Nội hàm chân thực của câu ngạn ngữ “Chịu được cái khổ trong cái khổ, mới là bậc thượng nhân”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

“Cật đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân”, ý rằng chịu được cái khổ trong cái khổ, mới có thể là bậc thượng nhân. Câu nói này xuất phát từ “Tây Du Ký” và là một câu nói liên quan đến tu luyện. Về sau, nó trở thành câu ngạn ngữ và được sử dụng rộng rãi, nhưng nội hàm đã bị thiên lệch.

Con người ngày nay, nhất là trong cuộc sống của chúng ta, vô luận là ở ngành nào nghề nào, ai muốn vượt hơn hẳn mọi người thì người đó phải chịu nhiều gian khổ; chỉ như vậy, bạn mới có cơ hội vượt trội hơn những người khác. Điều này nghe có vẻ đúng, kỳ thực lại có sự nhầm lẫn. Bởi vì chúng ta có thể thấy rằng, trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều người chịu khổ nhưng họ cũng không trở thành người vượt trội hơn những người khác, mà trái lại phải sống trong cảnh nghèo khó, không thể tự giải thoát. Ví dụ, những người dân thường thuộc giai tầng thấp, họ thực sự chịu rất nhiều gian khổ nhưng lại không thể trở thành người vượt trội hơn so với những người khác.

Bởi vì, một người vượt trội hơn những người khác là do phúc phận của kiếp trước và phẩm đức trong đời này của họ tạo nên. Chúng ta sẽ thấy rằng một số người có thể có được rất nhiều của cải mà không cần nỗ lực nhiều, trong khi một số người đầu tắt mặt tối cả đời lại không thu hoạch được nhiều.

Câu nói này xuất phát từ tu luyện, vì vậy từ góc nhìn tu luyện có lẽ sẽ thấy rõ hơn nội hàm chân thực của nó. “Khổ trong khổ” có nghĩa là so với nỗi khổ của người bình thường thì còn phải khổ hơn. Làm người đã rất khổ rồi. Chúng ta sẽ thấy rằng cái khổ mà người tu luyện thời xưa chịu đựng là khá lớn. Là cái khổ vượt qua cái khổ của con người thì mới gọi là “khổ trong khổ”. Và “bậc thượng nhân” không phải nói đến giai tầng cao trong xã hội, mà là muốn nói đến thế giới Thần tiên, tất nhiên là ở tầng thứ cao.

Nhìn từ góc độ tu luyện, người tu luyện phải chịu được cái khổ mà người bình thường không chịu được, thì mới có thể trở về thế giới Thiên quốc.

Sư phụ Đại Pháp đã giảng cho chúng ta trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” (Bài giảng thứ 9) rằng:

“Thời tôi tu luyện trong quá khứ, có rất nhiều cao nhân đã giảng cho tôi câu này, họ nói: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi”. (“Bài giảng thứ 9, Chuyển Pháp Luân”).

Chịu cái khổ trong cái khổ là điều rất khó, không phải chỉ ở lời nói, mà quả thực rất khó vượt qua. Các đệ tử Đại Pháp ngày nay đang trợ Sư chính Pháp dưới sự dẫn dắt của Sư tôn. Cái khổ mà họ phải chịu cũng vô cùng to lớn, là điều mà người bình thường không thể nào lý giải. Và những cực khổ mà Sư tôn đã chịu đựng cho các đệ tử Đại Pháp và thế nhân, càng là điều mà con người không thể lý giải. Cái khổ trong cái khổ mà thế nhân nhắc đến, căn bản là không thể nào sánh được.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291979



Ngày đăng: 09-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.