Điều “đợi chờ” cuối cùng của sinh mệnh
Tác giả: Lai Quy Hành
[ChanhKien.org]
“Ta là ai? Từ đâu tới? Sẽ đi về đâu?”
Đây là chủ đề muôn thuở từ xưa đến nay, trong hồng trần mà các thánh hiền, đế vương thiên cổ, những người thế tục đều cùng tìm kiếm và cũng là chủ đề vĩnh hằng của nhân sinh.
Có người nói: Người sống một đời, thảo mộc một thu, được ngày nào biết ngày đấy,… Đặc biệt là người trẻ tuổi ở Đại Lục, từ nhỏ đã chịu nhận sự giáo dục của thuyết vô thần của tà đảng, càng cho rằng những năm tháng sống ở trên đời chính là vì để đạt được công danh, đắc được phú quý, kịp thời hưởng lạc mà tồn tại, có người thì múa hát vui hưởng thái bình, suốt ngày ngẩn ngơ, lãng phí thời gian; có người thì chìm đắm trong biển tình, miên man trong tình dục, không có thời gian tĩnh tâm suy nghĩ; có người thì vì danh lợi mà làm việc ngày đêm, ăn không ngon ngủ không yên; thậm chí vì danh, lợi, tình mà không từ thủ đoạn, làm hết thảy những việc thương thiên hại lý. Còn những người nhiều tuổi, hoặc mệt mỏi kiếm sống, hoặc bận rộn trong phú quý, hoặc vướng bận tình cảm con cái, sớm đã lãnh cảm với thế gian ồn ào. Thế là, đối diện với xã hội nhân loại hối hả nhộn nhịp và hỗn loạn ngày nay, còn có bao nhiêu người có thể tĩnh tâm nghĩ một chút về chủ đề nhân sinh và tìm hiểu những thắc mắc của người xưa?
Tuy nhiên, khi những người tu hành vượt qua những hối hả và nhộn nhịp của cõi hồng trần, tĩnh tâm suy nghĩ, lại phát hiện rằng Sáng Thế Chủ sớm đã dùng chữ Hán mà Thần truyền lại, nói cho chúng ta biết về “điều đợi chờ” cuối cùng của sinh mệnh.
Có rất nhiều người đều biết rằng, chữ Hán là do Thần truyền lại cho con người, mỗi một chữ đều có hàm nghĩa ở tầng thâm sâu, thậm chí còn mang theo những tín tức và thiên ý của Thần. Hai chữ “đợi chờ” (等待), mỗi chữ đều bao hàm một chữ “tự” (寺), chữ đẳng (đợi) “等” ở trên đầu có chữ trúc “竹”, ở dưới có một chữ tự “寺”; chữ đãi (chờ) “待” là hai “người” ở bên cạnh, bên phải là một chữ tự “寺”, tức là lưỡng lưỡng kết hợp với “tự” ở bên cạnh thành chữ “đãi” (待).
Từ sự tổ thành của hai chữ “đợi chờ” (等待), đã tiết lộ cho những người thế tục đang mê mang một thiên cơ: sự tồn tại của sinh mệnh, cho dù là đợi (等) hay là chờ (待), về căn bản nhất đều có liên quan đến chữ “tự” (寺), tức là chỉ sự tu hành, quy chân của sinh mệnh, mới là điều cuối cùng mà sinh mệnh muốn “đợi chờ”, và là mục đích chân chính của sự tồn tại của sinh mệnh. Trong đó bao gồm cả bạn, tôi, anh ta, bao gồm cả đương kim tổng thống, nguyên thủ, cho đến bách tính bình dân.
Tuy nhiên, trong thế giới hiện thực ngày nay, một số người chỉ tin vào những gì họ có thể nhìn thấy, nói rằng những gì mắt nhìn không thấy thì không thừa nhận. Kỳ thực những thứ mà bạn nhìn không thấy thì không nhất định là không tồn tại, ví dụ không khí, mắt người nhìn không thấy, nhưng nó mỗi thời mỗi khắc đều được chúng ta hô hấp. Còn có rất nhiều thứ mà khoa học ngày nay mới phát hiện ra, như việc có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đều đang tiến hành thí nghiệm đối với các loài thực vật khác nhau, phát hiện thực vật có cảm quan, có tư duy, có thể biết được con người đang nghĩ gì; có nhà khoa học đề xuất, nếu như vũ trụ hình thành từ vụ nổ lớn, thì ngoài không gian vật chất mà nhân loại hiện đang sinh tồn, còn có mười mấy không gian tồn tại cùng lúc cùng chỗ mà mắt của con người không nhìn thấy được; thế giới đã từng có rất nhiều nền văn minh, vượt xa nền văn minh và khoa học hiện đại của chúng ta ngày nay, nhưng chúng lại xuất hiện từ hàng vạn năm trước, hàng trăm vạn năm trước, hàng nghìn vạn năm trước, thậm chí hàng trăm triệu năm trước lưu lại, những nhà khoa học gọi chúng là những “văn minh tiền sử”,…
Những phát minh mới của nhân loại đủ để có thể thay đổi sách giáo khoa hiện nay, đủ để khiến nhân loại kiểm nghiệm lại thế giới rộng lớn này.
Có một cuốn sách có tên là “Nhân sinh quan của nhà khoa học”, nói về một cuộc khảo sát về quan điểm tôn giáo của 432 nhà khoa học, 34 người trong số họ không thể xác định được thái độ tôn giáo của mình, và 15 người “không có sự lựa chọn nhất định” hay có thái độ “bất khả tri luận” đối với tôn giáo, 16 người cho biết họ là người vô thần, trong khi 367 người khẳng định có tín ngưỡng – niềm tin kiên định và chắc chắn vào sự tồn tại của Thần và sự bất diệt của linh hồn. Trong cuốn sách này có đề cập rằng nhiều nhà khoa học lớn nổi tiếng trên thế giới đều là những người hữu thần. Ví dụ như Galileo, Newton, Gauss, Watt, Ampere, Faraday, Edison, Pasteur và Einstein, cùng với rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới khác đều là những người hữu thần.
Vậy thì, những người bạn trong chốn hồng trần ơi, các bạn vì sao lại sống ở trên đời này? Điều các bạn đang chờ đợi là gì đây? Có lẽ điều mà bạn đợi chờ qua bao kiếp đã đến rồi, bởi vì sự nhộn nhịp hối hả của trần thế ngày này, khiến cho bạn tạm thời vẫn chưa thể nhận thức được.
Chúng ta sẽ không thể quên, ngày 20/7/1999, Pháp Luân Công chỉ sau một đêm bị Trung Cộng đàn áp, giống như tái hiện lại thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, tất cả bộ máy quốc gia đều tập trung nhắm vào Pháp Luân Công và học viên Pháp Luân Công; Pháp Luân Công trở thành tiêu điểm của thế giới, rất nhiều người cũng vì điều này mà đã biết đến ba chữ “Pháp Luân Công”. Nhưng trải qua bao nhiêu năm phong ba bão táp, ở trong quá trình này bạn còn có thể bình tĩnh mà nghĩ lại xem: Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? Vì sao trên toàn thế giới lại có nhiều người học đến như vậy? Vì sao giới cầm quyền lúc đó lại dùng đến một phần tư tài chính của cả đất nước, dùng đến hết thảy công cụ truyền thông để tung tin đồn bôi nhọ Pháp Luân Công? Vì sao Pháp Luân Công càng bị bức hại lại càng kiên định, đàn áp không nổi?…
Toàn thế giới đều biết rằng, trong số những học viên Pháp Luân Công, có không ít người là những nhà khoa học, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư đại học và rất nhiều phần tử trí thức cấp cao khác; từ trung ương cho đến địa phương, bao phủ khắp các cấp quan chức chính phủ trong hệ thống đảng, chính quyền, quân đội; gồm cả những doanh nhân nổi tiếng, nghệ thuật gia, bác sĩ, còn có luật sư, nhà báo, giám đốc, công nhân, nông dân, học sinh; lớn thì có cả những người già hơn trăm tuổi, nhỏ thì tới cả những đứa trẻ mới vài tuổi,…
Thử hỏi, nếu như Pháp Luân Công quả đúng là hoang đường vô lý như những gì các cơ quan truyền thông của Trung Cộng đưa tin, thì có thể có hơn 100 triệu người từ hơn 100 quốc gia khác nhau tới học không? Có thể có vô số những phần tử trí thức cao cấp và những quan chức cấp cao đến học như vậy không? Có thể phủ khắp hết thảy người của các giai tầng xã hội, những người có lý niệm, có tư tưởng, có truy cầu, bao gồm cả những tinh anh của xã hội chủ lưu đến học không? Đáp án có thể dễ dàng nhận thấy được.
Sẽ không ai có thể quên được kể từ thời điểm vụ giả án “tự thiêu ở Thiên An Môn” do Trung Cộng đốt vào đêm giao thừa ngày 23/1/2001, vô số người dân Trung Quốc vì thế mà trong tâm tràn đầy thù hận đối với Pháp Luân Công. Tuy nhiên, điều khiến thế giới chấn động hơn vụ tự thiêu chính là ngọn “lửa giả” do Trung Cộng tự chỉ đạo tự diễn. Ngọn “lửa giả” này xảy ra trong xã hội văn minh vào thế kỷ 21, nó bắt nguồn từ việc tà đảng Trung Cộng vì để đàn áp dân chúng tín ngưỡng vào Chân, Thiện, Nhẫn, nên đã tìm ra một lớp áo có vẻ “đường hoàng cao thượng”. Nhưng dối trá cuối cùng vẫn là dối trá!
Ngay trong năm 2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã đưa ra tuyên bố tại phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền thuộc Liên hợp quốc, phát biểu rằng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là “do chính phủ một tay đạo diễn”, đồng thời lên án việc Trung Cộng lấy lý do “hành vi chủ nghĩa khủng bố quốc gia” để đàn áp Pháp Luân Công, tờ “Washington Post” của Mỹ đăng bài “Ngọn lửa tự thiêu soi sáng tấm màn đen của Trung Quốc – động cơ tự thiêu trước công chúng là để tăng cường đấu tranh chống lại Pháp Luân Công”, đã chỉ ra rằng chưa có ai nhìn thấy người chết trong vụ “tự thiêu” là Lưu Xuân Linh tập luyện Pháp Luân Công.
Bộ phim “Lửa giả”, đoạt Giải Danh dự tại Liên hoan Phim và Truyền hình Quốc tế Columbus lần thứ 51 năm 2003, đã sử dụng “Chương trình tọa đàm tiêu điểm” của chính quyền trung ương làm tư liệu bối cảnh ban đầu để tiến hành phân tích và xác minh độc lập, cuối cùng dựa trên chứng cứ xác thực đã phát hiện rằng: “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” là hoàn toàn do Trung Cộng đã lên kế hoạch và triển khai một cách kỹ lưỡng, một lời dối trá che trời do Trung Cộng tự chỉ đạo, tự diễn xuất, mục đích vì muốn vu oan giá họa cho Pháp Luân Công.
Và thế là, vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” giả tạo này đã khiến thế giới nhìn rõ hơn nữa cuộc bức hại này hoàn toàn là kiến lập trên cơ sở dối trá. Bức hại đối với Pháp Luân Công cũng tức là bức hại với giá trị thiện lương phổ quát.
Chúng ta còn biết rằng, tại Trung Quốc đại lục, ai cũng biết rằng Trung Cộng nếu muốn đả đảo ai thì người đó trụ vững không quá ba ngày, cho dù là chủ tịch quốc gia hay là bách tính phổ thông. Nhưng Pháp Luân Công bị đàn áp bao nhiêu năm qua, cho đến tận ngày hôm nay, tà đảng Trung Cộng cũng không dám nói rằng đã có thể đàn áp được Pháp Luân Công.
Vào năm 1999, Pháp Luân Công đã hồng truyền ở hơn 30 quốc gia và địa khu. Hiện nay, Pháp Luân Công đã hồng truyền ở hơn 110 quốc gia và địa khu, giống như núi Thái Sơn, đã bén rễ đứng sừng sững tại mỗi vùng thành thị và nông thôn ở Trung Quốc, đã bén rễ ở khắp mọi nơi ở trên toàn thế giới.
Ngày nay, Pháp Luân Công và người sáng lập, ông Lý Hồng Chí, đã nhận được hơn 3.000 đề cử ủng hộ và giải thưởng, ông Lý Hồng Chí đã được đề cử “Giải Nobel Hòa bình” bốn lần liên tiếp, Pháp Luân Công đã được truyền bá từ năm 1992, cho đến nay, mỗi ngày đều đang tạo ra vô số những kỳ tích y học và thần tích ở nhân gian, điều này có thể thấy trong hồ sơ điều tra và báo cáo điều tra được công bố bởi Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Đại Lục năm đó (1998) là Kiều Thạch; Pháp Luân Công có năng lực khôi phục đạo đức một cách siêu thường, khiến cho vô số người cải tà quy chính, nhân tâm hướng thiện trong khi hiện nay không còn bất kỳ lý luận và học thuyết nào khác có thể cải biến hành vi và tư tưởng của con người được nữa.
Tất cả những điều này vẫn chưa đủ để bạn, những người bạn thân mến của tôi, xem xét lại và suy ngẫm về chủ đề vĩnh hằng của sinh mệnh sao?
Ngày nay, khi những học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với nguy cơ bị cầm tù, tra tấn, thậm chí mất mạng để nói cho các bạn chân tướng (phúc âm) về Pháp Luân Công mà các bạn đã “chờ đợi” hàng nghìn năm nay, liệu các bạn có thể tĩnh tâm xuống để dùng thiện niệm và sự khôn ngoan của bạn, nghe một chút, xem một chút, nghĩ một chút không? Xem xem Pháp Luân Công rốt cuộc là gì? Vì sao Pháp Luân Công bị đàn áp ở Đại Lục? Vì sao càng bị đàn áp càng trở nên lớn mạnh, càng đàn áp thì lại càng ngày càng có nhiều người nhìn nhận một cách chính diện, ủng hộ và bước vào, trong đó bao gồm cả những cảnh sát trưởng, các quan chức chính phủ các cấp, những người từ bức hại Pháp Luân Công rồi sau đó bước vào tu luyện Pháp Luân Công,… Hết thảy của hết thảy những điều này, không đủ để nói rõ vấn đề sao?
Có thể một ngày nào đó, bạn sẽ phát hiện rằng khi Đại Pháp của vũ trụ cứu độ bạn, tôi và chúng ta hồng truyền khắp thế giới, khi loài hoa ưu đàm ba ngàn năm mới nở một lần như kinh Phật ghi lại từ hai ngàn năm trước lại lần lượt nở rộ trên toàn thế giới, khi những gì bạn hằng mong đợi, trông ngóng hàng ngàn năm đã đến như đã hẹn và được bày ra trước mặt bạn, bạn lại chọn cách thờ ơ, không chút động lòng và lướt qua, đó mới là điều đáng tiếc biết nhường nào! Là sự hối tiếc vĩnh viễn của sinh mệnh!
Hôm nay, ngày mai,… Có lẽ trời cao lại cấp thêm cho bạn một cơ hội nghe được chân tướng và phúc âm, một lần nữa nói cho bạn điều bạn đợi chờ cuối cùng đã đến rồi, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/77942
Ngày đăng: 14-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.