Nghèo sang đều do mệnh, chính niệm đổi tiền đồ
Tác giả: Tiêm Tiêm
[ChanhKien.org]
Vận mệnh của con người đã được định trước [thiên định], và thường rất khó thoát khỏi nó. Trong thời Ngũ Đại, Phùng Đạo đã trải qua bốn triều đại và luôn giữ chức vụ cao. Là nhờ tâng bốc xu nịnh hay thuận theo tự nhiên? Bài thơ “Thiên đạo” này của ông có tổng cộng bốn mươi chữ:
“Cùng đạt giai do mệnh, hà lao phát thán thanh. Đãn tri hành hảo sự, mạc yếu vấn tiền trình. Đông khứ băng tu phán, xuân lai thảo tự sinh. Thỉnh quân quan thử lý, thiên đạo thậm phân minh”.
Tạm dịch nghĩa:
Nghèo sang đều do mệnh, vì sao mà thở dài. Chỉ biết làm điều tốt, đừng nên hỏi tương lai. Đông qua băng phải tan, Xuân đến cỏ tự mọc. Thỉnh ông xem lý này, Thiên đạo rất phân minh.
“Cùng đạt giai do mệnh, hà lao phát thán thanh. Đãn tri hành hảo sự, mạc yếu vấn tiền trình” (Nghèo sang đều do mệnh, vì sao mà thở dài. Chỉ biết làm điều tốt, đừng nên hỏi tương lai). Cảnh ngộ nghèo hay giàu của một người là nhân quả của kiếp trước, nên rất khó để thoát khỏi nó. Bởi vậy, tại sao còn phải than trách, phàn nàn đây? Chỉ cần minh bạch rằng cần phải làm việc tốt, không làm chuyện xấu, không suy tính được mất là đủ rồi.
“Đông khứ băng tu phán, xuân lai thảo tự sinh. Thỉnh quân quan thử lý, thiên đạo thậm phân minh” (Đông qua băng phải tan, Xuân đến cỏ tự mọc. Thỉnh ông xem lý này, Thiên đạo rất phân minh). Mùa đông trôi qua, tuyết sẽ tự nhiên tan đi; mùa xuân đến, cỏ tự nhiên sẽ sinh trưởng. Hết thảy đều sẽ là quá khứ. Bởi vậy, chúng ta không phải lo lắng quá nhiều. Nếu thế nhân có thể nhận thức được đạo lý này, thì đột nhiên sẽ thanh tỉnh. Bởi vì đây chính là Thiên đạo và Thiên lý.
Trải qua bốn triều đại, vì sao Phùng Đạo vẫn có thể đứng vững hiên ngang như vậy? Bởi vì mọi người có thể thấy rằng ông không có dã tâm, không có ý đồ xấu và không có tư tâm. Trong mắt thế nhân, ông là người trong sạch thuần khiết. Bởi vậy, ông mới được trọng dụng như vậy.
Các đệ tử Đại Pháp ngày nay thực ra cũng như vậy. Bất kỳ ai hiểu rõ các đệ tử Đại Pháp đều biết họ hành xử như thế nào, không ai trong số họ có ý đồ xấu, lòng tham và tư tâm. Vì vậy, mọi người sẵn lòng kết giao với họ.
Câu “Đãn tri hành hảo sự, mạc yếu vấn tiền trình” (Chỉ biết làm điều tốt, đừng nên hỏi tương lai), được các thế hệ sau này ca ngợi nhiều nhất. Thế nhưng, người thực sự thấu hiểu được câu thơ ấy chắc chắn không phải là người bình thường. Bên trong đó còn có đạo lý của nhà Phật. Ý nghĩa thực sự của hai câu này chính là “không chấp trước”.
Sư phụ của Đại Pháp đã dạy chúng ta trong bài giảng thứ hai của sách “Chuyển Pháp Luân” rằng:
“Phật gia giảng ‘không’, cái gì cũng không mong nghĩ, nhập ‘không môn’; Đạo gia giảng ‘vô’, cái gì cũng không có, cũng chẳng muốn, cũng chẳng truy cầu. Người luyện công giảng: ‘hữu tâm luyện công, vô tâm đắc công’. Ôm giữ một chủng tu luyện trạng thái ‘vô vi’, chỉ quan tâm tu luyện tâm tính chư vị, thì tầng của chư vị sẽ đột phá, chư vị đáng được gì thì đương nhiên sẽ có”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Vận mệnh của con người tuy đã được định trước, nhưng hôm nay đã có sự thay đổi. Nói về vấn đề đắc Pháp, thì mọi người đều có quyền tự mình đắc Pháp. Điều này không cố định. Một người dù có xấu đến đâu, thì vẫn luôn có cơ hội đắc được Pháp vào những thời khắc then chốt. Bởi vì mục đích duy nhất của con người đến thế gian này chỉ là để đắc Pháp.
Những kẻ phỉ báng Đại Pháp và bức hại các đệ tử Đại Pháp đã bị hiện thực làm cho mù quáng. Họ là người mất lý trí nhất, kết cục cũng sẽ bi thảm nhất. Chỉ khi họ cải biến ý niệm của bản thân, thì tương lai mới có thể thay đổi. Bởi vậy, mỗi người hãy có sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình!
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291581
Ngày đăng: 29-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.