ mà không gặp tai nạn gì.

Bài thơ này dường như khác với mong đợi của nhiều bậc cha mẹ ngày nay, những người thường kỳ vọng con trai thành rồng, con gái thành phượng. Khối lượng học tập của con trẻ ngày nay rất nặng, vậy mà cha mẹ lại còn đăng ký cho con học thêm ở nhiều trường luyện thi, chính là để con đỗ vào trường đại học tốt, giống như cá chép vượt long môn. Sau khi vào đại học, họ lại mong muốn con tìm được một công việc tốt. Cuối cùng, dục vọng trở thành vô tận.

Kỳ thực, Tô Thức viết bài thơ này như một lời chúc giản dị dành cho con trai mình sau khi ông trải qua những thăng trầm của cuộc sống. Vậy, vì sao ông nói “ta đã bị thông minh làm cho lầm lẫn cả đời này”?

Sau khi Tô Thức trúng tiến sỹ trong kỳ khảo thí, ông còn tham gia “kỳ thi chế khoa” do Tống Nhân Tông đặc biệt bổ sung. Kỳ thi chế khoa là để một lần nữa lựa chọn ra nhóm nhân tài đặc biệt trong số các sỹ tử đã trúng tiến sỹ. Trong kỳ thi đó, thành tích của Tô Thức “thuộc hạng ba”. Trong “Thạch lâm yên thoại” có ghi lại rằng kỳ thi đó có năm hạng, hai hạng trên là bày ra cho có lệ, chỉ có ba hạng dưới mới thực sự chọn người, hạng ba rất ít người trúng, phần lớn những người trong kỳ thi đạt hạng tư, còn những người rớt bảng thuộc hạng năm.

Có vẻ như hạng ba của Tô Thức đã là thành tích cao nhất trong kỳ thi này. Ngoài ra, theo thống kê, trong lịch sử hơn 300 năm của nhà Tống, số người vượt qua các kỳ chế khoa chỉ có hơn 40 người, người đạt hạng ba chỉ có bốn người mà thôi, và Tô Thức là một trong bốn người này. Vì vậy, trong hai mươi mấy năm, Tô Thức “thông minh” như thế thực sự đã sống một cuộc đời “xuân phong đắc ý”. Ông thành danh khi còn trẻ, được hoàng đế xem trọng, lại có tài văn chương.

Thế nhưng, tài năng không lay chuyển được bóng tối nơi quan trường, Tô Thức không cách nào tranh đấu được, còn bị tiểu nhân cấu kết hãm hại trong “Án thơ Ô Đài”, suýt bị xử trảm, cuối cùng bị biếm chức nhiều lần. Vì vậy, lúc ở Hoàng Châu, tâm nguyện duy nhất của Tô Thức khi con trai chào đời là hy vọng con sẽ “ngốc nghếch và vụng dại” thay vì thông minh như bản thân ông.

Bởi vì “ngốc nghếch và vụng dại” có nghĩa là trì độn trong giao tiếp với mọi người, không để tâm đến những lời mỉa mai của người khác, cũng không chủ động bày mưu hãm hại người khác. Có thể ít suy nghĩ, mong tưởng, ít động tà niệm, tích đức hành thiện, đây mới là mong ước tốt đẹp nhất cho con cái.

Sư tôn đã giảng cho các đệ tử trong “Chuyển Pháp Luân rằng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Vì vậy, người tu luyện phải tu bỏ những quan niệm không tốt của con người, tâm tư thuần tịnh mới có thể đề cao tâm tính.

“Ai cũng mong nuôi dưỡng con thành người thông minh”, đây là suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng điều gì thực sự tốt cho con trẻ? Chúng ta mong con mình sẽ thông minh, kỳ thực, điểm mấu chốt là chúng ta mong con mình có được chỗ đứng trong xã hội, có cuộc sống sung túc hoặc có địa vị nổi bật. Nhưng liệu mọi người có hạnh phúc sau khi có được những thứ này hay không? Câu trả lời tất nhiên là không. Thực tế là người bình thường thường sẽ không có ba ngày liên tiếp sống dễ chịu. Tiền bạc, sức khỏe, tiền đồ của con cái, những ân oán cá nhân, v.v. đều là những trở ngại rất lớn đối với những người bình thường.

Đối xử tốt thực sự với một đứa trẻ không phải là bạn cho con bao nhiêu tiền, hay dẫn con đi trên bao nhiêu con đường, mà là dẫn dắt con bước vào con đường tu luyện. Nhiều đệ tử Đại Pháp xung quanh không buông xuống được cái tình của mình với con cái, luôn lo lắng cho tiền đồ của con, gia đình và đủ các khía cạnh khác. Điều này gây ra rất nhiều can nhiễu cho việc tu luyện của chính họ. Kỳ thực, mỗi người đều có số phận của riêng mình, dù cha mẹ có cố gắng mở đường bao nhiêu thì cũng vô ích. Chỉ có tu luyện mới có thể thay đổi vận mệnh, mới là thực sự có trách nhiệm với tâm hồn con trẻ.

Đại Pháp đã đồng hành với quá trình trưởng thành của tôi, cha mẹ cũng từng quán xuyến và lo lắng rất nhiều cho tôi. Nhưng sau đó, đồng tu mẹ đã nói với tôi rằng bà thực sự có thể buông bỏ cái tình đối với tôi chủ yếu là vì tôi cũng là một đệ tử Đại Pháp. Có lần, bà đã quỳ trước ảnh Sư phụ, giao tôi cho Sư phụ, để bà có thể an tâm buông bỏ hết thảy.

Một số người được sinh ra trong gia đình của các đệ tử Đại Pháp tuyệt không chỉ để làm người ở kiếp này, mà còn để giúp họ đắc Pháp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ em trong gia đình các đồng tu đã không thể bước vào con đường tu luyện, một số thậm chí còn phản đối Đại Pháp. Một số tiểu đồng tu trước đây chưa hiểu rõ nhưng đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tuy nhiên, khi các em lớn lên và trải qua sự ô nhiễm của thùng thuốc nhuộm lớn, các em dần lẫn lộn với người thường và quên mất thệ ước của sinh mệnh. Nếu tiếp tục như thế này thì thật nguy hiểm biết bao!

Người xưa có câu: “Làm hư một đứa trẻ cũng giống như đã sát hại đứa trẻ ấy”. Đạo lý tương tự như vậy, trong những ngày mạt hậu của thời kỳ mạt kiếp, con đường duy nhất để một sinh mệnh thực sự được đắc cứu chính là tu luyện Đại Pháp!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/292034



Ngày đăng: 11-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.