Đời trước gieo ác nhân, đời này nhận ác quả



Tác giả: Cao Viễn

[ChanhKien.org]

Cổ nhân có câu “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, nói một cách rất chuẩn xác về đạo lý nhân quả: Gieo thiện nhân đắc thiện quả, gieo ác nhân đắc ác quả.

Học giả Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh đã ghi chép lại một câu chuyện trong “Duyệt vi thảo đường bút ký”, kể rằng có một lão thư sinh là Chu Mậu Quan phải chịu rất nhiều ác quả ở đời này vì đã gieo ác nhân ở đời trước. Lão thư sinh Chu Mậu Quan nói giọng phương nam, không nhớ là người ở đâu. Ông chưa bao giờ tìm được con đường tiến thân trên trường thi, phiêu bạt nay đây mai đó và gặp không ít khó khăn. Mỗi lần dự thi, ông hoặc là bị đuổi vì một sai sót nhỏ trên nét bút, hoặc là đã qua vòng sơ tuyển nhưng chỉ vì một chữ mà bị loại. Cũng có trường hợp giám khảo quá khắt khe, ví dụ như đề tài có từ “viết” (曰) nhưng ông vô tình lại viết thành hẹp hơn mà bị cho là viết sai thành chữ “nhật” (日); viết từ “kỷ” (己) nét bút lại nhô lên một chút mà bị cho là viết sai thành chữ “dĩ” (已).

Có một ngày Chu Mậu Quan đến đền Văn Xương đốt một bản cáo trạng, kể rằng cả đời ông chưa từng làm qua việc xấu nào nhưng luôn gặp phải việc ức chế, kìm nén. Mấy ngày sau ông nằm mộng thấy một tiểu viên quan mặc trang phục màu đỏ đưa ông đến một ngôi điện, các vị Thần ngồi trước bàn án nói: “Ngươi mưu cầu công danh không thuận lợi nhưng lại oán hận Thần linh, ngươi chỉ biết ôm hận báo oán chứ không hiểu nhân quả báo ứng. Kiếp trước ngươi vốn là một viên quan trong Bộ Viện, bởi vì ngươi là một con người xảo quyệt nhưng lại giỏi về viết lách xuyên tạc, cho nên kiếp này phạt ngươi làm một con mọt sách không hiểu chút gì về đối nhân xử thế. Bởi vì ngươi thích bắt bẻ bài văn của người khác, biết rõ là không sai nhưng vẫn giảo quyệt tìm cách vặn vẹo bới móc để thông qua cách này kiếm tiền, cho nên phạt ngươi kiếp này chỉ vì nét chữ mà bị đánh trượt”.

Vị Thần chỉ vào sổ sách cho ông ta xem và nói: “Vị quan giám khảo loại ngươi khỏi danh sách chỉ vì chữ “viết” (曰) kiếp trước chính là vợ của sĩ quan Phúc Kiến tên Âm Đức Bố (音德布), bà là người phụ nữ tiết hạnh. Vì trong tờ trình biểu dương chồng bà ấy, ngươi đem họ Âm (音: yin) của ông ấy sửa thành Ân (殷: yin), đây là từ đồng âm khác nghĩa, đã thế ngươi luôn bác bỏ và đối chất, bắt bà ấy phải làm đi làm lại cho đúng, kết quả là số tiền mà góa phụ nghèo đáng được có để xây miếu thờ lại không đủ để chi trả chi phí đi lại. Giám thị đã loại ngươi khỏi danh sách bảng thi vì từ “kỷ” (己), đời trước ông ta nhậm chức ở huyện lệnh sau khi mãn tang, lẽ ra ông ta chỉ bị dừng mất ba năm một tháng bổng lộc. Ngươi sách nhiễu bất thành liền lấy chữ “tam”(三) trong tiếng Trung sửa thành “ngũ” (五), chữ “nhất” (一) sửa thành chữ “thập” (十), sau đó tính theo năm năm mười tháng, vậy thì phải xử phạt thành một bản án khác. Chờ đến khi sự việc được làm sáng tỏ thì ông ta đã không có việc làm trong hơn một năm chỉ vì ngươi đã sửa sai văn bản. Ngươi đã gieo ác duyên, đời này các ngươi lại gặp nhau nên đương nhiên sẽ gặp báo ứng, ngươi còn có oan khuất nào muốn khiếu nại nữa không? Các loại sự việc không thuận lợi mà ngươi gặp phải đều là do kiếp trước gieo ác nhân, ta không thể giảng chi tiết từng việc một và không thể tiết lộ trước sự việc cho ngươi được. Ngươi nên biết điều mà ngoan ngoãn thuận theo, không nên tranh cãi mãi không thôi. Nếu ngươi không tin vậy thì các hòa thượng đạo sĩ sắp đến làm khó ngươi, đến lúc đó ngươi sẽ hoàn toàn minh bạch ra”. Nói xong vị Thần huơ tay xua ông ta ra ngoài.

Chu Mậu Quan đột nhiên tỉnh lại, mơ hồ không hiểu ý nghĩa của hòa thượng đạo sĩ là gì. Lúc đó ông đang sống nhờ ở một ngôi chùa, vì vậy ông đã chuyển đến nơi khác để lẩn tránh. Năm Ung Chính Ất Mão, ông tham gia kỳ thi Hương và được chọn làm cử nhân thứ 13. Trong đợt thi thứ hai, đề bài có tựa là: Viết một đoạn văn về việc hòa thượng nên bái kiến cha mẹ như thế nào. Trong bài thi của ông ấy có câu “trường tập quân thân” (bái lạy hành lễ khi gặp vua và thân nhân) là dùng điển cố của Phó Dịch thời nhà Đường – người chủ trương cấm Phật giáo, trong điển cố đó có viết “bất trung bất hiếu, cạo đầu xong gặp vua và thân nhân chỉ hành lễ không bái lạy”.

Quan giám khảo cho rằng câu văn này của Chu Mậu Quan có vấn đề cho nên lại lần nữa loại ông khỏi cuộc thi. Lúc đó ông mới biết rằng lời của vị Thần kia quả nhiên không sai. Kỷ Hiểu Lam phỏng đoán trong bài văn của ông rằng, những năm tháng về sau của Chu Mậu Quan cũng sẽ không mấy tốt đẹp.

Cổ nhân giảng đạo đức, có quan niệm đạo đức truyền thống ước thúc, cho nên Thần minh sẽ thông qua phương thức báo mộng để nói với cổ nhân đạo lý của nhân quả báo ứng, động viên cổ nhân hành thiện tích đức, để cho sinh mệnh được tồn tại lâu dài hơn trong dòng chảy lịch sử. Ngày nay người Trung Quốc đại lục cũng đang chịu sự chế ước của thiên lý, chỉ là bị lời nói dối của văn hóa đảng Trung Cộng mê hoặc, độc hại quá thâm sâu, không tin rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”, không tin vào thiên lý nhân quả báo ứng, chịu đựng các loại thống khổ bất công rồi oán trách ông trời không sáng suốt, không công bằng. Trên thực tế thiên lý là tuyệt đối công chính, là dựa theo đời trước của một người làm bao nhiêu điều xấu mà an bài con đường nhân sinh đời này. Đời trước làm nhiều điều xấu xa, tạo nghiệp lớn, đời này an bài những sự việc để trả nghiệp nhiều, những thứ mà con người cho rằng là bất công và tai nạn, trên thực tế đó chính là nghiệp mà con người tạo thành mang đến báo ứng. Chu Mậu Quan ở đoạn văn trên gặp những chuyện bất công đều không phải là ngẫu nhiên, đời này người ta đem những điều bất công hoàn trả cho ông ấy mà thôi.

Cổ nhân giảng thuận theo tự nhiên, tu tâm dưỡng tính quả rất đúng. Con người ở trong mê nhìn không thấy quan hệ nhân duyên ở trong đó, nhưng ta thuận theo tự nhiên để đối đãi, nghe theo số phận, những thứ ta cần phải chịu đựng bồi hoàn thì ta sẽ trả nghiệp; đồng thời không oán không hận, thiện đãi với người đòi nợ. Trong cuộc sống hằng ngày chiểu theo quan niệm đạo đức truyền thống để tu tốt nhất tư nhất niệm của bản thân. Vậy kiếp này ta làm tốt, hành thiện nhiều thì kiếp sau chẳng phải là có thể đắc được phúc báo rồi đó sao? Văn hóa truyền thống chỉ có chỗ tốt cho con người chứ không có một điểm xấu nào cả.

Trung Cộng dùng trăm phương ngàn kế để hủy hoại văn hóa truyền thống, bức hại Pháp Luân Công, bôi nhọ Chân Thiện Nhẫn, dụ dỗ con người làm việc xấu; dùng triết học đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn giữa người và người vốn là để trả nghiệp, kết quả nghiệp cũ chưa trả nghiệp mới lại không ngừng tăng thêm, như thế nghiệp lại cuộn lấy nghiệp, vậy tương lai của sinh mệnh có thể tốt đẹp được sao? Những việc mà Trung Cộng làm đối với con người là tốt hay xấu? Thông qua sự so sánh trên nhìn một cái là rõ ràng cả rồi.

Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng, đánh thức thiện niệm và lương tri của con người là để cứu họ. Trung Cộng dùng dối trá để tiếp tục lừa dối dân chúng, mục đích là lừa gạt con người để tiếp tục làm điều ác, tiếp tục bức hại Pháp Luân Công; nghiệp cuộn lấy nghiệp, đến cuối cùng bởi vì nghiệp lực khắp thân, đạt đến mức độ thập ác bất xá sẽ bị Thần Phật tiêu hủy đi sinh mệnh, đây chính là mục đích tà ác mà Trung Cộng muốn đạt đến – hủy diệt sinh mệnh.

Ai cũng biết hành thiện là tốt, làm nhiều việc tốt, gieo thiện nhân thì đối với bản thân, đối với người khác và với xã hội đều là việc tốt lớn lao. Nhưng Trung Cộng lại cứ một mực phản đối, lợi dụng văn hóa đảng đầy rẫy những thứ giả – ác – đấu để mê hoặc con người làm điều ác, tạo ác nghiệp, tự hủy diệt chính mình; bản thân mâu thuẫn này chính là vấn đề đáng để dân chúng Đại Lục phải suy ngẫm.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/290014



Ngày đăng: 06-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.