Tích cóp tiền



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Khi còn nhỏ, gia đình tôi nghèo, điều này đã dưỡng thành tâm muốn tích cóp tiền, cha tôi cho vài xu hoặc vài đồng, tôi cũng tiếc không dám tiêu nó. Tôi hay cất nó ở một nơi bí mật và gom lại, đợi cho đến khi có mấy chục đồng thì lấy nó ra, khiến cả nhà tôi kinh ngạc một phen. Sau khi đi làm, tôi đã tích cóp được 3000 NDT tiền nhuận bút, không nỡ tiêu nó, cảm thấy nó là một thành tựu và cất ở đó trong nhiều năm. Trước khi đắc Pháp tôi làm kinh doanh, vợ tôi là người giữ tiền, nhưng tôi lén lút tích được 10 vạn NDT. Sau khi đắc Pháp tôi cảm thấy không thể gom tiền quỹ đen, liền đem hết tiền đưa cho vợ, tuy nói rằng không có tiền nữa, nhưng trong tâm nhẹ nhàng.

Tiền là sinh mệnh, bạn càng muốn tích cóp nó nó càng để cho bạn tích, vì để tồn tại và phát triển, tiền sẽ dùng những con số tăng dần để cám dỗ và nhắc nhở bạn, để bạn cảm thấy tích được tiền rồi mới sung sướng. Đương nhiên, người tu luyện không phải là không được tích tiền, điều tôi nói là một cái tâm. Sư phụ giảng:

“Người thường có câu rằng: khi sinh chẳng mang tới, khi chết chẳng mang theo; khi tới thân trống trơn, khi đi thân trơn trống, ngay cả xương cốt cũng hoả thiêu thành tro. Dù chư vị giầu nứt đố đổ vách, quan cao chức trọng, thì chư vị cũng chẳng mang theo được gì hết, nhưng ‘công’ là có thể mang theo, là vì nó chính là sinh trưởng trên thân chủ ý thức chư vị”. (Pháp Luân Công)

Những năm gần đây, tôi trong vấn đề tu khứ tâm tiền tài cũng trải qua nhiều lần rèn luyện, khi làm kinh doanh, mỗi ngày cho dù thu nhập bao nhiêu, đều nhắc nhở vợ hãy tiết kiệm, như vậy mới cảm thấy yên tâm, nghĩ rằng tích được nhiều tiền thì giá trị của bản thân lớn, được người khác ngưỡng mộ. Sau này hiểu ra, đây là cơ chế mà cựu thế lực an bài: Để bạn kiếm tiền, tích cóp, không tích tâm sẽ bất an, không tích sẽ lo lắng về những thăng trầm của cuộc sống, đợi đến ngày bạn hiểu ra thì chẳng còn gì nữa.

Khi tôi còn ở đơn vị công tác, có một cán bộ có biệt hiệu là “Lão Bát Lộ”, nghe nói gia đình anh ta có mười nghìn nhân dân tệ, thời điểm đấy thì đó là một con số gây sốc, nhưng anh ta mặc rách rưới, ăn bột ngô, nhấm nháp dưa chua, tôi vẫn luôn không hiểu vì sao anh ta lại như vậy. Sau khi tu luyện mới hiểu ra, tiền có thể khống chế con người, những người thích “tích cóp tiền” cũng là những sinh mệnh bị tiền thao túng: Khiến bạn tích cóp, tích sẽ nghiện, là một loại hưởng thụ.

Một lần, có đồng tu nói với tôi một sự việc: Có một người phụ nữ độc thân ở trong thôn của họ bị bệnh ung thư, vài ngày trước khi bà qua đời, thím ba hàng xóm tới thăm, bà lật tấm đệm lên, thấy có một lớp tiền giá trị hơn mười vạn tệ, bà ấy khóc nói: “Thím ba à, số tiền này vô dụng rồi. Tôi phải làm sao đây?” Nỗi tuyệt vọng của bà ấy là tiền không mang theo được. Bi kịch này rất đáng để suy nghĩ. Thế nhưng giả sử khiến cho bà ấy có thể sống lại một lần nữa, bà ấy có thể vẫn sẽ hăng hái say sưa tích tiền, cái sinh mệnh tích tiền ấy vẫn sẽ luôn theo bà, người thường không có năng lực giải thoát.

Một người thân thích của tôi là một đệ tử lâu năm và rất kiên định với Đại Pháp. Bà ấy từng nói: “Tôi có thể buông bỏ mọi tâm và nhất định sẽ về nhà với Sư phụ”. Sau đó, bà ấy đã phát sinh nghiệp bệnh, khi nằm trên giường, bà vẫn thường hỏi chồng: “Ông ơi, chúng ta còn bao nhiêu tiền?” Người chồng nói: “X triệu NDT, vẫn luôn cất ở đây”. Trên mặt bà biểu lộ vẻ mặt thỏa mãn. Từ việc này, tôi nghĩ đến Trư Bát Giới trong Tây Du Ký, thường lén lén lút lút giấu một ít tiền. Bốn thầy trò cùng nhau trải qua 81 kiếp nạn, duy chỉ có Bát Giới là không thành chính quả. Câu chuyện này rất có tính tham chiếu, đệ tử Đại Pháp về vấn đề tiền tài nếu như không tu bỏ sạch sẽ, thì họ có gì khác so với Bát Giới đây?

Tôi còn quen biết một đồng tu, cô ấy làm kinh doanh rất bận, học Pháp ít, trạng thái bình thường. Một lần tôi hỏi cô ấy: “Bạn định kiếm bao nhiêu tiền trước khi ngừng làm việc?” Cô ấy nói: “Bây giờ tôi có 20 vạn, và tôi sẽ nghỉ việc khi kiếm được 50 vạn”. Lại qua vài năm, tôi hỏi cô ấy: “Bạn kiếm được bao nhiêu rồi?” Cô ấy nói: “50 vạn rồi, tôi dự định kiếm được 100 vạn sẽ nghỉ”. Vài năm sau, tôi lại hỏi: “Bạn kiếm được bao nhiêu rồi?” Cô ấy nói: “Được 100 vạn rồi”. Sau đó cô lại nói: “Tôi vẫn là muốn bôn ba nữa”.

Câu nói “muốn bôn ba” này có thể là tiền nói, còn bản tính là muốn mau chóng về nhà, cô đã bị sinh mệnh tiền khống chế rất khó phanh lại, nếu như không tăng cường học Pháp, thì sẽ bị sinh mệnh tiền gắng sức kéo cô ấy vào trong con mắt của tiền. Cô ấy nói: “Sư phụ điểm hóa trong mộng: Tòa nhà bốc cháy rồi, khói đen và ngọn lửa cuồn cuộn, mọi người cố hết sức chạy ra ngoài, tôi chạy ra ngoài lại quay trở lại, xông vào trong đó lấy tiền”. Tôi nghĩ, mỗi một đệ tử Đại Pháp đều đang vùng vẫy trong cơ chế do cựu thế lực an bài, khiến cho bạn kiếm tiền, khiến bạn tích cóp tiền, khiến bạn vui sướng trong đó. Thời gian đếm ngược của vở kịch lớn Chính Pháp đã đến, chúng ta đã theo Sư phụ hạ xuống và trải qua muôn nghìn kiếp nạn, khi đại kịch Chính Pháp sắp kết thúc, tâm chấp trước vào chút tiền này có thể ngăn cản được chúng ta không?

Sư phụ giảng:

“Tôi cho chư vị biết, tiền ấy là một chướng ngại lớn nhất đối với người tu luyện”. (Giảng Pháp tại thành phố New York – Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])

Tôi lại nghĩ vào năm đó Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng Pháp lý về “cái bát xin ăn”, ngay cả một niệm đó cũng không muốn đệ tử lưu lại, Sư phụ giảng đoạn Pháp này, tôi ngộ rằng Sư phụ nhắc nhở đệ tử cần cảnh giác tại phương diện tiền tài. Nhân loại thời kỳ mạt kiếp, cơn sóng lớn của tiền có tác động mạnh mẽ đến lòng người như vậy, nếu không nhìn thấu được tiền bạc thì sẽ mắc kẹt trong hố bùn của con người và không thể thoát ra được.

Thỉnh thoảng, tôi đi chợ với các đồng tu và thấy rằng các đồng tu hối hận vì đã mặc cả với giá thấp hơn; khi mua rau mắt của họ dán vào cái cân, cái cân thiếu một tí là họ trực chờ làm ồn; khi trả tiền thừa bị thiếu mất vài xu liền lẩm bẩm vài lời… Những người đi trên con đường của Thần, sao lại có thể nhỏ nhen như vậy? Tiền là tài nguyên của Đại Pháp, không chỉ dùng để sinh hoạt, cũng là để kiến lập uy đức, điều này phải nhìn vào tấm lòng và cảnh giới của bạn. Tôi đã tu luyện hơn 20 năm, khi có những hạng mục Đại Pháp cần phải phó xuất, tôi không bao giờ keo kiệt, khi có đồng tu hoặc người thường mượn tiền, tôi đã cho mượn hàng chục ngàn cho tới hàng trăm ngàn, có người làm ăn thất bại, có người thì sống trong quẫn bách, tôi thản đãng nói: “Có thì trả lại, không có thì thôi”, trong tâm không nghĩ đến.

Tôi rất khâm phục những người trong văn hóa truyền thống đã âm thầm quyên góp tiền cho người nghèo mà không để lại tên tuổi. Lẽ nào đệ tử Đại Pháp còn thua kém người thường thời xưa? Bạn đối xử với người khác như thế nào, Thần sẽ sắp đặt bạn như thế ấy.

Một chút nhận thức nông cạn, có chỗ nào không đúng xin từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284127



Ngày đăng: 02-05-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.