Đã đến lúc chúng ta nên “kinh tỉnh” rồi!



Chút cảm ngộ sau khi đọc kinh văn “Pháp nạn” và “Kinh tỉnh”

Tác giả: Thiện Giải – Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[ChanhKien.org]

Mấy ngày nay, Sư phụ liên tiếp cho ra hai bài Kinh văn là “Pháp nạn”“Kinh tỉnh”, tôi cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thông qua học Pháp, xin được giao lưu chút thể ngộ với các đồng tu. Có điểm nào không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Trong quá trình học Pháp, tôi đột nhiên cảm thấy rằng khi học Pháp nên kết hợp với hai bài của Ban biên tập Minh Huệ đăng vào năm ngoái (2023) và ba bài kinh văn có liên quan của Sư phụ, như vậy sẽ có thể làm cho trạng thái tu luyện của chỉnh thể chúng ta có nhận thức càng rõ ràng hơn.

1. Sư phụ đã dùng sự chịu đựng to lớn để hóa giải nguy cơ cho chúng ta

Người thường có câu nói rằng: “Ôn cố nhi tri tân” (tạm dịch: xem lại cái cũ, học hỏi cái mới). Nhìn lại những gì đã trải qua, chúng ta có thể nhận ra rõ hơn lòng từ bi và những gì Sư phụ đã phó xuất cho chúng ta, cũng như những điều chúng ta làm chưa tốt.

Đầu tháng 7 năm ngoái (2023), Ban biên tập Minh Huệ đã đăng liên tiếp hai bài viết “Phụ trách” và “Tâng bốc và tự tâm sinh ma”, trong đó đề cập đến Phật học hội ở các nơi đều cần khởi trách nhiệm, đưa các đệ tử Đại Pháp ở địa phương tụ họp lại với nhau, hình thành một chỉnh thể giống như trước khi bị bức hại vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, mọi người lúc đó đều có thể hướng nội vô điều kiện, tinh tấn thực tu.

Tôi tin rằng Ban biên tập Minh Huệ sẽ không tự nhiên ra hai bài viết nếu không có sự đồng ý của Sư phụ, Minh Huệ Net là trang mạng được Sư phụ theo dõi và là trang mạng có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉnh thể tu luyện của các đệ tử Đại Pháp, những yêu cầu trong các bài viết cũng là mong đợi của Sư phụ. Đó cũng là biểu hiện lòng từ bi của Sư phụ!

Trong bài “Phụ trách” có đề cập đến đoạn:

“Trong nhiều lần giảng Pháp, Sư phụ đều đã giảng về vấn đề trách nhiệm của người phụ trách Phật học hội ở nước ngoài. Chẳng hạn, Sư phụ giảng:

‘Sư phụ giao cho chư vị nhiều đệ tử Đại Pháp như thế, để chư vị dẫn họ cho tốt, vậy chư vị nhất định phải làm, đây là trách nhiệm. Làm không tốt, ấy là có quan hệ trực tiếp với tu luyện của bản thân’. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Thế nhưng trong thực tiễn, không ít người phụ trách (cho đến một số cá nhân học viên) vẫn thường đẩy mâu thuẫn và trách nhiệm sang Sư phụ, hoặc dùng những phương thức khác của người thường để né tránh, chứ không chân chính ‘chịu trách nhiệm đối với Sư phụ’ (Tinh tấn hơn nữa, Giảng Pháp tại các nơi X).

Một tình huống rất phổ biến là người phụ trách Phật Học Hội đảm nhận vị trí chủ quản hạng mục nào đó, từ đó sao nhãng trách nhiệm của người phụ trách Phật học hội.

Trong kinh văn “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc”, Sư phụ có nhắc đến:

“Nhưng có những người thường hay hình thành các loại chấp trước, trong tu luyện cũng rất khó buông bỏ, thời gian lâu rồi, có những người đã buông lơi bản thân. Thêm vào đó là công tác bận rộn, hoàn cảnh gia đình không xử lý tốt, lại không có thời gian học Pháp luyện công. Mặc dù thỉnh thoảng tham gia một số hoạt động tập thể, nhưng cũng không tinh tấn được. Dần dần như thế, đã hoàn toàn không giống người tu luyện nữa, thậm chí làm những việc mà người tu luyện không nên làm, lâu dài như thế thì sẽ rất nguy hiểm!”

“Chính Pháp đã vào giai đoạn cuối cùng, cựu thế lực muốn đào thải một lô những ai không thể chân tu, hoặc là những người trường kỳ vi phạm thệ ước không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử”.

Tôi ngộ rằng, Sư phụ đã nhìn thấy một số đệ tử Đại Pháp do thời gian dài không chân tu, thực tu, nhân tâm dần dần bị thường nhân hóa, dần dần rơi vào bờ vực bị cựu thế lực đào thải. Một số nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự xuất hiện của những người và sự việc này, ngoài việc cá nhân tu luyện không tốt, còn là do nhiều nơi khác nhau đã không hình thành được một môi trường có thể dung luyện con người và thôi thúc họ tinh tấn thực tu. Mà muốn chỉnh thể đệ tử Đại Pháp đề cao, quy chính lại những người và sự việc không phù hợp với Pháp, để tránh việc bị cựu thế lực đào thải, thì trước tiên các nơi cần phải hình thành một hoàn cảnh thực tu, đây là cơ sở để một chỉnh thể tu luyện thăng hoa, bước đi thật tốt, thật ngay chính, làm tốt hạng mục cứu người.

Vì vậy Phật học hội các nơi, người phụ trách sẽ khởi tác dụng hết sức quan trọng. Có một số người phụ trách lại buông lơi tu luyện của bản thân, không làm tròn trách nhiệm của mình!

Lấy ví dụ như ở khu vực chúng tôi, nội dung trong các cuộc giao lưu chia sẻ ở nhóm lớn phần nhiều thiên về sự phát triển của các hạng mục và nói về một số thành tích đạt được, nhưng phần hướng nội tìm thì vô cùng ít, càng không cảm nhận được trường từ bi hòa ái khi các đệ tử Đại Pháp tụ lại với nhau. Nó không làm cho mọi người cảm thấy giống như môi trường và trạng thái tu luyện thuần tịnh được hình thành trước năm 1999, khi các đồng tu ở Trung Quốc đại lục hễ gặp vấn đề là hướng nội tìm. Dần dần, ngày càng ít người tham gia vào các buổi học Pháp nhóm lớn, và thậm chí rất nhiều người phụ trách địa phương cũng hiếm khi đến tham gia! Giống như những mắt xích rời rạc!

Chúng ta phải biết rằng chính Sư phụ đã thay chúng ta tiêu bớt đi những nguy nạn cho toàn thể đệ tử Đại Pháp, ngăn chặn một lượng lớn đệ tử Đại Pháp bị đào thải. Nhưng chúng ta lại không biết trân quý!

Tôi nhớ năm ngoái khi Sư phụ cho ra ba bài kinh văn liên tiếp, tất cả chúng ta đều rất chấn động! Biết rằng cựu thế lực muốn đào thải một lượng lớn đệ tử Đại Pháp, liệu chúng ta có nằm trong số đó không? Có thể thấy mọi người đều rất quan tâm đến việc này nên ùn ùn kéo đến nhóm lớn để học Pháp giao lưu và nghe ngóng. Lúc đó điểm học Pháp không còn chỗ ngồi. Tuy nhiên, qua một thời gian sau, mọi người đều cảm thấy không có chuyện gì xảy ra, dần dần trở lại trạng thái thản nhiên, thờ ơ trong tu luyện. Tu luyện quả thật là rất khó! Sư phụ lại càng khó hơn! Bao gồm cả cá nhân tôi, chúng ta là đệ tử Đại Pháp mà như vậy thật đáng thất vọng!

2. Chúng ta đã thực sự “kinh tỉnh” chưa?

Trong bài kinh văn “Kinh tỉnh” Sư phụ có giảng:

“Viết những gì, nói những gì, cần lấy yêu thương, cứu người làm xuất phát điểm. Mỗi đệ tử Đại Pháp, không riêng giới truyền thông, đều phải suy nghĩ xem liệu chúng ta có đang làm những điều mà người tu luyện Đại Pháp nên làm hay không? Nghĩ lại tôi cảm thấy phát sợ, rất nhiều người trong thời gian dài buông lơi tu luyện bản thân, làm việc như thường nhân, đấy là trạng thái của đệ tử Đại Pháp sao?”

“Nếu như mất đi tâm từ bi, quên đi sứ mệnh trách nhiệm của bản thân, thậm chí quên rằng bản thân là người tu luyện, vậy sẽ giống như thường nhân, đệ tử Đại Pháp sẽ lẫn lộn với người thường, thế thì đây là nhóm người gì? Điều đó không đáng sợ sao? Trong khi chư vị là những sinh mệnh mang trách nhiệm vĩ đại nhất của vũ trụ!”

Trong đoạn Pháp ở trên, Sư phụ dùng chữ “đều”, chúng ta nên hiểu rõ rằng, đây không chỉ là vấn đề của một hoặc hai đệ tử Đại Pháp, cũng không chỉ là vấn đề của hạng mục truyền thông, mà là trạng thái chung của chỉnh thể chúng ta. Vì vậy, mỗi đệ tử Đại Pháp, bao gồm chúng ta trong đó, đều nên đối chiếu với kinh văn, bài giảng của Sư phụ để hướng nội vô điều kiện, ít nhất cũng tìm ra được điều gì đó để chúng ta có thể đạt đến “kinh tỉnh”! Nếu không, chúng ta sẽ cô phụ sự dạy bảo hết lòng cũng như sự mong đợi của Sư phụ. Nếu không, chúng ta sẽ không thể rút ra bài học giáo huấn sâu sắc, thực hiện nhanh chóng cải biến và đề cao chỉnh thể. Nếu không, vì chỉnh thể chúng ta tu luyện không tốt sẽ dẫn đến môi trường tu luyện của chúng ta sẽ càng trở nên ác liệt hơn, gây tổn thất lớn hơn cho nỗ lực cứu độ chúng sinh của chúng ta và tạo ra Pháp nạn lớn hơn cho Sư phụ!

Tôi lý giải ý nghĩa của từ “sau mới thấy sợ” là: Trước đây đã từng làm một số việc không lý tính hoặc nguy hiểm, do đó có thể sinh ra hậu quả rất đáng sợ, nhưng may là nó đã không xảy ra. Bây giờ nghĩ lại, sẽ hết sức lo lắng, sợ hãi.

Đối chiếu với Pháp của Sư phụ giảng, chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu các phương tiện truyền thông của đệ tử Đại Pháp hoặc truyền thông cá nhân trước đây tiến hành công kích các đảng phái chính trị và chính trị gia, và nếu như họ quay ra chỉ trích lại chúng ta thì hậu quả sẽ ra sao? Chẳng phải sẽ là “sau mới thấy sợ” sao? Có đồng tu thống kê, do phương tiện truyền thông xuất hiện khuynh hướng chính trị, nên tỉ lệ ủng hộ Pháp Luân Công của lưỡng đảng Hoa Kỳ đã giảm sút đáng kể. Điều này có đáng sợ không?! Chúng ta đều biết Mỹ quốc có ảnh hưởng trên toàn thế giới lớn như thế nào. Nếu điều này tiếp tục diễn ra, hoàn cảnh của chúng ta trên thế giới và cộng đồng quốc tế sẽ trở thành loại hoàn cảnh như thế nào đây? Làm thế nào để cứu người đây? Chẳng phải đã đến lúc nên kinh tỉnh rồi sao?! Tuy nhiên, hậu quả này là do chúng ta không nghe lời Sư phụ và không tu luyện tốt mà tạo thành.

Mấy năm gần đây, trong các kinh văn Sư phụ đưa ra có dùng đi dùng lại nhiều lần câu phản vấn (câu hỏi ngược lại) và dấu chấm than! Là một đệ tử, chúng ta liệu có cảm nhận được rằng Sư phụ đang vì trạng thái tu luyện của chúng ta, đang vì làm thế nào để có thể cứu độ được nhiều chúng sinh hơn nữa mà lo lắng, sốt ruột không? Chúng ta có thực sự cảm thấy tính nghiêm trọng của vấn đề tu luyện chỉnh thể không? Đã bao nhiêu năm chúng ta tổ chức Pháp hội mà không nhận được lời chúc của Sư phụ rồi? Sư phụ có lẽ đang nhận thấy chúng ta sắp, gần giống như một đoàn thể người thường rồi! Kỳ thực điều đó khá là nghiêm trọng!

3. Cải biến triệt để, gióng trống phất cờ làm lại từ đầu

Sau khi học xong hai bài kinh văn, tôi cảm thấy Chính Pháp lại sắp bước vào một giai đoạn khó khăn, mà giai đoạn khó khăn này là do chỉnh thể đệ tử Đại Pháp làm không tốt tạo thành. Lại càng chính là do chỉnh thể chúng ta không nghe lời Sư phụ mà tạo thành. Nếu những người phụ trách ở mỗi khu vực có thể chịu trách nhiệm và gắn kết mọi người lại với nhau, hình thành một môi trường tu luyện hướng nội vô điều kiện; mỗi đệ tử Đại Pháp đều có thể vô điều kiện viên dung hoàn cảnh này, với tấm lòng kính Sư kính Pháp, kính cẩn đọc các bài giảng của Sư phụ và nghiêm túc thực hiện lời dạy của Sư phụ, khi đó những điều trái với mệnh lệnh của Sư phụ sẽ không tiếp tục xảy ra nữa. Càng sẽ không đi đến bước này của ngày hôm nay.

Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002” Sư phụ có giảng:

“Tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành”.

Nếu chúng ta đều có thể đề cao chỉnh thể, nghiêm túc nghe lời Sư phụ, cải biến triệt để, tôi nghĩ rằng hoàn cảnh tu luyện của chúng ta cũng sẽ phát sinh biến hóa. Tất cả đều sẽ phát triển theo hướng tích cực lên.

Cuối cùng chúng ta hãy cố gắng làm được giống như trong bài viết “Tâng bốc và tự tâm sinh ma” mà Ban biên tập Minh Huệ có đăng: “Hy vọng mọi người sẽ ôn lại kinh văn, mỗi người hãy tiếp thụ giáo huấn, xuất phát từ tâm mình mà làm và làm lại cho tốt. Đặc biệt là người phụ trách Phật học hội và trạm phụ đạo, xin hãy làm tròn trách nhiệm, dẫn dắt mọi người tu cho hoàn cảnh của chúng ta trở thành một hoàn cảnh của người tu luyện để tẩy sạch nhân tâm, thành thực thiện lương, không ngừng đề cao cảnh giới tâm tính, xin đừng cô phụ cương vị thần thánh này”.

Có điều gì chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/290973



Ngày đăng: 16-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.